Khởi nghiệp từ phát huy tài nguyên bản địa

Những năm qua, nhiều hội viên phụ nữ trong tỉnh đã mạnh dạn khởi nghiệp, khởi sự kinh doanh với những sản phẩm đặc trưng của địa phương, góp phần nâng cao thu nhập và phát huy giá trị của tài nguyên bản địa.

Giọng nữ
Thành viên HTX Aratay Coffee giới thiệu các sản phẩm.    Ảnh PV

Nhận thấy trên địa bàn có nhiều nông sản bản địa đặc trưng, năm 2022, chị Lò Thị Bưởi, bản Tở, xã É Tòng, huyện Thuận Châu, quyết định khởi nghiệp từ nuôi gà đen H'Mông bản địa và chăn nuôi gia súc, kết hợp phát triển dịch vụ nông nghiệp. Tại cuộc thi “Phụ nữ khởi nghiệp, phát huy tài nguyên bản địa” năm 2023, do Trung ương Hội LHPN Việt Nam tổ chức tại thành phố Nam Định, Dự án khởi nghiệp “HTX Nông nghiệp sinh thái Efarm É Tòng” của chị Bưởi và các cộng sự đã đoạt giải khuyến khích.

Chị Bưởi chia sẻ: HTX Nông nghiệp sinh thái Efarm É Tòng không chỉ hỗ trợ các hộ thành viên phát triển sản xuất hiệu quả, mà còn tạo ra sản phẩm đặc trưng, kết nối tiêu thụ, đưa nông sản, đặc sản vùng cao Thuận Châu vươn xa, được người tiêu dùng ưa chuộng. Năm 2023, HTX xuất bán ra thị trường hơn 4.000 con gà đen thương phẩm, sản lượng đạt trên 8 tấn. Các thành viên HTX nuôi trên 200 con lợn đen bản địa, 20 con bò; trồng đẳng sâm, đậu tương và gừng đen tại các bản Xam Phổng, Nà Lanh... Tổng doanh thu của HTX đạt hơn 2,5 tỷ đồng.

Cũng khởi nghiệp từ tài nguyên bản địa, chị Cầm Thị Mòn, bản Lọng Nghịu, xã Chiềng Chung, huyện Mai Sơn, đã sản xuất những sản phẩm cà phê có chất lượng được thị trường trong nước biết đến. Chị Mòn cho biết: Năm 2018, Dự án Care (thuộc tổ chức phi chính phủ của Úc) đã hỗ trợ thành lập nhóm phụ nữ tiết kiệm ở Chiềng Chung, tôi và một số thành viên được tham quan mô hình HTX sản xuất cà phê chất lượng cao ở Tây Nguyên. Sau chuyến đi, tôi đã hình thành ý tưởng thành lập HTX chuyên sản xuất sản phẩm cà phê chất lượng cao. Với sự giúp đỡ của các chuyên gia dự án Care, đầu năm 2019, tôi đã vận động thành lập Hợp tác xã ARA - Tay Coffee, với 14 thành viên.

Thành viên Hợp tác xã ARA-Tay Coffee thu hái cà phê.

Để có vùng nguyên liệu đảm bảo, HTX ARA-Tay Coffee đã liên kết với bà con nông dân trong xã, vận động bà con tái canh cây cà phê, canh tác theo hướng hữu cơ nhằm đảm bảo chất lượng sản phẩm. Hiện nay, diện tích cà phê của các thành viên HTX đạt hơn 200 ha và có 300 ha vệ tinh của các hộ dân trong xã. Các thành viên HTX tập trung sản xuất sản phẩm cà phê mang thương hiệu Honey và Natural, được Chủ tịch UBND tỉnh trao Giấy chứng nhận “Sản phẩm nông nghiệp nông thôn tiêu biểu cấp tỉnh”, UBND tỉnh cấp Giấy chứng nhận OCOP 4 sao và được lọt vào top 10 cà phê đặc sản ngon nhất tại Việt Nam do Hiệp hội Cà phê Buôn Mê Thuột chứng nhận.

Hội LHPN tỉnh đã tổ chức nhiều hội nghị tập huấn chuyên đề triển khai thực hiện Đề án “Hỗ trợ phụ nữ khởi nghiệp giai đoạn 2017-2025” cho hàng trăm học viên là lãnh đạo các sở, ngành, UBND các huyện, thành phố, cán bộ hội các cấp và hội viên phụ nữ có ý tưởng kinh doanh, khởi nghiệp. Phối hợp tổ chức tập huấn nâng cao năng lực xây dựng dự án khởi nghiệp cấp vùng cho 3 HTX, doanh nghiệp có ý tưởng khởi nghiệp được Trung ương Hội lựa chọn tham gia vòng sơ khảo toàn quốc cuộc thi “Phụ nữ khởi nghiệp - Phát huy tài nguyên bản địa”.

Đồng thời, phối hợp với Ngân hàng CSXH tỉnh giải ngân 150 triệu đồng nguồn vốn Quỹ quốc gia giải quyết việc làm cho hội viên, phụ nữ đầu tư sản xuất tại xã Mường Sại, huyện Quỳnh Nhai. Các cấp hội còn đứng ra tín chấp với Ngân hàng CSXH tỉnh cho 32.371 hộ hội viên vay vốn phát triển kinh tế, tổng dư nợ trên 1.500 tỉ đồng.

Từ năm 2017 đến nay, đã có 161 ý tưởng kinh doanh của phụ nữ được hỗ trợ và hiện thực hóa; có 844 hội viên phụ nữ mạnh dạn khởi sự kinh doanh, khởi nghiệp bằng nhiều hình thức; 56 tổ hợp tác, HTX do phụ nữ quản lý được thành lập. Qua đó, phát huy tối đa giá trị tài nguyên bản địa, nâng cao thu nhập, tạo việc làm cho nhiều lao động địa phương, thúc đẩy bình đẳng giới và nâng cao vai trò, vị thế của phụ nữ trong xã hội.

Bà Vi Thị Bình, Phó Chủ tịch Hội LHPN tỉnh, thông tin: Hỗ trợ phụ nữ khởi nghiệp, phát huy tài nguyên bản địa là một trong những nội dung thuộc Đề án 939 (Hỗ trợ phụ nữ khởi nghiệp giai đoạn 2017-2025). Trong thời gian tới, Hội LHPN tỉnh tiếp tục có nhiều hoạt động hỗ trợ, như: Mở các lớp tập huấn nâng cao năng lực cho hội viên phụ nữ có ý tưởng khởi nghiệp; mời các chuyên gia hướng dẫn kỹ năng, hoàn thiện kế hoạch kinh doanh, phát triển thương hiệu cho sản phẩm; đánh giá nhu cầu thị trường, xác định vùng nguyên liệu thế mạnh, giúp chị em tiếp cận những phương pháp hay, những nguồn tài nguyên hữu ích để bán hàng, tăng lợi nhuận và phát triển trong bối cảnh của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0. Ngoài ra, các kênh vay vốn cũng được các cấp hội giới thiệu đến chị em để tiếp cận để nâng cao hiệu quả sản xuất, kinh doanh, góp phần hiện thực hóa khát vọng làm giàu cho gia đình và đóng góp xây dựng quê hương.

Bài, ảnh: Lò Thái
BÌNH LUẬN

Bạn còn 500/500 ký tự

Bạn vui lòng nhập từ 5 ký tự trở lên !!!

Tin mới

  • '“Tượng đài mừng công” – khẳng định chiến thắng của quân và dân ta

    “Tượng đài mừng công” – khẳng định chiến thắng của quân và dân ta

    Cùng với di tích Sở chỉ huy chiến dịch Điện Biên Phủ, cụm Tượng đài tại di tích Bãi họp các quân binh chủng tuyên bố chiến thắng, mô tả Ðại tướng Tổng Tư lệnh Võ Nguyên Giáp với bộ đội các binh chủng, dân công hỏa tuyến và đồng bào các dân tộc trong buổi lễ mừng công Chiến dịch Ðiện Biên Phủ toàn thắng, cũng là một điểm dừng chân không thể bỏ qua khi đến với xã Mường Phăng, thành phố Điện Biên Phủ.
  • 'Tuổi trẻ BĐBP xung kích, sáng tạo, quyết thắng

    Tuổi trẻ BĐBP xung kích, sáng tạo, quyết thắng

    Quốc phòng -
    Những năm qua, tuổi trẻ lực lượng Bộ đội Biên phòng Sơn La đã phát huy vai trò xung kích trong thực hiện nhiệm vụ bảo vệ chủ quyền, an ninh biên giới; tham gia xây dựng “Thế trận biên phòng toàn dân” vững chắc, góp phần phát triển kinh tế, xã hội khu vực biên giới của tỉnh, xây dựng được hình ảnh đẹp người lính quân hàm xanh.
  • 'Mang lại nụ cười cho trẻ khuyết tật

    Mang lại nụ cười cho trẻ khuyết tật

    Xã hội -
    Những năm qua, Bệnh viện đa khoa tỉnh đã phối hợp với các đơn vị triển khai chương trình phẫu thuật miễn phí cho trẻ bị khuyết tật khe hở môi, khe hở vòm miệng trên địa bàn tỉnh, mang lại nụ cười và cho các em một tương lai tốt đẹp hơn.
  • 'Người giữ nghề rèn truyền thống ở bản Pặt Pháy

    Người giữ nghề rèn truyền thống ở bản Pặt Pháy

    Gương sáng bản làng -
    Là thế hệ thứ 3 trong gia đình có nghề rèn truyền thống, lò rèn của gia đình ông Vì Văn Xiên, bản Pặt Pháy, xã Dồm Cang, huyện Sốp Cộp, vẫn sớm tối “đỏ lửa” trong gần 40 năm qua. Với những bí quyết gia truyền, sản phẩm rèn có độ tinh xảo, sắc và bền, được nhiều khách hàng ưa chuộng.
  • 'Cải thiện và nâng cao chỉ số PAPI

    Cải thiện và nâng cao chỉ số PAPI

    Cải cách hành chính -
    PAPI là Chỉ số hiệu quả quản trị và hành chính công cấp tỉnh ở Việt Nam nhằm đo lường và so sánh trải nghiệm, cảm nhận của người dân về hiệu quả, chất lượng thực thi chính sách, cung cấp dịch vụ công của chính quyền địa phương. Thời gian qua, chính quyền các cấp trong tỉnh đã đẩy mạnh cải cách hành chính, nâng cao chất lượng công vụ, góp phần nâng chỉ số PAPI tỉnh Sơn La năm 2023 vươn lên đứng thứ 30/63 tỉnh, thành phố, tăng 17 bậc so với năm 2022.
  • 'Xây dựng và phát triển các sản phẩm cá sông Đà

    Xây dựng và phát triển các sản phẩm cá sông Đà

    Kinh tế -
    Quỳnh Nhai hiện có hơn 10.000 ha mặt nước lòng hồ, đây là lợi thế để huyện phát triển nuôi cá lồng và đánh bắt thủy sản. Với sản lượng thủy sản nuôi và đánh bắt lớn, các HTX, hộ sản xuất, kinh doanh trên địa bàn huyện đã từng bước phát triển các sản phẩm đặc trưng của địa phương, xây dựng thương hiệu cá sông Đà của Quỳnh Nhai.
  • 'Chung tay xóa nghèo ở xã đặc biệt khó khăn

    Chung tay xóa nghèo ở xã đặc biệt khó khăn

    Xã hội -
    Những năm qua, huyện Mai Sơn đã huy động hiệu quả các nguồn lực, triển khai nhiều giải pháp hỗ trợ các xã đặc biệt khó khăn, giúp hộ nghèo từng bước nâng cao thu nhập, ổn định cuộc sống.
  • 'Nông dân Sơn La tích cực chuyển đổi số

    Nông dân Sơn La tích cực chuyển đổi số

    Chuyển đổi số -
    Chuyển đổi số trong sản xuất nông nghiệp đang được nông dân trong tỉnh tích cực triển khai, áp dụng từ quy trình sản xuất đến quảng bá, kết nối, mở rộng thị trường tiêu thụ, góp phần nâng cao năng suất, chất lượng nông sản, nâng cao giá trị sản phẩm, hướng tới hình thành nền sản xuất nông nghiệp hiện đại.
  • 'HTX tiêu biểu trong sản xuất nông nghiệp

    HTX tiêu biểu trong sản xuất nông nghiệp

    Kinh tế -
    Với mục tiêu chuyển đổi cơ cấu cây trồng, ứng dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất, hỗ trợ nhau tiêu thụ sản phẩm, liên kết phát triển bền vững, HTX nông nghiệp An Phú, tổ 2, phường Chiềng An, Thành phố, là HTX tiêu biểu của tỉnh, đã tạo việc làm, thu nhập ổn định cho các thành viên và nhiều lao động.
  • 'Ổn định sản xuất, chăm lo đời sống người lao động

    Ổn định sản xuất, chăm lo đời sống người lao động

    Xã hội -
    Những ngày tháng 5 lịch sử, cán bộ, công nhân, người lao động tại các nhà máy trên địa bàn huyện Mai Sơn đang nỗ lực thi đua, sản xuất, phấn đấu lập nhiều thành tích chào mừng 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ; 49 năm Ngày giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước và kỷ niệm 134 năm Ngày Quốc tế lao động 1/5.