Giải pháp "trẻ hóa" cây ăn quả

Cây ăn quả đã và đang mang lại hiệu quả kinh tế cao cho người dân, tuy nhiên, có không ít diện tích cây trồng lâu năm, bằng các giống cũ, năng suất, chất lượng thấp, dễ bị sâu bệnh hại tấn công... "Trẻ hóa" các loại cây ăn quả già cỗi, bị thoái hóa bằng kỹ thuật cắt, ghép cành đang là một trong những giải pháp được người dân tại các địa phương thực hiện.

Giọng nữ
Vườn mận của gia đình anh Nguyễn Văn Cải, bản Hang Mon 1, xã Phiêng Khoài, đã được ghép cải tạo, hạ cành, tạo tán.

Gia đình anh Nguyễn Văn Cải, bản Hang Mon 1, xã Phiêng Khoài, huyện Yên Châu có 1,5 ha mận. Trước đây, mận hậu bán cho thương lái giá trung bình 10.000 đồng/kg. Sau khi vườn mận được cải tạo, nâng cao chất lượng quả, mận được phân loại, giá bán tại vườn 30.000 đồng/kg, mận trái vụ bán với giá 100.000 đồng/kg; thu nhập khoảng 400 triệu đồng/ha. Anh Cải nói: Gia đình đã kỳ công chăm sóc, thực hiện ghép mắt, tỉa cành, tạo tán và đầu tư hệ thống tưới nước tự động, tạo ra những trái mận hậu ngon, đạt được giá trị kinh tế cao.

Hiện nay, các hộ dân ở xã Phiêng Khoài đều đã thực hiện ghép cải tạo cây mận. Anh Bùi Văn Quân, Phó Chủ tịch UBND xã, chia sẻ: Cây mận hậu được trồng trên vùng đất này từ những năm 90 của thế kỷ trước, chủ yếu để phát triển tự nhiên. Vì vậy, quả bé, năng suất thấp. Nghị quyết số 28/2017/NQ-HĐND ngày 15/3/2017 của HĐND tỉnh có quy định chính sách hỗ trợ 200 nghìn đồng/hộ dân tham gia ghép mắt cải tạo vườn tạp đã làm thay đổi tư duy của bà con. Từ đó, phong trào ghép cải tạo vườn mận của xã diễn ra rộng khắp, nhiều kỹ thuật mới được áp dụng, tạo sản phẩm mận chất lượng, giá trị kinh tế cao.

Đến nay, xã Phiêng Khoài có 2.900 ha mận hậu, trong đó, có 2.300 ha mận đang cho thu hoạch, chiếm 2/3 diện tích mận của huyện Yên Châu. Thành công trong việc ghép cải tạo cây mận, nông dân Phiêng Khoài tiếp tục học tập kinh nghiệm cách hạ cành, tạo tán, kích thích cho mận ra quả trái vụ. Hiện nay, giá bán bình quân từ 50.000-100.000 đồng/kg tùy loại, cao gấp nhiều lần so với trồng mận trước đây.

Vườn cam đường canh ghép vào gốc bưởi của gia đình anh Nguyễn Bá Thành, bản Nong Xôm, xã Hát Lót, huyện Mai Sơn.

Bản Nong Xôm, xã Hát Lót, huyện Mai Sơn, một trong những xã có diện tích cây ăn quả lớn nhất của huyện Mai Sơn, đã tích cực triển khai cải tạo, ghép mắt cây trồng, nâng cao chất lượng. 

Tiêu biểu, gia đình anh Nguyễn Bá Thành, thực hiện thành công ghép cây cam đường canh vào gốc bưởi. Anh Thành cho biết: Gia đình tôi có hơn 4 ha bưởi diễn, bưởi da xanh trồng hơn 10 năm. Năm 2020, tôi về Bắc Giang học tập và đưa kỹ thuật ghép cải tạo hơn 1 ha cam đường canh vào các gốc bưởi của gia đình. Năm 2023, cây cam ghép trên các gốc bưởi cho bói quả, thu hơn 5 tấn, giá bán bình quân 45.000 đồng/kg; đặc biệt, qua theo dõi, cây cam gép trên gốc bưởi gần như không mắc bệnh.

Nông dân xã Hát Lót, huyện Mai Sơn, thực hiện ghép cải tạo vườn cây ăn quả.

Theo anh Thành, thời gian ghép thích hợp nhất là vào khoảng tháng 2 đến tháng 3 âm lịch; chọn gốc ghép là những cây khỏe mạnh, sinh trưởng, phát triển tốt. Khi ghép, thao tác phải dứt khoát, nhanh, không để khô nhựa mắt ghép; mắt ghép phải được quấn ni lông kín; thường xuyên chặt nhánh phụ cây gốc để mầm ghép có đủ dinh dưỡng phát triển tốt.  

Mô hình ghép giống nhãn ánh vàng 205 tại xã Chiềng Ngần, Thành phố.

Bà Cầm Thị Phong, Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và PTNT, cho biết: Toàn tỉnh hiện có gần 83.000 ha cây ăn quả; đến nay, trên 13.000 ha được ghép cải tạo với các loại giống cho năng suất, chất lượng cao. Trong đó, có 3.967 ha xoài, trên 7.600 ha nhãn, gần 800 ha cam, bưởi và nhiều loại cây ăn quả khác. Hiện nay, ngành Nông nghiệp đang xây dựng mô hình ghép cải tạo thay thế bằng các giống có năng suất, chất lượng, giá trị kinh tế cao, như: Mô hình ghép cải tạo giống nhãn ánh vàng; mô hình ghép mắt na dứa, na sầu riêng từ gốc na địa phương... Việc đưa vào áp dụng khoa học kỹ thuật, tiên tiến vào sản xuất, giúp nông dân hình thành những vườn cây ăn quả cho năng suất cao, có khả năng chống chịu với điều kiện bất lợi.

Với mục tiêu nâng cao giá trị cho cây ăn quả, ngành Nông nghiệp đang đẩy mạnh hỗ trợ nông dân cải tạo giống cũ, giống thoái hóa bằng nguồn giống bảo đảm chất lượng, năng suất cao. Người dân cần tuân thủ, áp dụng chuẩn các công nghệ chuyển giao để sản xuất những giống cây ăn quả có năng suất, chất lượng tốt, ổn định, góp phần đưa cây ăn quả của Sơn La phát triển bền vững.

Nguyễn Yến
BÌNH LUẬN

Bạn còn 500/500 ký tự

Bạn vui lòng nhập từ 5 ký tự trở lên !!!

Tin mới

  • 'Tuổi trẻ BĐBP xung kích, sáng tạo, quyết thắng

    Tuổi trẻ BĐBP xung kích, sáng tạo, quyết thắng

    Quốc phòng -
    Những năm qua, tuổi trẻ lực lượng Bộ đội Biên phòng Sơn La đã phát huy vai trò xung kích trong thực hiện nhiệm vụ bảo vệ chủ quyền, an ninh biên giới; tham gia xây dựng “Thế trận biên phòng toàn dân” vững chắc, góp phần phát triển kinh tế, xã hội khu vực biên giới của tỉnh, xây dựng được hình ảnh đẹp người lính quân hàm xanh.
  • 'Mang lại nụ cười cho trẻ khuyết tật

    Mang lại nụ cười cho trẻ khuyết tật

    Xã hội -
    Những năm qua, Bệnh viện đa khoa tỉnh đã phối hợp với các đơn vị triển khai chương trình phẫu thuật miễn phí cho trẻ bị khuyết tật khe hở môi, khe hở vòm miệng trên địa bàn tỉnh, mang lại nụ cười và cho các em một tương lai tốt đẹp hơn.
  • 'Người giữ nghề rèn truyền thống ở bản Pặt Pháy

    Người giữ nghề rèn truyền thống ở bản Pặt Pháy

    Gương sáng bản làng -
    Là thế hệ thứ 3 trong gia đình có nghề rèn truyền thống, lò rèn của gia đình ông Vì Văn Xiên, bản Pặt Pháy, xã Dồm Cang, huyện Sốp Cộp, vẫn sớm tối “đỏ lửa” trong gần 40 năm qua. Với những bí quyết gia truyền, sản phẩm rèn có độ tinh xảo, sắc và bền, được nhiều khách hàng ưa chuộng.
  • 'Cải thiện và nâng cao chỉ số PAPI

    Cải thiện và nâng cao chỉ số PAPI

    Cải cách hành chính -
    PAPI là Chỉ số hiệu quả quản trị và hành chính công cấp tỉnh ở Việt Nam nhằm đo lường và so sánh trải nghiệm, cảm nhận của người dân về hiệu quả, chất lượng thực thi chính sách, cung cấp dịch vụ công của chính quyền địa phương. Thời gian qua, chính quyền các cấp trong tỉnh đã đẩy mạnh cải cách hành chính, nâng cao chất lượng công vụ, góp phần nâng chỉ số PAPI tỉnh Sơn La năm 2023 vươn lên đứng thứ 30/63 tỉnh, thành phố, tăng 17 bậc so với năm 2022.
  • 'Xây dựng và phát triển các sản phẩm cá sông Đà

    Xây dựng và phát triển các sản phẩm cá sông Đà

    Kinh tế -
    Quỳnh Nhai hiện có hơn 10.000 ha mặt nước lòng hồ, đây là lợi thế để huyện phát triển nuôi cá lồng và đánh bắt thủy sản. Với sản lượng thủy sản nuôi và đánh bắt lớn, các HTX, hộ sản xuất, kinh doanh trên địa bàn huyện đã từng bước phát triển các sản phẩm đặc trưng của địa phương, xây dựng thương hiệu cá sông Đà của Quỳnh Nhai.
  • 'Chung tay xóa nghèo ở xã đặc biệt khó khăn

    Chung tay xóa nghèo ở xã đặc biệt khó khăn

    Xã hội -
    Những năm qua, huyện Mai Sơn đã huy động hiệu quả các nguồn lực, triển khai nhiều giải pháp hỗ trợ các xã đặc biệt khó khăn, giúp hộ nghèo từng bước nâng cao thu nhập, ổn định cuộc sống.
  • 'Nông dân Sơn La tích cực chuyển đổi số

    Nông dân Sơn La tích cực chuyển đổi số

    Chuyển đổi số -
    Chuyển đổi số trong sản xuất nông nghiệp đang được nông dân trong tỉnh tích cực triển khai, áp dụng từ quy trình sản xuất đến quảng bá, kết nối, mở rộng thị trường tiêu thụ, góp phần nâng cao năng suất, chất lượng nông sản, nâng cao giá trị sản phẩm, hướng tới hình thành nền sản xuất nông nghiệp hiện đại.
  • 'HTX tiêu biểu trong sản xuất nông nghiệp

    HTX tiêu biểu trong sản xuất nông nghiệp

    Kinh tế -
    Với mục tiêu chuyển đổi cơ cấu cây trồng, ứng dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất, hỗ trợ nhau tiêu thụ sản phẩm, liên kết phát triển bền vững, HTX nông nghiệp An Phú, tổ 2, phường Chiềng An, Thành phố, là HTX tiêu biểu của tỉnh, đã tạo việc làm, thu nhập ổn định cho các thành viên và nhiều lao động.
  • 'Ổn định sản xuất, chăm lo đời sống người lao động

    Ổn định sản xuất, chăm lo đời sống người lao động

    Xã hội -
    Những ngày tháng 5 lịch sử, cán bộ, công nhân, người lao động tại các nhà máy trên địa bàn huyện Mai Sơn đang nỗ lực thi đua, sản xuất, phấn đấu lập nhiều thành tích chào mừng 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ; 49 năm Ngày giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước và kỷ niệm 134 năm Ngày Quốc tế lao động 1/5.
  • 'Đẩy mạnh phong trào thi đua trong cán bộ, công chức, viên chức

    Đẩy mạnh phong trào thi đua trong cán bộ, công chức, viên chức

    Xã hội -
    Công đoàn Viên chức tỉnh có 69 công đoàn cơ sở, 3.508 đoàn viên. Những năm qua, phong trào thi đua tại các công đoàn cơ sở được triển khai sâu rộng, góp phần quan trọng hoàn thành nhiệm vụ của cơ quan, đơn vị, khơi dậy ý thức trách nhiệm, sức sáng tạo trong quá trình công tác, học tập của cán bộ, đoàn viên công đoàn.
  • 'Thanh niên xung phong trong Chiến dịch Điện Biên Phủ

    Thanh niên xung phong trong Chiến dịch Điện Biên Phủ

    70  năm đã trôi qua, nhưng ký ức của những thanh niên xung phong trong Chiến dịch Điện Biên Phủ vẫn in đậm về những ngày tháng hào hùng tham gia chiến đấu, phục vụ chiến đấu, bảo vệ tuyến giao thông huyết mạch lên chiến trường Điện Biên Phủ. Không để một giờ “mạch máu giao thông ngừng chảy”, những thanh niên xung phong đã hiến dâng tuổi thanh xuân, xương máu, góp sức làm nên chiến thắng “lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu”.
  • 'Lực lượng vũ trang Sơn La trong Chiến dịch Điện Biên Phủ

    Lực lượng vũ trang Sơn La trong Chiến dịch Điện Biên Phủ

    Chiến thắng Điện Biên Phủ “lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu”, mốc son chói lọi trong lịch sử hào hùng của dân tộc Việt Nam thời đại Hồ Chí Minh, là cuộc chiến không cân sức của một dân tộc nhỏ, yếu, mới thoát khỏi ách nô lệ đã đánh thắng đế quốc, thực dân sừng sỏ, hùng mạnh bậc nhất thế giới trong thế kỷ XX. Buộc thực dân Pháp phải ký vào hiệp định Giơ-ne-vơ ngày 11/7/1954, công nhận nền độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ của 3 nước Đông Dương.
  • 'Phát huy giá trị di tích lịch sử gắn với chiến thắng Điện Biên Phủ

    Phát huy giá trị di tích lịch sử gắn với chiến thắng Điện Biên Phủ

    Trong Chiến dịch Điện Biên Phủ, Sơn La giữ vị trí và vai trò quan trọng, là địa bàn trọng yếu trên tuyến đường vận chuyển lương thực, vũ khí phục vụ chiến dịch, nhiều địa điểm trở thành những “tọa độ lửa” trong trận chiến lịch sử. Những di tích lịch sử gắn với chiến thắng Điện Biên Phủ trên địa bàn tỉnh Sơn La đã trở thành nơi tưởng niệm và nhắc nhớ về công ơn của thế hệ cha anh, sự hy sinh to lớn của các anh hùng, liệt sĩ để giành lại độc lập, tự do cho dân tộc.