Bảo đảm giáo dục thực chất, bền vững

Với sự đoàn kết, đổi mới, sáng tạo, sau hơn 3 năm thực hiện các chỉ tiêu nghị quyết đại hội đảng các cấp, nhiệm kỳ 2020 - 2025, lĩnh vực giáo dục và đào tạo trên địa bàn tỉnh đã đạt được nhiều kết quả quan trọng. Trên 66% số trường học đạt chuẩn quốc gia; chất lượng giáo dục đại trà, chất lượng giáo dục mũi nhọn chuyển biến rõ nét; tích cực thực hiện chuyển đổi số giáo dục.

Giọng nữ
Lãnh đạo Sở GD&ĐT trao Giấy chứng nhận cho các thí sinh khối lớp 3, 4, 5 đạt giải khuyến khích tại Hội thi Viết chữ đẹp dành cho học sinh tiểu học cấp tỉnh.

Đổi mới căn bản giáo dục toàn diện

Bước vào triển khai nghị quyết đại hội đảng các cấp nhiệm kỳ 2020-2025, ngành Giáo dục và Đào tạo gặp không ít khó khăn khi ứng phó với đại dịch Covid-19. Toàn ngành tập trung thực hiện nhiệm vụ trọng tâm là “Đảm bảo an toàn trường học; tiếp tục đổi mới, tập trung nâng cao chất lượng giáo dục”; chủ động triển khai thực hiện nghiêm túc, hiệu quả công tác phòng, chống dịch Covid-19; đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên triển khai mạnh mẽ chuyển đổi số; đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý và đổi mới phương pháp dạy học; xây dựng và triển khai chương trình “Sóng và máy tính cho em”... Sau khi kiểm soát được dịch bệnh, ngành tập trung nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện”; phát động phong trào thi đua “Dạy tốt, học tốt”. Chỉ đạo các cơ sở giáo dục tạo điều kiện cho đội ngũ cán bộ, giáo viên tham gia các khóa đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn, trình độ lý luận chính trị. Xây dựng kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng giáo viên đạt chuẩn theo Luật Giáo dục năm 2019 và Chương trình giáo dục phổ thông mới.

Phó Giáo sư, tiến sĩ Nguyễn Huy Hoàng, Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo, cho biết: Toàn ngành đã tập trung đổi mới và nâng cao hiệu lực, hiệu quả công tác quản lý giáo dục, coi trọng quản lý chất lượng. Trọng tâm là nêu cao trách nhiệm quản lý Nhà nước của Sở, phòng Giáo dục và Đào tạo các huyện, thành phố, người đứng đầu và cán bộ quản lý các trường học. Phối hợp các cơ sở đào tạo sư phạm, các viện nghiên cứu về giáo dục có chất lượng, nâng cao năng lực cho đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên trong ngành.

Từ năm 2021 đến nay, kinh phí chi cho lĩnh vực giáo dục - đào tạo đạt trên 1.500 tỷ đồng. Cơ sở vật chất các trường học đã đáp ứng đủ 1 phòng/lớp học, đảm bảo dạy học 2 buổi/ngày; trên 97% số phòng học kiên cố, bán kiên cố, tăng 5% so với năm 2020. Đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên và nhân viên phát triển về số lượng và chất lượng, với 23.468 người, trong đó 2 phó giáo sư; 3 tiến sỹ; 430 cán bộ, giáo viên có trình độ thạc sĩ; 16.920 có trình độ đại học; 4.046 cao đẳng, còn lại giáo viên có trình độ trung cấp.

Thầy giáo Bùi Quốc Khánh, Hiệu trưởng Trường THPT Tô Hiệu, Thành phố, chia sẻ: Trường có 30 lớp học, với hơn 1.100 học sinh. 3 năm học gần đây, nhà trường được đầu tư khang trang, hiện đại, khuôn viên “xanh - sạch - đẹp - an toàn”, thân thiện; triển khai mô hình phòng học thông minh... Sau khi hoàn thiện thêm một số hạng mục, nhà trường phấn đấu đạt trường chuẩn quốc gia mức độ 2 vào thời gian tới.

Giờ học tin của thầy và trò Trường THCS Tô Hiệu, Thành phố.

Những kết quả đáng mừng

Đánh giá đúng chất lượng học sinh, ngành tổ chức thi khảo sát chất lượng giáo dục quy mô cấp tỉnh đối với học sinh đầu cấp và cuối cấp. Tổ chức kỳ thi tuyển sinh vào lớp 10 tại các trường THPT trên địa bàn tỉnh; tổ chức nghiêm túc kỳ thi tốt nghiệp THPT; kỳ thi học sinh giỏi cấp tỉnh cho học sinh THCS và THPT; cuộc thi khoa học kỹ thuật cho học sinh trung học hằng năm.

Phó Giáo sư, tiến sĩ Nguyễn Huy Hoàng, Giám đốc Sở GD&ĐT, chia sẻ: Sở phát động phong trào đổi mới sáng tạo trong dạy và học, các phong trào thi đua, các cuộc vận động. Từ đó, mỗi trường học chọn mô hình cụ thể, thiết thực, sát với nhiệm vụ được giao và phù hợp với thực tế của cơ quan, đơn vị để triển khai thực hiện.

Từ đầu nhiệm kỳ đến nay, lĩnh vực giáo dục và đào tạo đạt được kết quả quan trọng. Nổi bật là xây dựng trường đạt chuẩn quốc gia. Đến hết năm 2020, toàn tỉnh có 288/595 trường đạt chuẩn quốc gia, chiếm hơn 48%; hiện nay, có 396/597 trường đạt chuẩn quốc gia, đạt 66,33%, vượt chỉ tiêu số trường đạt chuẩn quốc gia hằng năm theo nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh đề ra. Sơn La được Bộ Giáo dục và Đào tạo công nhận đạt chuẩn phổ cập giáo dục tiểu học và THCS mức độ 2 (đứng thứ 12/63 tỉnh, thành phố và thứ 5/14 tỉnh trung du và miền núi phía Bắc); đạt chuẩn xóa mù chữ mức độ 2 (đứng thứ 45/63 tỉnh, thành phố).

Tháng 2/2024, Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa của Liên Hợp Quốc (UNESCO) đã công nhận thành phố Sơn La là thành viên trong mạng lưới các thành phố học tập toàn cầu (là đơn vị thứ 5 trong toàn quốc đạt được danh hiệu này). Giáo dục và đào tạo tỉnh Sơn La có tên trên bản đồ giáo dục thế giới cùng với nền giáo dục của các nước phát triển, là niềm tự hào của tỉnh Sơn La nói chung và của ngành Giáo dục Sơn La nói riêng.

Chất lượng giáo dục toàn diện, giáo dục mũi nhọn, tỉ lệ học sinh đỗ tốt nghiệp các cấp, kết quả thi học sinh giỏi... cũng ghi nhiều dấu ấn. Năm 2020, tỉ lệ đỗ tốt nghiệp THPT đạt hơn 95,7%, đến năm 2023 đạt 99,7%. Kết thúc học kỳ I, năm học 2023-2024, toàn tỉnh có 1.202 thí sinh THPT và 811 thí sinh THCS đoạt giải tại kỳ thi chọn học sinh giỏi cấp tỉnh. Trong 3 năm học gần đây, Sơn La đã đoạt 41 giải học sinh giỏi quốc gia; số lượng giải của năm sau tăng hơn so năm trước; số học sinh đoạt giải không chỉ ở Trường THPT Chuyên Sơn La, mà có cả học sinh ở trường THPT: Chiềng Sinh, Mộc Lỵ, Mai Sơn. Tại cuộc thi Chung kết đường lên đỉnh Olympia, có 1 học sinh Trường THPT Chuyên Sơn La đoạt giải ba.

Trường THCS chất lượng cao Mai Sơn ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học.

Nỗ lực phấn đấu đạt mục tiêu đề ra

Bám sát định hướng, chiến lược phát triển, ngành Giáo dục và Đào tạo đã xây dựng mục tiêu phát triển giáo dục giai đoạn 2020-2025, tầm nhìn đến năm 2045. Trong đó, xác định: Xây dựng tỉnh Sơn La trở thành một trong những trung tâm giáo dục và đào tạo đa ngành, đa lĩnh vực, chất lượng cao của khu vực Tây Bắc và các tỉnh Bắc Lào.

Phó Giáo sư, tiến sĩ Nguyễn Huy Hoàng cho biết thêm: Với mục tiêu đó, ngành Giáo dục và Đào tạo tiếp tục tham mưu cho cấp ủy, chính quyền địa phương thực hiện hiệu quả các nghị quyết, đề án, kế hoạch đã ban hành, hoàn thành chỉ tiêu, nhiệm vụ đột phá trong lĩnh vực giáo dục và đào tạo giai đoạn 2021-2025. Thực hiện hiệu quả chương trình giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông và giáo dục thường xuyên; từng bước chuẩn hóa đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lý giáo dục các cấp.

Ngành cũng tập trung nâng cao chất lượng giáo dục đại trà, giáo dục mũi nhọn, kiên quyết chống “bệnh thành tích”. Thực hiện các giải pháp nâng cao tỉ lệ phân luồng học sinh sau THCS; đẩy mạnh chuyển đổi số, cải cách hành chính; tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra và xử lý vi phạm lĩnh vực giáo dục và đào tạo. Đồng thời, tiếp tục huy động các nguồn lực đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học. Triển khai các phong trào thi đua; khen thưởng kịp thời những tập thể, cá nhân có thành tích để lan tỏa, nhân rộng.

Trường tiểu học Chiềng Sinh, Thành phố, được đầu tư xây dựng khang trang, sạch đẹp.

 Bà Vũ Thị Tuyết, Trưởng Phòng Giáo dục và Đào tạo huyện Yên Châu, chia sẻ: Siết chặt nền nếp, kỷ cương trường, lớp là một trong những nhiệm vụ trọng tâm của ngành. Xây dựng môi trường giáo dục an toàn, lành mạnh; vừa là nền tảng để thực hiện hiệu quả các cuộc vận động, phong trào thi đua do ngành và địa phương phát động, nhất là phong trào thi đua “Dạy tốt, học tốt”, đáp ứng yêu cầu đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục.

Nhìn lại những kết quả nổi bật sau hơn nửa nhiệm kỳ qua, lĩnh vực giáo dục và đào tạo của tỉnh ngày càng phát triển toàn diện. Đây là nguồn động viên, khích lệ cán bộ, giáo viên của ngành tiếp tục cống hiến và thực hiện hiệu quả các chương trình, đề án, thực hiện vượt mức các chỉ tiêu, kế hoạch đã đề ra.        

Bài, ảnh: Nguyễn Thư
BÌNH LUẬN

Bạn còn 500/500 ký tự

Bạn vui lòng nhập từ 5 ký tự trở lên !!!

Tin mới

  • 'Những ngày Bác Hồ về thăm Tây Bắc tại Sơn La năm 1959

    Những ngày Bác Hồ về thăm Tây Bắc tại Sơn La năm 1959

    Cách đây 65 năm, ngày 7/5/1959, nhân dịp kỷ niệm 5 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ, Chủ tịch Hồ Chí Minh và Đoàn cán bộ của Trung ương đã về thăm và nói chuyện với cán bộ, chiến sĩ, đồng bào Khu tự trị Thái - Mèo tại Sơn La. Người đã để lại muôn vàn tình cảm thương yêu trong lòng đồng bào các dân tộc nơi đây.
  • 'Thế giới tuần qua: Triển vọng phục hồi của kinh tế toàn cầu

    Thế giới tuần qua: Triển vọng phục hồi của kinh tế toàn cầu

    Bản tin quốc tế -
    Tuần qua (29/4 - 5/5), thế giới diễn ra nhiều sự kiện đáng chú ý, trong đó những nhận định mới nhất của Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD) cho thấy khả năng phục hồi của nền kinh tế thế giới giữa lúc phải đối mặt với những cú sốc lớn từ các cuộc xung đột địa chính trị gia tăng.
  • 'Ý nghĩa lịch sử của Chiến thắng Điện Biên Phủ

    Ý nghĩa lịch sử của Chiến thắng Điện Biên Phủ

    Nhân dịp kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954-7/5/2024), trong những ngày qua, trên các trang điện tử của các tờ báo lớn như Pasaxon - Cơ quan ngôn luận của Trung ương Đảng Nhân dân Cách mạng Lào; Thông tấn xã Lào; Đài Phát thanh Quốc gia Lào đều có các bài viết ca ngợi về chiến thắng “lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu”.
  • 'Dâng hương, dâng hoa Tượng đài Bác Hồ với đồng bào các dân tộc Tây Bắc và Đền thờ Bác Hồ

    Dâng hương, dâng hoa Tượng đài Bác Hồ với đồng bào các dân tộc Tây Bắc và Đền thờ Bác Hồ

    Thời sự - Chính trị -
    Trong không khí hào hùng Kỷ niệm 70 năm chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ (7/5/1954 – 7/5/2024); 65 năm ngày Bác Hồ và Đoàn công tác của Trung ương về thăm, nói chuyện với đồng bào các dân tộc Tây Bắc tại Sơn La (7/5/1959 – 7/5/2024); 5 năm khánh thành Tượng đài Bác Hồ với đồng bào các dân tộc Tây Bắc và 134 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890 – 19/5/2024), ngày 6/5, Thường trực Tỉnh ủy, HĐND, UBND, Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh Sơn La và Đoàn công tác của Bộ Quốc Phòng, tỉnh Bạc Liêu đến dâng hoa Tượng đài Bác Hồ với đồng bào các dân tộc Tây Bắc và dâng hương Đền thời Bác hồ tại Quảng trường Tây Bắc, thành phố Sơn La.
  • 'Tiếp tục thực hiện sắp xếp đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã

    Tiếp tục thực hiện sắp xếp đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã

    VẤN ĐỀ HÔM NAY -
    Việc thực hiện sắp xếp đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã giai đoạn 2023-2025 là nhiệm vụ quan trọng, có liên quan đến nhiều cấp, nhiều ngành, tác động lớn đến mọi mặt của đời sống xã hội tại địa phương, đòi hỏi sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị, sự phối hợp chặt chẽ giữa các cấp, các ngành, cơ quan, đơn vị có liên quan.
  • 'Nông dân tiêu biểu của huyện Mộc Châu

    Nông dân tiêu biểu của huyện Mộc Châu

    Gương sáng bản làng -
    Năng động, dám nghĩ, dám làm, chị Hoàng Thị Hoa, tiểu khu 30/4, xã Chiềng Sơn, huyện Mộc Châu đã xây dựng thành công 2 sản phẩm mận sấy dẻo, xoài sấy dẻo được công nhận sản phẩm OCOP 3 sao, góp phần tiêu thụ nông sản cho người dân trong vùng và nâng cao thu nhập cho gia đình. Chị Hoa được vinh danh là nông dân tiêu biểu huyện Mộc Châu năm 2023.
  • 'Lãnh đạo thực hiện hiệu quả công tác mặt trận

    Lãnh đạo thực hiện hiệu quả công tác mặt trận

    Xây dựng Đảng -
    Những năm qua, Chi bộ cơ quan Ủy ban MTTQ Việt Nam huyện Mường La đã lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện tốt chương trình công tác mặt trận; tuyên truyền, vận động, tập hợp củng cố khối đại đoàn kết toàn dân tộc, phát huy quyền làm chủ của nhân dân, góp phần tạo sự đồng thuận xã hội trong thực hiện các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước, giữ vững ổn định tình hình trên địa bàn.
  • 'Thắm tình hữu nghị đặc biệt Sơn La - Hủa Phăn: 
Kỳ 2. Bản tình ca mãi vang xa

    Thắm tình hữu nghị đặc biệt Sơn La - Hủa Phăn: Kỳ 2. Bản tình ca mãi vang xa

    Đối ngoại -
    Sơn La và Hủa Phăn đều sở hữu nhiều cảnh quan thiên nhiên tươi đẹp, giàu bản sắc văn hóa các dân tộc, con người thân thiện, mến khách. Cụ thể hóa việc liên kết, hợp tác phát triển toàn diện giữa hai tỉnh, hoạt động giao lưu văn hóa và phát triển du lịch ngày càng được mở rộng và nâng lên tầm cao mới.
  • 'Pháo binh Việt Nam trong Chiến dịch Điện Biên Phủ

    Pháo binh Việt Nam trong Chiến dịch Điện Biên Phủ

    Cách đây 70 năm (7/5/1954 - 7/5/2024), trong chiến dịch Điện Biên Phủ, lực lượng pháo binh non trẻ của quân đội ta đã lập được những chiến công vang dội. Đại tướng, Tổng Tư lệnh mặt trận Võ Nguyên Giáp từng đánh giá: “Pháo binh ta tuy nhỏ, nhưng đã có một tác dụng lớn trong Chiến dịch Điện Biên Phủ”. Thắng lợi này là điển hình trong nghệ thuật sử dụng pháo binh của quân đội ta, với sức mạnh và ý chí của mình, các chiến sĩ pháo binh góp công lớn vào chiến thắng “lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu”.
  • 'Công an nhân dân Sơn La trong Chiến dịch Điện Biên Phủ

    Công an nhân dân Sơn La trong Chiến dịch Điện Biên Phủ

    Sau chiến dịch Tây Bắc năm 1952 thắng lợi, tỉnh Sơn La được giải phóng (trừ khu vực Nà Sản). Để tiếp tục cô lập và phân tán lực lượng địch ở tập đoàn cứ điểm Nà Sản, đầu năm 1953, ta quyết định mở chiến dịch Thượng Lào và giành thắng lợi vang dội, đập tan vành đai án ngữ Tây Bắc - Thượng Lào của thực dân Pháp, tập đoàn cứ điểm địch ở Nà Sản hoàn toàn bị cô lập. Trước nguy cơ thất bại, ngày 12/8/1953, thực dân Pháp đã rút khỏi cứ điểm Nà Sản, tỉnh Sơn La hoàn toàn được giải phóng.
  • 'Cầu truyền hình "Dưới lá cờ Quyết Thắng"

    Cầu truyền hình "Dưới lá cờ Quyết Thắng"

    Nằm trong chuỗi các hoạt động Kỷ niệm 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ 7/5/1954 - 7/5/2024), tối 5/5, tại thành phố Điện Biên Phủ, tỉnh Điện Biên, Đài truyền hình Việt Nam đã tổ chức cầu truyền hình "Dưới lá cờ Quyết Thắng", kết nối trực tiếp với 4 điểm cầu, gồm: Thủ đô Hà Nội, tỉnh Thanh Hóa, tỉnh Kon Tum và thành phố Hồ Chí Minh.