Sắc màu du lịch vùng cao Bắc Yên

"Chiều mờ dần, sương trắng bay, đường gập ghềnh trên núi cao, nắng chiều vương nhẹ trên đỉnh núi, tiếng khèn ai reo rắc bâng khuâng, Bắc Yên ơi, núi biếc chìm trong sương chiều...". Lời bài hát Chiều Bắc Yên cứ cuốn hút chúng tôi trở về với nơi vùng cao này để được "săn mây Tà Xùa", đi trên "sống lưng khủng long", được đắm chìm trong không gian huyền ảo...

Những ngày đầu năm, lên với vùng cao Bắc Yên thời tiết hơi se lạnh. Sắc đỏ của hoa đào bật lên trong làn sương trắng làm cho bức tranh mùa xuân vùng cao thêm ấm áp. Trước đây, “những bản cao chồn chân vó ngựa” có cuộc sống rất gian khó, thì nay đã sang một trang mới tươi sáng, đời sống người dân ngày càng được nâng lên. Thật vui bởi có điện, đường, trường, trạm được đầu tư xây dựng, nhịp sống vùng cao dường như sôi động hơn.

“Lễ hội mùa vàng” xã Xím Vàng năm 2023

Được thiên nhiên ưu đãi với nhiều dãy núi cao, hùng vĩ, khí hậu mát mẻ, phát huy lợi thế, huyện Bắc Yên đang tập trung phát triển du lịch theo hướng du lịch xanh, bền vững, gắn với giữ gìn và phát huy các giá trị văn hóa truyền thống của đồng bào: Thái, Mường, Mông, Dao...

Đón Tết vùng cao, có nhiều phong tục tập quán, nhiều trò chơi dân gian của đồng bào Mông đã tạo nên sức hấp dẫn riêng, thúc đẩy phát triển du lịch địa phương. Những năm gần đây, tết của đồng bào dân tộc Mông ở vùng cao Bắc Yên đã có nhiều đổi mới, văn minh, tiết kiệm, nhưng vẫn lưu truyền nét đẹp văn hóa truyền thống.

Nhìn lại năm 2023, các xã vùng cao huyện Bắc Yên đã tổ chức nhiều lễ hội, thu hút đông đảo du khách. Ấn tượng nhất là lễ hội “Mùa vàng xã Xím Vàng”, được tổ chức vào mùa lúa chín; lễ hội “Trên quê hương vợ chồng A Phủ” tổ chức đúng dịp kỷ niệm 70 năm ra đời tác phẩm “Vợ chồng A Phủ” của nhà văn Tô Hoài.

Ông Giàng A Nênh, Chủ tịch UBND xã Xím Vàng, cho biết: Lễ hội tổ chức nhằm bảo tồn, lưu giữ, tôn vinh, phát huy nét đẹp văn hóa truyền thống dân tộc; cổ vũ, khích lệ tinh thần xây dựng đời sống văn hóa, sự cần cù, sáng tạo trong lao động sản xuất của nhân dân. Đồng thời, quảng bá vẻ đẹp thiên nhiên, văn hóa và tiềm năng du lịch của quê hương tới du khách trong và ngoài nước. Cũng là dịp để xã thu hút đầu tư, khai thác tiềm năng du lịch, thúc đẩy kinh tế - xã hội trong những năm tiếp theo.

Biểu diễn múa khèn tại Sống lưng khủng long, xã Háng Đồng.

Hòa mình với lễ hội vùng cao, anh Trần Văn Hà, đến từ thành phố Vĩnh Yên, tỉnh Vĩnh Phúc, nói: Rất hay và ấn tượng về nét văn hóa của đồng bào các dân tộc vùng cao Bắc Yên. Nhất là khi nhìn những quả pao được các cô gái, các chàng trai Mông trao đi, trao lại; những điệu múa khèn, tiếng sáo dìu dặt, những lời hát giao duyên, tạo nên một không khí vui tươi, ấm cúng.

Ông Lầu A Tủa, Chủ tịch UBND xã Hồng Ngài, cho biết: Phong tục vào dịp tết của đồng bào dân tộc Mông thường xuyên tổ chức những trò chơi dân gian, như kéo co, giã bánh dày. Trong mâm cỗ ngày tết, bánh dày là món không thể thiếu. Đồng bào dân tộc Mông quan niệm, bánh dày tròn tượng trưng cho mặt trăng và mặt trời - là nguồn gốc sinh ra con người, vạn vật trên mặt đất. Gạo nếp nương ngâm và đồ thành xôi, rồi đổ vào một máng gỗ. Các chàng trai khỏe mạnh dùng chày thay nhau giã đến khi thật nhuyễn và mịn, rồi gói lại bằng lá chuối. 6 cặp bánh đầu tiên gồm 12 chiếc tượng trưng cho 12 tháng trong một năm được dâng lên trời đất và vị thần mùa màng.

Đón năm mới Giáp Thìn, du khách đến với Bắc Yên để trải nghiệm những cung đường uốn lượn quanh co, men theo sườn núi cao lên các xã Tà Xùa, Hồng Ngài, Xím Vàng... trải nghiệm các điểm du lịch có tiếng, như: Tà Xùa, Sống lưng Khủng Long, Hồ Sen, Hang vợ chồng A Phủ, Mỏm cá Heo...

Hang A Phủ, xã Hồng Ngài.

Những tia nắng bừng lên, xua tan lớp sương đêm, đánh thức từng nhành đào phai bung hoa sắc thắm, đón những đoàn khách du xuân, trải nghiệm, khám phá nét đẹp văn hóa ở các bản vùng cao. Những phong tục, nghi lễ truyền thống độc đáo, những trò chơi dân gian, lời hát, tiếng khèn hòa âm cùng núi rừng, níu chân du khách khi lên với vùng cao Bắc Yên.

Minh Tuấn
BÌNH LUẬN

Bạn còn 500/500 ký tự

Bạn vui lòng nhập từ 5 ký tự trở lên !!!

Tin mới

  • 'Đồng chí Trần Thanh Mẫn được bầu làm Chủ tịch Quốc hội

    Đồng chí Trần Thanh Mẫn được bầu làm Chủ tịch Quốc hội

    Thời sự - Chính trị -
    Chiều 20/5, tại Kỳ họp thứ 7, với 100% đại biểu có mặt tán thành, Quốc hội khóa XV đã bầu đồng chí Trần Thanh Mẫn, Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Chủ tịch Thường trực Quốc hội, đại biểu Quốc hội khóa XV giữ chức vụ Chủ tịch Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam nhiệm kỳ 2021-2026.
  • 'Đua xe đạp địa hình trên thảo nguyên

    Đua xe đạp địa hình trên thảo nguyên

    Ảnh -
    Giữa khung cảnh thơ mộng của điểm đến thiên nhiên hàng đầu thế giới, gần 270 vận động viên đã tham gia chinh phục Giải đua xe đạp địa hình VTV Cup 2024 tại Vân Hồ với chủ đề “Vân Hồ du lịch xanh – Nông nghiệp sạch”. Giải đua nằm trong chuỗi các hoạt động quảng bá, xúc tiến du lịch và công bố quyết định của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch công nhận Khu du lịch quốc gia Mộc Châu.
  • 'Khánh thành công trình cầu "Vì đàn em thân yêu"

    Khánh thành công trình cầu "Vì đàn em thân yêu"

    Xã hội -
    Ngày 20/5, Huyện đoàn Phù Yên, Câu lạc bộ "Cỏ ba lá" Phù Yên đã phối hợp với Câu lạc bộ "Thiện Thanh Tâm" Hà Nội, tổ chức Lễ khánh thành, bàn giao công trình cầu dân sinh "Thiện Thanh Tâm số 01"  tại bản Dinh, xã Mường Bang, huyện Phù Yên.
  • 'Khai mạc trọng thể Kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XV

    Khai mạc trọng thể Kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XV

    Thời sự - Chính trị -
    Sáng 20/5, thực hiện quy định của Hiến pháp và Luật Tổ chức Quốc hội, Kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XV đã khai mạc trọng thể tại Nhà Quốc hội, Thủ đô Hà Nội. Kỳ họp sẽ xem xét, quyết định nhiều nội dung quan trọng trong công tác xây dựng pháp luật, giám sát tối cao, quyết định các vấn đề quan trọng của đất nước.
  • 'Kiểm tra công tác tổ chức Đại hội đại biểu các dân tộc thiểu số tại huyện Quỳnh Nhai

    Kiểm tra công tác tổ chức Đại hội đại biểu các dân tộc thiểu số tại huyện Quỳnh Nhai

    Thời sự - Chính trị -
    Ngày 20/5, Đoàn kiểm tra số 06, Ban Chỉ đạo Đại hội đại biểu các dân tộc thiểu số tỉnh Sơn La lần thứ IV năm 2024 do đồng chí Lã Minh Tuấn, Ủy viên Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh, Tổng Biên tập Báo Sơn La làm Trưởng đoàn đã kiểm tra công tác lãnh đạo, chỉ đạo và tổ chức đại hội tại huyện Quỳnh Nhai.
  • 'Nâng cao năng lực quản lý nhà nước về rừng và đất lâm nghiệp

    Nâng cao năng lực quản lý nhà nước về rừng và đất lâm nghiệp

    Xã hội -
    Ngày 21/5/1974, lực lượng Kiểm lâm Sơn La được thành lập, trải qua 50 năm xây dựng và phát triển, dưới sự lãnh đạo, chỉ đạo của Tỉnh ủy, HĐND, UBND tỉnh, trực tiếp là Sở Nông nghiệp và PTNT, lực lượng kiểm lâm Sơn La luôn đoàn kết, nêu cao tinh thần trách nhiệm, ý thức tổ chức kỷ luật, hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao.
  • 'Xây dựng, nâng cao chất lượng trường đạt chuẩn quốc gia

    Xây dựng, nâng cao chất lượng trường đạt chuẩn quốc gia

    Khoa Giáo -
    Hiện nay, huyện Mai Sơn có 42/63 trường đạt chuẩn quốc gia. Trong đó, 10 đơn vị trường được công nhận đạt chuẩn mức độ II, 32 đơn vị trường đạt chuẩn mức độ I. Năm học 2023-2024, huyện Mai Sơn tiếp tục đầu tư xây dựng cơ sở vật chất trường lớp theo hướng chuẩn hóa, từng bước nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện trên địa bàn.
  • 'Tham mưu tốt công tác kiểm sát lĩnh vực dân sự, hành chính

    Tham mưu tốt công tác kiểm sát lĩnh vực dân sự, hành chính

    Xã hội -
    Bám sát các văn bản chỉ đạo của cấp trên, Phòng Kiểm sát việc giải quyết các vụ, việc dân sự, hôn nhân và gia đình, vụ án hành chính, vụ việc kinh doanh, thương mại, lao động và những việc khác theo quy định của pháp luật (Phòng 9), Viện Kiểm sát nhân dân tỉnh đã tham mưu cho lãnh đạo Viện thực hiện tốt công tác đột phá về lĩnh vực dân sự, hành chính, nhằm nâng cao chất lượng công tác kiểm sát các hoạt động tư pháp.
  • 'Thực hiện tốt vai trò nòng cốt trong quản lý, bảo vệ rừng

    Thực hiện tốt vai trò nòng cốt trong quản lý, bảo vệ rừng

    Xã hội -
    Thuận Châu là một trong những địa phương có diện tích rừng lớn của tỉnh. Những năm qua, công tác quản lý, bảo vệ và phát triển rừng luôn được cấp ủy, chính quyền quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo. Các chương trình, dự án phát triển lâm nghiệp, công tác tuyên truyền quy định của pháp luật về quản lý, bảo vệ và phát triển rừng được triển khai thực hiện đồng bộ, hiệu quả, góp phần nâng cao nhận thức của các chủ rừng và nhân dân.
  • 'Rừng xanh Pạ Lò

    Rừng xanh Pạ Lò

    Xã hội -
    Trung tuần tháng 5, chúng tôi có dịp cùng cán bộ Hạt Kiểm lâm huyện Quỳnh Nhai trở lại bản Pạ Lò, xã Cà Nàng. Nằm ngay bên hồ sông Đà, sau cơn mưa đầu mùa, những cánh rừng trải dài khắp các sườn đồi như được thay màu xanh tươi mới. Nhiều năm qua, ở bản không còn đất trống, đồi trọc, Pạ Lò trở thành điểm sáng của huyện Quỳnh Nhai về bảo vệ, PCCCR, phát triển mô hình kinh tế dưới tán rừng và quản lý, sử dụng hiệu quả tiền dịch vụ môi trường rừng.
  • 'Giáo dục truyền thống cách mạng cho thế hệ trẻ

    Giáo dục truyền thống cách mạng cho thế hệ trẻ

    Xã hội -
    Đẩy mạnh giáo dục truyền thống, lý tưởng cách mạng cho học sinh ở những khu di tích lịch sử, để từ đó, mỗi học sinh tự hào và am hiểu về lịch sử địa phương, có ý thức bảo vệ, gìn giữ những di tích lịch sử của quê hương mình, đó là những hoạt động đang được các nhà trường trên địa bàn huyện Yên Châu thực hiện.
  • 'Chú trọng công tác kiểm tra giám sát

    Chú trọng công tác kiểm tra giám sát

    Xây dựng Đảng -
    Đảng bộ xã Chiềng Cang, huyện Sông Mã, có 510 đảng viên, sinh hoạt tại 33 chi bộ trực thuộc. Những năm qua, công tác kiểm tra, giám sát, thi hành kỷ luật của Đảng luôn được Đảng bộ xã quan tâm thực hiện, góp phần nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của tổ chức đảng và đảng viên.