Mường La thúc đẩy phát triển du lịch

Mường La nằm trên tuyến giao thông huyết mạch nối liền các điểm, khu du lịch của các tỉnh, như: Mường La đi Than Uyên sang Sa Pa - Lào Cai, Mường La đi Mù Cang Chải sang Nghĩa Lộ - Yên Bái, đây là điều kiện thuận lợi để huyện kết nối, thúc đẩy phát triển du lịch. Đặc biệt nơi đây có điều kiện thiên nhiên phong phú, cùng với những nét văn hóa truyền thống độc đáo của các dân tộc tạo đà để du lịch của huyện Mường La bứt phá vươn xa.

Du khách đến xem thi giã bánh dầy tại Ngày hội hoa Sơn Tra tại xã Ngọc Chiến. 

Đưa du lịch phát triển xứng với tiềm năng, huyện Mường La đã ban hành Đề án phát triển du lịch huyện Mường La giai đoạn 2020-2025, sau 3 năm triển khai thực hiện Đề án đã hình thành các tour, tuyến du lịch, phát triển các cơ sở lưu trú phục vụ khách; một số giá trị văn hóa, cảnh quan thiên nhiên đã được khai thác vụ du khách; các hoạt động du lịch trên địa bàn huyện thu hút số lượng lớn du khách trong nước và quốc tế. Một số doanh nghiệp đã chú ý nghiên cứu, xây dựng kế hoạch đầu tư vào du lịch Mường La; từ du lịch đã tạo ra một số việc làm trực tiếp và gián tiếp cho nhân dân trong vùng.

Đến nay, trên địa bàn có 3 khách sạn, 10 nhà nghỉ, 15 homestay, 2 điểm du lịch cộng đồng, tất cả đều đang hoạt động nền nếp, phục vụ tốt nhu cầu của du khách. Từ năm 2023 đến nay, toàn huyện đón khoảng 137.700 lượt khách, tổng doanh thu từ hoạt động du lịch đạt gần 50 tỷ đồng.

Bà Mùa Thị Sinh, Phó Chủ tịch UBND huyện Mường La thông tin: Huyện đang khuyến khích thu hút đầu tư vào phát triển du lịch lòng hồ sông Đà, du lịch cộng đồng ở xã Ngọc Chiến để trở thành điểm nhấn, tạo tiền đề mở rộng phát triển du lịch trên địa bàn huyện. Cùng với đó, xây dựng quy hoạch các điểm du lịch khác trên địa bàn huyện, như: Mường Trai, Tạ Bú, Chiềng Lao; hình thành và phát triển vùng tam giác kinh tế du lịch, dịch vụ bao gồm thị trấn Ít Ong - xã Ngọc Chiến - xã Chiềng Lao, mỗi vùng du lịch sẽ có những nét độc đáo riêng, hình thành nên những sản phẩm du lịch đặc thù hấp dẫn thu hút du khách đến khám phá, trải nghiệm. 

Bản Nậm Nghẹp, xã Ngọc Chiến điểm đến thu hút khách du lịch vào mùa hoa sơn tra.

Tận dụng lợi thế có diện tích mặt nước lòng hồ, huyện Mường La đã đẩy mạnh phát triển du lịch trải nghiệm trên lòng hồ thủy điện Sơn La, với các dịch vụ du thuyền ngắm cảnh, thăm các nhà bè nuôi cá trên mặt hồ, chèo thuyền Kayak, thưởng thức ẩm thực, văn hóa dân tộc trên hồ tại các xã Mường Trai, Hua Trai, Chiềng Lao. Bước đầu hình thành các cơ sở kinh doanh du lịch trên lòng hồ, như: Nhà nổi Mường Trai (xã Mường Trai), New Land (xã Hua Trai)... 

Khu du lịch sinh thái nhà nổi Vịnh Đà Giang tại xã Mường Trai. 

Bức tranh du lịch Mường La ngày càng sinh động, với sự quan tâm của cấp ủy, chính quyền và sự đồng lòng của nhân dân, Ngọc Chiến từ một vùng quê nghèo khó đã thay đổi rõ rệt, trở thành vùng quê đáng sống, một điểm đến hấp dẫn đối với bạn bè, du khách thập phương. Ông Bùi Tiến Sỹ, Bí thư Đảng ủy xã Ngọc Chiến chia sẻ: Xã tập trung phát triển du lịch cộng đồng, du lịch sinh thái, du lịch tâm linh, du lịch di tích lịch sử - văn hóa, du lịch nghỉ dưỡng, chăm sóc sức khỏe; kết nối và phát triển cơ sở hạ tầng đồng bộ. Chú trọng xây dựng chuỗi sản phẩm du lịch đặc thù tạo điểm nhấn, tạo sự khác biệt, tạo ra sự gắn kết giữa các địa phương với mục tiêu phát triển du lịch bền vững. Trung bình mỗi năm Ngọc Chiến đón khoảng 50.000 lượt khách du lịch, tổng doanh thu từ hoạt động du lịch khoảng 20 tỷ đồng. 

Với nét đẹp văn hóa truyền thống đặc trưng của dân tộc cùng với tinh hoa ẩm thực mang đậm hương vị đặc trưng của núi rừng Tây Bắc, huyện Mường La đã khôi phục, tổ chức một số lễ hội truyền thống như: Ngày hội hoa Sơn tra và quảng bá văn hóa du lịch, Lễ hội Mừng cơm mới, tại xã Ngọc Chiến; Lễ hội Nàng Han xã Mường Trai… Qua đó, lan tỏa những nét văn hóa độc đáo, hình ảnh đẹp của đồng bào các dân tộc trên địa bàn huyện tới đông đảo nhân dân và du khách gần xa; thu hút các nhà đầu tư phát triển các loại hình dịch vụ sinh thái, tắm suối khoáng nóng, du lịch cộng đồng.

Những sản phẩm du lịch độc đáo, mang đậm nét đặc trưng của địa phương đang được huyện Mường La quan tâm phát triển. Hiện nay, huyện đang xây dựng 3 sản phẩm du lịch, đó là: Bản du lịch cộng đồng bản Lướt, bản du lịch cộng đồng bản Nà Tâu tại xã Ngọc Chiến, điểm du lịch Nhà máy thủy điện Sơn La. Bên cạnh đó, huyện tiếp tục khai thác các sản phẩm du lịch lòng hồ thủy điện Sơn La khu vực Ít Ong, Mường Trai, Hua Trai, Chiềng Lao. Khai thác tour du lịch trải nghiệm leo núi chinh phục đỉnh Tà Chì Nhù đi qua rừng chè cổ thụ bản Nậm Nghẹp, xã Ngọc Chiến có độ cao 2.979m so với mực nước biển; tour chụp ảnh cùng hoa Sơn Tra tại bản Nậm Nghẹp…

Ngày hội đua thuyền của xã Tạ Bú thu hút đông đảo du khách, nhân dân trên địa bàn. 

Từng bước phát triển du lịch bền vững, huyện Mường La tăng cường hợp tác đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng, tạo liên kết vùng cho 5 huyện thuộc 2 tỉnh Sơn La – Yên Bái, gồm: Mù Cang Chải, Trạm Tấu, Văn Chấn (Yên Bái) và Mường La, Bắc Yên (Sơn La), tạo cơ hội và môi trường thuận lợi để quảng bá vẻ đẹp thiên nhiên, văn hóa, tiềm năng du lịch của 5 huyện trong vùng Tây Bắc.

Ông Nguyễn Văn Sáng, Trưởng phòng Văn hóa, Thông tin huyện Mường La, thông tin: Việc tăng cường hợp tác với các huyện lân cận là cơ hội để tăng cường mở rộng kết nối giao lưu cộng đồng doanh nghiệp trong việc liên kết, khai thác du lịch, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội; tôn vinh, bảo tồn và phát huy những giá trị truyền thống đặc sắc của cộng đồng các dân tộc của 5 huyện trong vùng liên kết, đặc biệt là tạo động lực thực hiện thắng lợi mục tiêu đưa du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn giúp các địa phương chuyển dịch cơ cấu kinh tế tăng trưởng nhanh.

Du khách trải nghiệm leo núi chinh phục đỉnh Tà Chì Nhù. 

Với những giải pháp, lộ trình phát triển cụ thể, du lịch của Mường La đã và đang có những bước chuyển mình mạnh mẽ, góp phần chuyển đổi cơ cấu lao động nông nghiệp, hình thành nhiều sản phẩm, dịch vụ du lịch tại các điểm có tiềm năng du lịch, từng bước đưa hình ảnh du lịch Mường La đến xa hơn với bạn bè trong nước và quốc tế.

Lam Giang
BÌNH LUẬN

Bạn còn 500/500 ký tự

Bạn vui lòng nhập từ 5 ký tự trở lên !!!

Tin mới

  • 'Khai mạc trọng thể Kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XV

    Khai mạc trọng thể Kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XV

    Thời sự - Chính trị -
    Sáng 20/5, thực hiện quy định của Hiến pháp và Luật Tổ chức Quốc hội, Kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XV đã khai mạc trọng thể tại Nhà Quốc hội, Thủ đô Hà Nội. Kỳ họp sẽ xem xét, quyết định nhiều nội dung quan trọng trong công tác xây dựng pháp luật, giám sát tối cao, quyết định các vấn đề quan trọng của đất nước.
  • 'Kiểm tra công tác tổ chức Đại hội đại biểu các dân tộc thiểu số tại huyện Quỳnh Nhai

    Kiểm tra công tác tổ chức Đại hội đại biểu các dân tộc thiểu số tại huyện Quỳnh Nhai

    Thời sự - Chính trị -
    Ngày 20/5, Đoàn kiểm tra số 06, Ban Chỉ đạo Đại hội đại biểu các dân tộc thiểu số tỉnh Sơn La lần thứ IV năm 2024 do đồng chí Lã Minh Tuấn, Ủy viên Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh, Tổng Biên tập Báo Sơn La làm Trưởng đoàn đã kiểm tra công tác lãnh đạo, chỉ đạo và tổ chức đại hội tại huyện Quỳnh Nhai.
  • 'Nâng cao năng lực quản lý nhà nước về rừng và đất lâm nghiệp

    Nâng cao năng lực quản lý nhà nước về rừng và đất lâm nghiệp

    Xã hội -
    Ngày 21/5/1974, lực lượng Kiểm lâm Sơn La được thành lập, trải qua 50 năm xây dựng và phát triển, dưới sự lãnh đạo, chỉ đạo của Tỉnh ủy, HĐND, UBND tỉnh, trực tiếp là Sở Nông nghiệp và PTNT, lực lượng kiểm lâm Sơn La luôn đoàn kết, nêu cao tinh thần trách nhiệm, ý thức tổ chức kỷ luật, hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao.
  • 'Xây dựng, nâng cao chất lượng trường đạt chuẩn quốc gia

    Xây dựng, nâng cao chất lượng trường đạt chuẩn quốc gia

    Khoa Giáo -
    Hiện nay, huyện Mai Sơn có 42/63 trường đạt chuẩn quốc gia. Trong đó, 10 đơn vị trường được công nhận đạt chuẩn mức độ II, 32 đơn vị trường đạt chuẩn mức độ I. Năm học 2023-2024, huyện Mai Sơn tiếp tục đầu tư xây dựng cơ sở vật chất trường lớp theo hướng chuẩn hóa, từng bước nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện trên địa bàn.
  • 'Tham mưu tốt công tác kiểm sát lĩnh vực dân sự, hành chính

    Tham mưu tốt công tác kiểm sát lĩnh vực dân sự, hành chính

    Xã hội -
    Bám sát các văn bản chỉ đạo của cấp trên, Phòng Kiểm sát việc giải quyết các vụ, việc dân sự, hôn nhân và gia đình, vụ án hành chính, vụ việc kinh doanh, thương mại, lao động và những việc khác theo quy định của pháp luật (Phòng 9), Viện Kiểm sát nhân dân tỉnh đã tham mưu cho lãnh đạo Viện thực hiện tốt công tác đột phá về lĩnh vực dân sự, hành chính, nhằm nâng cao chất lượng công tác kiểm sát các hoạt động tư pháp.
  • 'Thực hiện tốt vai trò nòng cốt trong quản lý, bảo vệ rừng

    Thực hiện tốt vai trò nòng cốt trong quản lý, bảo vệ rừng

    Xã hội -
    Thuận Châu là một trong những địa phương có diện tích rừng lớn của tỉnh. Những năm qua, công tác quản lý, bảo vệ và phát triển rừng luôn được cấp ủy, chính quyền quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo. Các chương trình, dự án phát triển lâm nghiệp, công tác tuyên truyền quy định của pháp luật về quản lý, bảo vệ và phát triển rừng được triển khai thực hiện đồng bộ, hiệu quả, góp phần nâng cao nhận thức của các chủ rừng và nhân dân.
  • 'Rừng xanh Pạ Lò

    Rừng xanh Pạ Lò

    Xã hội -
    Trung tuần tháng 5, chúng tôi có dịp cùng cán bộ Hạt Kiểm lâm huyện Quỳnh Nhai trở lại bản Pạ Lò, xã Cà Nàng. Nằm ngay bên hồ sông Đà, sau cơn mưa đầu mùa, những cánh rừng trải dài khắp các sườn đồi như được thay màu xanh tươi mới. Nhiều năm qua, ở bản không còn đất trống, đồi trọc, Pạ Lò trở thành điểm sáng của huyện Quỳnh Nhai về bảo vệ, PCCCR, phát triển mô hình kinh tế dưới tán rừng và quản lý, sử dụng hiệu quả tiền dịch vụ môi trường rừng.
  • 'Giáo dục truyền thống cách mạng cho thế hệ trẻ

    Giáo dục truyền thống cách mạng cho thế hệ trẻ

    Xã hội -
    Đẩy mạnh giáo dục truyền thống, lý tưởng cách mạng cho học sinh ở những khu di tích lịch sử, để từ đó, mỗi học sinh tự hào và am hiểu về lịch sử địa phương, có ý thức bảo vệ, gìn giữ những di tích lịch sử của quê hương mình, đó là những hoạt động đang được các nhà trường trên địa bàn huyện Yên Châu thực hiện.
  • 'Chú trọng công tác kiểm tra giám sát

    Chú trọng công tác kiểm tra giám sát

    Xây dựng Đảng -
    Đảng bộ xã Chiềng Cang, huyện Sông Mã, có 510 đảng viên, sinh hoạt tại 33 chi bộ trực thuộc. Những năm qua, công tác kiểm tra, giám sát, thi hành kỷ luật của Đảng luôn được Đảng bộ xã quan tâm thực hiện, góp phần nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của tổ chức đảng và đảng viên.
  • 'Thành phố phát triển kinh tế số

    Thành phố phát triển kinh tế số

    Chuyển đổi số -
    Thúc đẩy phát triển kinh tế số, thành phố Sơn La tích cực hỗ trợ doanh nghiệp, hộ kinh doanh và nhân dân ứng dụng công nghệ thông tin, nâng cao hiệu quả sản xuất, kinh doanh, mang lại nhiều tiện ích cho người dùng.
  • 'Sự thật cái gọi là "Việt Nam vi phạm nhân quyền"

    Sự thật cái gọi là "Việt Nam vi phạm nhân quyền"

    hững năm qua, Việt Nam luôn nhất quán chính sách thúc đẩy và bảo vệ quyền con người; coi con người là trung tâm, là động lực của quá trình đổi mới và phát triển đất nước. Tuy nhiên, với động cơ thiếu trong sáng, vẫn có một số tổ chức quốc tế cố tình đưa ra những báo cáo phiến diện nhằm xuyên tạc tình hình, phủ nhận các thành tựu trong bảo vệ và thực thi quyền con người ở Việt Nam.