Tiềm năng phát triển du lịch vùng cao Bắc Yên

Huyện vùng cao Bắc Yên được thiên nhiên ưu đãi với khí hậu trong lành, mát mẻ quanh năm, vẻ đẹp hoang sơ, phong cảnh hữu tình, núi non hùng vỹ. Nơi đây không chỉ có những giá trị về mặt lịch sử, mà còn lưu giữ những nét văn hóa truyền thống của đồng bào các dân tộc vùng cao, là những điều kiện thuận lợi phát triển du lịch trải nghiệm, nghỉ dưỡng.

 

 

Bình minh trên đỉnh Tà Xùa (Bắc Yên).

Ảnh: Huy Nghĩa

                 

Đến với Bắc Yên, du khách được trải nghiệm vườn chè cổ thụ hàng trăm năm tuổi Tà Xùa, đã được công nhận Cây Di sản Việt Nam; thăm vườn đào nguyên bản hay rừng sơn tra ở các xã vùng cao Làng Chếu, Xím Vàng, Hang Chú; ngắm hồ sen xã Hua Nhàn, khám phá hang A Phủ, xã Hồng Ngài hay bãi đá cổ Khe Hổ, xã Hang Chú có nhiều điểm tương đồng với bãi đá cổ ở Sa Pa được công nhận là di tích cấp quốc gia... Bắc Yên có vùng lòng hồ sông Đà là tiềm năng để phát triển du lịch sinh thái, du lịch mạo hiểm, du lịch văn hóa, du lịch cộng đồng hay du lịch khám phá trải nghiệm với những phiên chợ trên lòng hồ. Mảnh đất, núi rừng Bắc Yên còn chứa đựng những giá trị văn hóa vật thể, phi vật thể hấp dẫn, sắc thái văn hóa của các dân tộc Mông, Dao, Mường, Thái với các lễ hội truyền thống, làn điệu dân ca, vũ điệu dân gian, trang phục, kiến trúc nhà ở, nghề dệt, nghề rèn, nghề đan lát, đua ngựa, các môn thể thao và trò chơi truyền thống thu hút đông đảo du khách khám phá, trải nghiệm.

Du khách tham quan, trải nghiệm tại Sống lưng Khủng Long, xã Háng Đồng (Bắc Yên).

Những năm gần đây, huyện Bắc Yên đã và đang thực hiện nhiều giải pháp, góp phần nâng cao thu nhập cho người dân từ du lịch. HĐND huyện đã ban hành các nghị quyết về phát triển du lịch của huyện và kế hoạch bảo tồn và phát triển bản sắc văn hóa các dân tộc huyện giai đoạn 2018-2020, định hướng đến năm 2025. Theo đó, huyện Bắc Yên đã tập trung tuyên truyền, vận động, khuyến khích các đơn vị kinh doanh dịch vụ du lịch đầu tư, phục vụ khách du lịch tại các điểm du lịch sinh thái Tà Xùa, Sống lưng Khủng Long, Hồ Sen Hua Nhàn, Đồi Pu Nhi, Ruộng bậc thang Xím Vàng, vùng lòng hồ sông Đà. Lập quy hoạch, cắm mốc giới bảo vệ, xây dựng hạ tầng giao thông và đề nghị đầu tư trùng tu tôn tạo đối với các di tích đã được xếp hạng: Hang A Phủ và Bãi đá khắc cổ Khe Hổ. Lập kế hoạch nghiên cứu, khảo sát và triển khai thí điểm mô hình “Bản văn hóa du lịch” tại xã Tà Xùa gắn với văn hóa dân tộc Mông nhằm bảo tồn, khai thác các giá trị văn hóa (trong đó có kiến trúc nhà ở truyền thống) thành sản phẩm du lịch. Khôi phục và phát triển các nghề truyền thống, như: Nghề rèn, làm khèn bè, nấu rượu thóc truyền thống của đồng bào dân tộc Mông; nghề dệt vải, mây tre đan của đồng bào dân tộc Mường, Thái..., nhằm tạo ra các sản phẩm du lịch, quà tặng phục vụ du khách.

Đồng bào dân tộc Mông ở bản Bẹ, xã Tà Xùa (Bắc Yên) hái chè shan tuyết cổ thụ.

Hằng năm, huyện tổ chức hội chợ vùng cao, ngày hội văn hóa, thể thao và du lịch nhằm quảng bá hình ảnh thiên nhiên, con người vùng cao Bắc Yên. Đồng thời, phối hợp với các doanh nghiệp kinh doanh du lịch đẩy mạnh xã hội hóa hoạt động xúc tiến du lịch. Hiện, trên địa bàn huyện đang thực hiện quy trình triển khai dự án Khu du lịch sinh thái Việt Charm Tà Xùa do Công ty cổ phần Đầu tư và du lịch VIETCHARM thực hiện với số vốn đầu tư khoảng 50 tỷ đồng. Ngoài ra, toàn huyện có 21 cơ sở lưu trú, với 114 phòng nghỉ, với gần 400 chỗ nghỉ; có gần 100 lao động là người dân địa phương trực tiếp làm việc thường xuyên tại các đơn vị kinh doanh lưu trú du lịch và dịch vụ. Các cơ sở lưu trú du lịch cơ bản đáp ứng nhu cầu của khách tham quan, trải nghiệm du lịch trên địa bàn.

                 

Ông Phạm Thanh Bình, Trưởng phòng Văn hóa và Thông tin huyện Bắc Yên, cho biết: Những tháng đầu năm nay, trước diễn biến dịch bệnh COVID-19, lượng du khách đến tham quan, nghỉ dưỡng giảm so với mọi năm. Tận dụng khoảng thời gian không đón khách du lịch do giãn cách xã hội, huyện đã phối hợp với các ngành chức năng vận động, tuyên truyền các cơ sở lưu trú, du lịch đầu tư, trang bị cơ sở vật chất, nâng cao chất lượng các sản phẩm du lịch để phục vụ tốt hơn nhu cầu du khách trong và ngoài nước. 6 tháng đầu năm nay, toàn huyện đón gần 18.000 lượt khách, trong đó có 226 khách quốc tế, doanh thu ước đạt 9,4 tỷ đồng.

Du khách tham quan, trải nghiệm tại đồi Pu Nhi, xã Phiêng Ban (Bắc Yên).

Huyện Bắc Yên đang xây dựng thương hiệu du lịch mang đặc trưng riêng của huyện vùng cao, phát triển theo hướng du lịch xanh và bền vững, gắn với giữ gìn và phát huy các giá trị văn hóa truyền thống; kết nối du lịch với các khu du lịch trọng điểm của tỉnh, của quốc gia; xây dựng sản phẩm du lịch, dịch vụ du lịch đa dạng, có chất lượng, đáp ứng nhu cầu du khách trong nước và quốc tế.

Thu Thảo
BÌNH LUẬN

Bạn còn 500/500 ký tự

Bạn vui lòng nhập từ 5 ký tự trở lên !!!

Tin mới

  • 'Nâng cao năng lực quản lý nhà nước về rừng và đất lâm nghiệp

    Nâng cao năng lực quản lý nhà nước về rừng và đất lâm nghiệp

    Xã hội -
    Ngày 21/5/1974, lực lượng Kiểm lâm Sơn La được thành lập, trải qua 50 năm xây dựng và phát triển, dưới sự lãnh đạo, chỉ đạo của Tỉnh ủy, HĐND, UBND tỉnh, trực tiếp là Sở Nông nghiệp và PTNT, lực lượng kiểm lâm Sơn La luôn đoàn kết, nêu cao tinh thần trách nhiệm, ý thức tổ chức kỷ luật, hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao.
  • 'Xây dựng, nâng cao chất lượng trường đạt chuẩn quốc gia

    Xây dựng, nâng cao chất lượng trường đạt chuẩn quốc gia

    Khoa Giáo -
    Hiện nay, huyện Mai Sơn có 42/63 trường đạt chuẩn quốc gia. Trong đó, 10 đơn vị trường được công nhận đạt chuẩn mức độ II, 32 đơn vị trường đạt chuẩn mức độ I. Năm học 2023-2024, huyện Mai Sơn tiếp tục đầu tư xây dựng cơ sở vật chất trường lớp theo hướng chuẩn hóa, từng bước nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện trên địa bàn.
  • 'Tham mưu tốt công tác kiểm sát lĩnh vực dân sự, hành chính

    Tham mưu tốt công tác kiểm sát lĩnh vực dân sự, hành chính

    Xã hội -
    Bám sát các văn bản chỉ đạo của cấp trên, Phòng Kiểm sát việc giải quyết các vụ, việc dân sự, hôn nhân và gia đình, vụ án hành chính, vụ việc kinh doanh, thương mại, lao động và những việc khác theo quy định của pháp luật (Phòng 9), Viện Kiểm sát nhân dân tỉnh đã tham mưu cho lãnh đạo Viện thực hiện tốt công tác đột phá về lĩnh vực dân sự, hành chính, nhằm nâng cao chất lượng công tác kiểm sát các hoạt động tư pháp.
  • 'Thực hiện tốt vai trò nòng cốt trong quản lý, bảo vệ rừng

    Thực hiện tốt vai trò nòng cốt trong quản lý, bảo vệ rừng

    Xã hội -
    Thuận Châu là một trong những địa phương có diện tích rừng lớn của tỉnh. Những năm qua, công tác quản lý, bảo vệ và phát triển rừng luôn được cấp ủy, chính quyền quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo. Các chương trình, dự án phát triển lâm nghiệp, công tác tuyên truyền quy định của pháp luật về quản lý, bảo vệ và phát triển rừng được triển khai thực hiện đồng bộ, hiệu quả, góp phần nâng cao nhận thức của các chủ rừng và nhân dân.
  • 'Rừng xanh Pạ Lò

    Rừng xanh Pạ Lò

    Xã hội -
    Trung tuần tháng 5, chúng tôi có dịp cùng cán bộ Hạt Kiểm lâm huyện Quỳnh Nhai trở lại bản Pạ Lò, xã Cà Nàng. Nằm ngay bên hồ sông Đà, sau cơn mưa đầu mùa, những cánh rừng trải dài khắp các sườn đồi như được thay màu xanh tươi mới. Nhiều năm qua, ở bản không còn đất trống, đồi trọc, Pạ Lò trở thành điểm sáng của huyện Quỳnh Nhai về bảo vệ, PCCCR, phát triển mô hình kinh tế dưới tán rừng và quản lý, sử dụng hiệu quả tiền dịch vụ môi trường rừng.
  • 'Giáo dục truyền thống cách mạng cho thế hệ trẻ

    Giáo dục truyền thống cách mạng cho thế hệ trẻ

    Xã hội -
    Đẩy mạnh giáo dục truyền thống, lý tưởng cách mạng cho học sinh ở những khu di tích lịch sử, để từ đó, mỗi học sinh tự hào và am hiểu về lịch sử địa phương, có ý thức bảo vệ, gìn giữ những di tích lịch sử của quê hương mình, đó là những hoạt động đang được các nhà trường trên địa bàn huyện Yên Châu thực hiện.
  • 'Chú trọng công tác kiểm tra giám sát

    Chú trọng công tác kiểm tra giám sát

    Xây dựng Đảng -
    Đảng bộ xã Chiềng Cang, huyện Sông Mã, có 510 đảng viên, sinh hoạt tại 33 chi bộ trực thuộc. Những năm qua, công tác kiểm tra, giám sát, thi hành kỷ luật của Đảng luôn được Đảng bộ xã quan tâm thực hiện, góp phần nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của tổ chức đảng và đảng viên.
  • 'Thành phố phát triển kinh tế số

    Thành phố phát triển kinh tế số

    Chuyển đổi số -
    Thúc đẩy phát triển kinh tế số, thành phố Sơn La tích cực hỗ trợ doanh nghiệp, hộ kinh doanh và nhân dân ứng dụng công nghệ thông tin, nâng cao hiệu quả sản xuất, kinh doanh, mang lại nhiều tiện ích cho người dùng.
  • 'Sự thật cái gọi là "Việt Nam vi phạm nhân quyền"

    Sự thật cái gọi là "Việt Nam vi phạm nhân quyền"

    hững năm qua, Việt Nam luôn nhất quán chính sách thúc đẩy và bảo vệ quyền con người; coi con người là trung tâm, là động lực của quá trình đổi mới và phát triển đất nước. Tuy nhiên, với động cơ thiếu trong sáng, vẫn có một số tổ chức quốc tế cố tình đưa ra những báo cáo phiến diện nhằm xuyên tạc tình hình, phủ nhận các thành tựu trong bảo vệ và thực thi quyền con người ở Việt Nam.
  • 'Liên hoan các đội tuyên truyền măng non và diễn đàn tiếng nói nguyện vọng trẻ em năm 2024

    Liên hoan các đội tuyên truyền măng non và diễn đàn tiếng nói nguyện vọng trẻ em năm 2024

    Xã hội -
    Chào mừng kỷ niệm 134 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890 – 19/5/2024) và 83 năm ngày thành lập Đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh (15/5/1941 – 15/5/2024), tối 19/5, Tỉnh đoàn Sơn La tổ chức Liên hoan các đội tuyên truyền măng non và diễn đàn tiếng nói nguyện vọng trẻ em năm 2024.
  • 'Bản tin Podcast ngày 19/5/2024

    Bản tin Podcast ngày 19/5/2024

    Audio -
    Kính chào quý vị và các bạn. Mời quý vị và các bạn cập nhật tin tức mới nhất ngày 19/5/2024 qua bản tin thời sự Podcast của Báo Sơn La Online. Bản tin hôm nay có những tin đáng chú ý sau: • Mận hậu Sơn La vào hệ thống phân phối của Saigon Co.op • Sơn La tham gia Hội chợ triển lãm hàng công nghiệp nông thôn tiêu biểu khu vực phía Bắc năm 2024 • Giải đua xe đạp địa hình VTV Cup 2024 tại huyện Vân Hồ thành công tốt đẹp • Quốc hội tiến hành bầu Chủ tịch nước, Chủ tịch Quốc hội tại Kỳ họp thứ 7 • Thủ tướng kêu gọi mọi người dân Việt Nam đăng ký hiến tạng - gieo mầm sự sống
  • 'Không gian văn hóa các dân tộc tại Ngày hội hái quả mận hậu Mộc Châu

    Không gian văn hóa các dân tộc tại Ngày hội hái quả mận hậu Mộc Châu

    Ảnh -
    Ngày hội hái quả mận hậu Mộc Châu 2024 được tổ chức tại thung lũng mận Nà Ka, tiểu khu Pa Khen 1, thị trấn Nông trường Mộc Châu với nhiều hoạt động sôi nổi, hấp dẫn. Trong đó, điểm ấn tượng là 8 gian trại được trang trí theo chủ đề văn hóa đặc trưng của các dân tộc: Thái, Mông, Kinh, La Ha… của các xã, thị trấn trên địa bàn huyện Mộc Châu.