Nguồn vốn ưu đãi giúp nông dân giảm nghèo

Từ đầu năm đến nay, Phòng giao dịch Ngân hàng CSXH Quỳnh Nhai đã thực hiện phân bổ kịp thời kế hoạch vốn các chương trình tín dụng ưu đãi đối với hộ nghèo và các đối tượng chính sách trên địa bàn. Điều chỉnh, bổ sung chỉ tiêu kế hoạch tín dụng, giải ngân cho các xã đảm bảo phù hợp với nhu cầu thực tế và phát huy hiệu quả nguồn vốn tín dụng ưu đãi.

 

Từ nguồn vốn vay ưu đãi, nhiều hộ dân ở xã Chiềng Ơn (Quỳnh Nhai)

phát triển nuôi cá lồng trên lòng hồ thủy điện Sơn La.

Đến nay, tổng dư nợ các chương trình tín dụng ưu đãi trên địa bàn trên 240 tỷ đồng, với trên 7.000 hộ gia đình được vay vốn. Tại trụ sở các xã, điểm giao dịch Ngân hàng CSXH đều có biển chỉ dẫn, quy định rõ ngày giờ giao dịch, nội quy giao dịch, các chương trình cho vay, hòm thư góp ý và niêm yết công khai bộ quy định thủ tục giải quyết công việc, danh sách số hộ còn dư nợ. Trong các phiên giao dịch cố định, cán bộ Ngân hàng CSXH đều tổ chức tuyên truyền chủ trương, chính sách về tín dụng ưu đãi, hướng dẫn các thủ tục vay vốn, tiếp nhận hồ sơ tín dụng, giao ban với các đơn vị nhận ủy thác và tổ trưởng Tổ TK&VV. Đồng thời, Phòng giao dịch Ngân hàng CSXH huyện thường xuyên phối hợp với Ban giảm nghèo, các tổ chức chính trị - xã hội nhận ủy thác tại các xã rà soát, củng cố hoạt động của các tổ TK&VV, bảo đảm đúng theo quy định của Ngân hàng CSXH, từ khâu họp, bình xét cho vay, kiểm tra sử dụng vốn vay, đôn đốc thu lãi, tham gia tiền gửi; chủ động xử lý nợ đến hạn, đôn đốc thu hồi các khoản nợ quá hạn. Đặc biệt, trong quá trình triển khai các chương trình tín dụng ưu đãi, vai trò của các tổ TK&VV hết sức quan trọng, quyết định đến chất lượng tín dụng, từ việc bình xét công khai, dân chủ bảo đảm đúng những hộ có đủ điều kiện được vay vốn. Các tổ TK&VV hoạt động theo nguyên tắc tự nguyện, tương trợ, giúp đỡ nhau trong sản xuất và đời sống, cam kết sử dụng vốn vay đúng mục đích và trả nợ, trả lãi theo quy định. Hiện nay, trên địa bàn toàn huyện có 214 tổ TK&VV do các tổ chức chính trị - xã hội quản lý. Trong đó, Hội Nông dân có 64 tổ, dư nợ trên 68 tỷ đồng; Hội Phụ nữ 47 tổ, dư nợ gần 57 tỷ đồng; Hội CCB 52 tổ, dư nợ gần 60 tỷ đồng và Đoàn Thanh niên có 51 tổ, dư nợ trên 55 tỷ đồng. Qua kiểm tra, đánh giá, nhìn chung các tổ TK&VV đều thực hiện nghiêm túc việc thu lãi, thu tiền gửi của tổ viên và giao dịch theo lịch cố định của Ngân hàng CSXH tại xã tại trụ sở xã, nợ đến hạn được đôn đốc thu hồi và xử lý kịp thời quá hạn, tỷ lệ thu lãi đạt 89%. Phòng giao dịch thường xuyên củng cố, nâng cao chất lượng hoạt động của các tổ TK&VV, chỉ đạo cán bộ tín dụng phụ trách địa bàn phối hợp với các tổ chức hội đoàn thể nhận ủy thác theo dõi, giám sát hoạt động của các tổ TK&VV; tham mưu cho Trưởng Ban đại diện HĐQT Ngân hàng CSXH huyện xây dựng kế hoạch hoạt động đối với từng xã, từng tổ TK&VV, thực hiện việc đối chiếu, phân tích nợ vay của khách hàng, đối chiếu tiền gửi của tổ viên; phân công cụ thể lịch giao dịch, đôn đốc thu nợ đến hạn, giải ngân cho vay tại các xã.

Ông Đào Trọng Dương, Giám đốc Phòng giao dịch Quỳnh Nhai cho biết: Để bảo đảm hiệu quả nguồn vốn vay ưu đãi, Phòng giao dịch thường xuyên phối hợp với chính quyền các xã và các tổ chức đoàn thể nhận ủy thác hướng dẫn các hộ vay sử dụng vốn đúng mục đích. Đối với các xã vùng cao như Chiềng Khay, Mường Giôn xây dựng các mô hình phát triển chăn nuôi đại gia súc; các xã vùng lòng hồ thủy điện Sơn La, bà con đầu tư nuôi cá lồng, mua sắm dụng cụ đánh bắt thủy sản. Từ nguồn vốn vay tín dụng ưu đãi, đến nay đã có hàng nghìn lượt hộ nghèo và các đối tượng chính sách được vay vốn, tạo việc làm cho hàng trăm lao động nông thôn, nhiều hộ nghèo được vay vốn xây dựng, cải tạo, sửa chữa cải thiện về nhà ở.

Với mục tiêu tập trung nâng cao chất lượng tín dụng, hiện nay, Phòng giao dịch Ngân hàng CSXH Quỳnh Nhai đang tiếp tục đẩy mạnh cho vay các chương trình tín dụng ưu đãi. Trong đó, ưu tiên chương trình cho vay giải quyết việc làm, hộ sản xuất quy mô trang trại, tổ hợp tác và cơ sở sản xuất, thu hút nhiều lao động nông thôn. Tăng cường phối hợp với các tổ chức chính trị xã hội và cấp ủy, chính quyền địa phương kiểm tra, giám sát đối với hoạt động ủy thác, tổ TK&VV, cũng như việc sử dụng vốn, đánh giá và xử lý thu hồi nợ quá hạn, kịp thời phát hiện và xử lý các hành vi chiếm dụng vốn, rà soát, đánh giá các khoản nợ rủi ro để xử lý theo quy định, triển khai các giải pháp tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc, ngăn chặn các hiện tượng tiêu cực trong quá trình giải ngân, bảo đảm đúng đối tượng được vay vốn ưu đãi.

Ngọc Thuấn
BÌNH LUẬN

Bạn còn 500/500 ký tự

Bạn vui lòng nhập từ 5 ký tự trở lên !!!

Tin mới

  • 'Khai mạc trọng thể Kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XV

    Khai mạc trọng thể Kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XV

    Thời sự - Chính trị -
    Sáng 20/5, thực hiện quy định của Hiến pháp và Luật Tổ chức Quốc hội, Kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XV đã khai mạc trọng thể tại Nhà Quốc hội, Thủ đô Hà Nội. Kỳ họp sẽ xem xét, quyết định nhiều nội dung quan trọng trong công tác xây dựng pháp luật, giám sát tối cao, quyết định các vấn đề quan trọng của đất nước.
  • 'Kiểm tra công tác tổ chức Đại hội đại biểu các dân tộc thiểu số tại huyện Quỳnh Nhai

    Kiểm tra công tác tổ chức Đại hội đại biểu các dân tộc thiểu số tại huyện Quỳnh Nhai

    Thời sự - Chính trị -
    Ngày 20/5, Đoàn kiểm tra số 06, Ban Chỉ đạo Đại hội đại biểu các dân tộc thiểu số tỉnh Sơn La lần thứ IV năm 2024 do đồng chí Lã Minh Tuấn, Ủy viên Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh, Tổng Biên tập Báo Sơn La làm Trưởng đoàn đã kiểm tra công tác lãnh đạo, chỉ đạo và tổ chức đại hội tại huyện Quỳnh Nhai.
  • 'Nâng cao năng lực quản lý nhà nước về rừng và đất lâm nghiệp

    Nâng cao năng lực quản lý nhà nước về rừng và đất lâm nghiệp

    Xã hội -
    Ngày 21/5/1974, lực lượng Kiểm lâm Sơn La được thành lập, trải qua 50 năm xây dựng và phát triển, dưới sự lãnh đạo, chỉ đạo của Tỉnh ủy, HĐND, UBND tỉnh, trực tiếp là Sở Nông nghiệp và PTNT, lực lượng kiểm lâm Sơn La luôn đoàn kết, nêu cao tinh thần trách nhiệm, ý thức tổ chức kỷ luật, hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao.
  • 'Xây dựng, nâng cao chất lượng trường đạt chuẩn quốc gia

    Xây dựng, nâng cao chất lượng trường đạt chuẩn quốc gia

    Khoa Giáo -
    Hiện nay, huyện Mai Sơn có 42/63 trường đạt chuẩn quốc gia. Trong đó, 10 đơn vị trường được công nhận đạt chuẩn mức độ II, 32 đơn vị trường đạt chuẩn mức độ I. Năm học 2023-2024, huyện Mai Sơn tiếp tục đầu tư xây dựng cơ sở vật chất trường lớp theo hướng chuẩn hóa, từng bước nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện trên địa bàn.
  • 'Tham mưu tốt công tác kiểm sát lĩnh vực dân sự, hành chính

    Tham mưu tốt công tác kiểm sát lĩnh vực dân sự, hành chính

    Xã hội -
    Bám sát các văn bản chỉ đạo của cấp trên, Phòng Kiểm sát việc giải quyết các vụ, việc dân sự, hôn nhân và gia đình, vụ án hành chính, vụ việc kinh doanh, thương mại, lao động và những việc khác theo quy định của pháp luật (Phòng 9), Viện Kiểm sát nhân dân tỉnh đã tham mưu cho lãnh đạo Viện thực hiện tốt công tác đột phá về lĩnh vực dân sự, hành chính, nhằm nâng cao chất lượng công tác kiểm sát các hoạt động tư pháp.
  • 'Thực hiện tốt vai trò nòng cốt trong quản lý, bảo vệ rừng

    Thực hiện tốt vai trò nòng cốt trong quản lý, bảo vệ rừng

    Xã hội -
    Thuận Châu là một trong những địa phương có diện tích rừng lớn của tỉnh. Những năm qua, công tác quản lý, bảo vệ và phát triển rừng luôn được cấp ủy, chính quyền quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo. Các chương trình, dự án phát triển lâm nghiệp, công tác tuyên truyền quy định của pháp luật về quản lý, bảo vệ và phát triển rừng được triển khai thực hiện đồng bộ, hiệu quả, góp phần nâng cao nhận thức của các chủ rừng và nhân dân.
  • 'Rừng xanh Pạ Lò

    Rừng xanh Pạ Lò

    Xã hội -
    Trung tuần tháng 5, chúng tôi có dịp cùng cán bộ Hạt Kiểm lâm huyện Quỳnh Nhai trở lại bản Pạ Lò, xã Cà Nàng. Nằm ngay bên hồ sông Đà, sau cơn mưa đầu mùa, những cánh rừng trải dài khắp các sườn đồi như được thay màu xanh tươi mới. Nhiều năm qua, ở bản không còn đất trống, đồi trọc, Pạ Lò trở thành điểm sáng của huyện Quỳnh Nhai về bảo vệ, PCCCR, phát triển mô hình kinh tế dưới tán rừng và quản lý, sử dụng hiệu quả tiền dịch vụ môi trường rừng.
  • 'Giáo dục truyền thống cách mạng cho thế hệ trẻ

    Giáo dục truyền thống cách mạng cho thế hệ trẻ

    Xã hội -
    Đẩy mạnh giáo dục truyền thống, lý tưởng cách mạng cho học sinh ở những khu di tích lịch sử, để từ đó, mỗi học sinh tự hào và am hiểu về lịch sử địa phương, có ý thức bảo vệ, gìn giữ những di tích lịch sử của quê hương mình, đó là những hoạt động đang được các nhà trường trên địa bàn huyện Yên Châu thực hiện.
  • 'Chú trọng công tác kiểm tra giám sát

    Chú trọng công tác kiểm tra giám sát

    Xây dựng Đảng -
    Đảng bộ xã Chiềng Cang, huyện Sông Mã, có 510 đảng viên, sinh hoạt tại 33 chi bộ trực thuộc. Những năm qua, công tác kiểm tra, giám sát, thi hành kỷ luật của Đảng luôn được Đảng bộ xã quan tâm thực hiện, góp phần nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của tổ chức đảng và đảng viên.
  • 'Thành phố phát triển kinh tế số

    Thành phố phát triển kinh tế số

    Chuyển đổi số -
    Thúc đẩy phát triển kinh tế số, thành phố Sơn La tích cực hỗ trợ doanh nghiệp, hộ kinh doanh và nhân dân ứng dụng công nghệ thông tin, nâng cao hiệu quả sản xuất, kinh doanh, mang lại nhiều tiện ích cho người dùng.
  • 'Sự thật cái gọi là "Việt Nam vi phạm nhân quyền"

    Sự thật cái gọi là "Việt Nam vi phạm nhân quyền"

    hững năm qua, Việt Nam luôn nhất quán chính sách thúc đẩy và bảo vệ quyền con người; coi con người là trung tâm, là động lực của quá trình đổi mới và phát triển đất nước. Tuy nhiên, với động cơ thiếu trong sáng, vẫn có một số tổ chức quốc tế cố tình đưa ra những báo cáo phiến diện nhằm xuyên tạc tình hình, phủ nhận các thành tựu trong bảo vệ và thực thi quyền con người ở Việt Nam.