Mai Sơn chú trọng đào tạo nghề cho lao động nông thôn

Thực hiện Quyết định 1956/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án “Đào tạo nghề cho lao động nông thôn đến năm 2020”, công tác đào tạo nghề trên địa bàn huyện Mai Sơn luôn được quan tâm, chỉ đạo thực hiện tốt và đạt được những kết quả quan trọng.

Hội nghị tư vấn giới thiệu việc làm tại xã Chiềng Chăn (Mai Sơn).

Toàn huyện hiện có trên 141.000 lao động tại vùng nông thôn, trong đó, 90,3% lao động nông nghiệp, 9,7% lao động phi nông nghiệp. Nguồn lao động dồi dào, nhưng chất lượng còn nhiều hạn chế, do tỷ lệ lao động qua đào tạo không cao, năng suất lao động chưa hiệu quả, nhiều lao động chưa đáp ứng được trình độ chuyên môn, kỹ thuật của các doanh nghiệp... Để công tác đào tạo nghề cho lao động nông thôn đạt kết quả, huyện Mai Sơn đã chủ động, triển khai kịp thời chương trình đào tạo nghề, gắn với mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội của địa phương; số lượng lao động được đào tạo nghề tăng lên hàng năm, góp phần hỗ trợ kỹ năng sản xuất, tay nghề cho lao động khu vực nông thôn, từng bước giúp cho lao động có việc làm, tạo thu nhập ổn định và nâng cao đời sống.

Từ năm 2011 đến nay, huyện đã tuyên truyền, phổ biến chính sách, tư vấn học nghề và việc làm đối với lao động nông thôn tại 22 xã, thị trấn cho gần 9.200 lao động. Theo Đề án, huyện Mai Sơn đã mở 55 lớp đào tạo, dạy nghề cho 1.759 lao động (33 lớp nghề nông nghiệp, 22 lớp nghề phi nông nghiệp). Tính bình quân, mỗi năm đào tạo 232 lao động trên địa bàn; lao động nông thôn được đào tạo, dạy nghề mới đạt từ 0,35% đến 0,45%; số còn lại chủ yếu tham gia các lớp tập huấn, chuyển giao KHKT. Qua các năm, tỷ lệ hộ nghèo tham gia đào tạo nghề bình quân 13%-14%; lao động là đồng bào dân tộc thiểu số được tham gia đào tạo nghề từ 94% - 95%; lao động nữ tham gia học nghề chiếm 18% - 19%; số lao động có việc làm thường xuyên trên địa bàn huyện chiếm tỷ lệ từ 92% - 93%. Vấn đề lao động, việc làm trên địa bàn chưa phát huy hiệu quả, vì trên địa bàn chủ yếu là các doanh nghiệp nhỏ, ngành nghề sản xuất, kinh doanh còn chưa phù hợp với lao động nông thôn.

Nhằm từng bước giải quyết những vấn đề bất cập kể trên, bên cạnh giới thiệu việc làm, Mai Sơn chú trọng tư vấn, lựa chọn ngành nghề phù hợp; các mô hình dạy nghề chủ yếu là sửa chữa máy nông nghiệp, điện dân dụng, xây dựng, chăn nuôi gia súc, kỹ thuật trồng nấm, chăn nuôi thú y, nhân giống cây ăn quả. Qua khảo sát, đã có 1.120/1.379 lao động qua học nghề có việc làm ổn định tại chỗ, đạt tỷ lệ trên 80%. Để hỗ trợ cho lao động, huyện còn tạo điều kiện cho vay vốn hỗ trợ tạo việc làm gần 98 tỷ đồng; phối hợp với các đơn vị tuyển lao động đi làm việc trong và ngoài nước. Đồng thời, tư vấn cho lao động nông thôn lựa chọn, lao động tự tạo việc làm tại chỗ, hình thành tổ dịch vụ tại cộng đồng, hỗ trợ phát triển sản xuất hoặc tìm việc làm tại doanh nghiệp. Hầu hết số lao động tự tạo việc làm bước đầu có thu nhập, tạo sự khích lệ đối với người học nghề. Số lao động nông thôn tốt nghiệp tự tạo được việc làm chiếm tỷ lệ khá cao so với trước đây, thu nhập người lao động bước đầu được cải thiện, đời sống gia đình được nâng cao.

Dù còn nhiều khó khăn, song nhìn chung công tác đào tạo nghề cho lao động nông thôn ở Mai Sơn đã tạo những chuyển biến tích cực trong nhận thức của lao động; hiệu quả trong công tác đào tạo nghề đã cơ bản bám sát quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, quy hoạch xây dựng nông mới của huyện.

Vũ Tuấn
BÌNH LUẬN

Bạn còn 500/500 ký tự

Bạn vui lòng nhập từ 5 ký tự trở lên !!!

Tin mới

  • 'Khai mạc trọng thể Kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XV

    Khai mạc trọng thể Kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XV

    Thời sự - Chính trị -
    Sáng 20/5, thực hiện quy định của Hiến pháp và Luật Tổ chức Quốc hội, Kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XV đã khai mạc trọng thể tại Nhà Quốc hội, Thủ đô Hà Nội. Kỳ họp sẽ xem xét, quyết định nhiều nội dung quan trọng trong công tác xây dựng pháp luật, giám sát tối cao, quyết định các vấn đề quan trọng của đất nước.
  • 'Kiểm tra công tác tổ chức Đại hội đại biểu các dân tộc thiểu số tại huyện Quỳnh Nhai

    Kiểm tra công tác tổ chức Đại hội đại biểu các dân tộc thiểu số tại huyện Quỳnh Nhai

    Thời sự - Chính trị -
    Ngày 20/5, Đoàn kiểm tra số 06, Ban Chỉ đạo Đại hội đại biểu các dân tộc thiểu số tỉnh Sơn La lần thứ IV năm 2024 do đồng chí Lã Minh Tuấn, Ủy viên Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh, Tổng Biên tập Báo Sơn La làm Trưởng đoàn đã kiểm tra công tác lãnh đạo, chỉ đạo và tổ chức đại hội tại huyện Quỳnh Nhai.
  • 'Nâng cao năng lực quản lý nhà nước về rừng và đất lâm nghiệp

    Nâng cao năng lực quản lý nhà nước về rừng và đất lâm nghiệp

    Xã hội -
    Ngày 21/5/1974, lực lượng Kiểm lâm Sơn La được thành lập, trải qua 50 năm xây dựng và phát triển, dưới sự lãnh đạo, chỉ đạo của Tỉnh ủy, HĐND, UBND tỉnh, trực tiếp là Sở Nông nghiệp và PTNT, lực lượng kiểm lâm Sơn La luôn đoàn kết, nêu cao tinh thần trách nhiệm, ý thức tổ chức kỷ luật, hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao.
  • 'Xây dựng, nâng cao chất lượng trường đạt chuẩn quốc gia

    Xây dựng, nâng cao chất lượng trường đạt chuẩn quốc gia

    Khoa Giáo -
    Hiện nay, huyện Mai Sơn có 42/63 trường đạt chuẩn quốc gia. Trong đó, 10 đơn vị trường được công nhận đạt chuẩn mức độ II, 32 đơn vị trường đạt chuẩn mức độ I. Năm học 2023-2024, huyện Mai Sơn tiếp tục đầu tư xây dựng cơ sở vật chất trường lớp theo hướng chuẩn hóa, từng bước nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện trên địa bàn.
  • 'Tham mưu tốt công tác kiểm sát lĩnh vực dân sự, hành chính

    Tham mưu tốt công tác kiểm sát lĩnh vực dân sự, hành chính

    Xã hội -
    Bám sát các văn bản chỉ đạo của cấp trên, Phòng Kiểm sát việc giải quyết các vụ, việc dân sự, hôn nhân và gia đình, vụ án hành chính, vụ việc kinh doanh, thương mại, lao động và những việc khác theo quy định của pháp luật (Phòng 9), Viện Kiểm sát nhân dân tỉnh đã tham mưu cho lãnh đạo Viện thực hiện tốt công tác đột phá về lĩnh vực dân sự, hành chính, nhằm nâng cao chất lượng công tác kiểm sát các hoạt động tư pháp.
  • 'Thực hiện tốt vai trò nòng cốt trong quản lý, bảo vệ rừng

    Thực hiện tốt vai trò nòng cốt trong quản lý, bảo vệ rừng

    Xã hội -
    Thuận Châu là một trong những địa phương có diện tích rừng lớn của tỉnh. Những năm qua, công tác quản lý, bảo vệ và phát triển rừng luôn được cấp ủy, chính quyền quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo. Các chương trình, dự án phát triển lâm nghiệp, công tác tuyên truyền quy định của pháp luật về quản lý, bảo vệ và phát triển rừng được triển khai thực hiện đồng bộ, hiệu quả, góp phần nâng cao nhận thức của các chủ rừng và nhân dân.
  • 'Rừng xanh Pạ Lò

    Rừng xanh Pạ Lò

    Xã hội -
    Trung tuần tháng 5, chúng tôi có dịp cùng cán bộ Hạt Kiểm lâm huyện Quỳnh Nhai trở lại bản Pạ Lò, xã Cà Nàng. Nằm ngay bên hồ sông Đà, sau cơn mưa đầu mùa, những cánh rừng trải dài khắp các sườn đồi như được thay màu xanh tươi mới. Nhiều năm qua, ở bản không còn đất trống, đồi trọc, Pạ Lò trở thành điểm sáng của huyện Quỳnh Nhai về bảo vệ, PCCCR, phát triển mô hình kinh tế dưới tán rừng và quản lý, sử dụng hiệu quả tiền dịch vụ môi trường rừng.
  • 'Giáo dục truyền thống cách mạng cho thế hệ trẻ

    Giáo dục truyền thống cách mạng cho thế hệ trẻ

    Xã hội -
    Đẩy mạnh giáo dục truyền thống, lý tưởng cách mạng cho học sinh ở những khu di tích lịch sử, để từ đó, mỗi học sinh tự hào và am hiểu về lịch sử địa phương, có ý thức bảo vệ, gìn giữ những di tích lịch sử của quê hương mình, đó là những hoạt động đang được các nhà trường trên địa bàn huyện Yên Châu thực hiện.
  • 'Chú trọng công tác kiểm tra giám sát

    Chú trọng công tác kiểm tra giám sát

    Xây dựng Đảng -
    Đảng bộ xã Chiềng Cang, huyện Sông Mã, có 510 đảng viên, sinh hoạt tại 33 chi bộ trực thuộc. Những năm qua, công tác kiểm tra, giám sát, thi hành kỷ luật của Đảng luôn được Đảng bộ xã quan tâm thực hiện, góp phần nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của tổ chức đảng và đảng viên.
  • 'Thành phố phát triển kinh tế số

    Thành phố phát triển kinh tế số

    Chuyển đổi số -
    Thúc đẩy phát triển kinh tế số, thành phố Sơn La tích cực hỗ trợ doanh nghiệp, hộ kinh doanh và nhân dân ứng dụng công nghệ thông tin, nâng cao hiệu quả sản xuất, kinh doanh, mang lại nhiều tiện ích cho người dùng.
  • 'Sự thật cái gọi là "Việt Nam vi phạm nhân quyền"

    Sự thật cái gọi là "Việt Nam vi phạm nhân quyền"

    hững năm qua, Việt Nam luôn nhất quán chính sách thúc đẩy và bảo vệ quyền con người; coi con người là trung tâm, là động lực của quá trình đổi mới và phát triển đất nước. Tuy nhiên, với động cơ thiếu trong sáng, vẫn có một số tổ chức quốc tế cố tình đưa ra những báo cáo phiến diện nhằm xuyên tạc tình hình, phủ nhận các thành tựu trong bảo vệ và thực thi quyền con người ở Việt Nam.