Thực hiện nghiêm các biện pháp phòng ngừa biến thể phụ BA.5 của Omicron

LTS: Biến thể phụ BA.5 của Omicron (biến thể mới của Covid-19) vừa xâm nhập vào Việt Nam được cho là lây lan nhanh hơn. Điều đáng quan tâm là BA.5 có thể gây bệnh ở người từng nhiễm các biến thể Omicron trước đó. Để hiểu hơn về biến chủng mới này, cũng như cách phòng chống, phóng viên Báo Sơn La đã có cuộc trao đổi với bác sỹ Lê Hồng Trường, Phó Giám đốc Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh. Xin giới thiệu cùng bạn đọc.

Tiêm vắc xin phòng Covid-19 cho cán bộ, chiến sĩ lực lượng Bộ đội Biên phòng tỉnh.

PV: Xin bác sỹ cho biết, mức độ nguy hiểm và sự lây lan của biến thể phụ BA.5 của Omicron?

Bác sỹ Lê Hồng Trường: Theo thông báo từ Tổ chức Y tế thế giới (WHO), biến thể phụ của Omicron (BA.4; BA.5) được phát hiện lần đầu tiên tại Nam Phi vào tháng 1/2022, sau đó lan sang nhiều quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới. Đến thời điểm hiện tại, Việt Nam cũng đã chính thức ghi nhận có các ca mắc biến thể phụ BA.5.

Theo thống kê số ca mắc tại Việt Nam nói chung, tại tỉnh Sơn La nói riêng trong thời gian vừa qua, nhóm BA.1 và BA.2 vẫn chiếm đa số. Tuy nhiên, nhận định thời gian tới, 2 biến thể phụ của Omicron, gồm BA.4 và BA.5 sẽ lây lan, lấn át và có thể thay thế biến thể cũ. Đặc biệt, hiện nay chúng ta đã nới lỏng các biện pháp chống dịch và mở cửa du lịch, thông thương với quốc tế, dự báo trong thời gian tới, số ca mắc tại Việt Nam nói chung, tại tỉnh Sơn La nói riêng sẽ có nguy cơ gia tăng và có thể tạo ra làn sóng dịch mới, nhưng quy mô sẽ nhỏ hơn làn sóng dịch đã được ghi nhận trước đây. Cùng với đó, việc chúng ta đang khẩn trương nâng tỷ lệ người dân được tiêm vắc xin thì dù số ca mắc biến thể phụ BA.4 và BA.5 có thể tăng nhanh, nhưng số ca chuyển biến nặng phải nhập viện, cần can thiệp y tế và tử vong sẽ giảm so với biến chủng Delta (biến chủng chính đã hoành hành tại Việt Nam trong đợt dịch thứ 4, từ tháng 4/2021 với rất nhiều trường hợp tử vong được ghi nhận trên cả nước).

Một trong những nguyên nhân để biến thể BA.4 và BA.5 được coi là nguy hiểm hơn các biến thể trước đây là do: chúng có thể lẩn trốn hệ miễn dịch của cơ thể, lẩn tránh kháng thể sau lần mắc Covid-19 của các phiên bản trước, cũng như sau khi tiêm vắc xin phòng Covid-19. Vì vậy, ngoài những trường hợp chưa mắc Covid-19 sẽ có nguy cơ rất cao mắc thì những người đã tiêm hay mắc Covid-19 trước đó đều có khả năng mắc hoặc tái nhiễm.

Theo CDC Hoa Kỳ, các triệu chứng thông thường khi mắc Covid-19 bao gồm sốt hoặc ớn lạnh; ho; hụt hơi hoặc khó thở; mệt mỏi; đau cơ hoặc tê mỏi người; đau đầu; mất vị giác hoặc khứu giác; viêm họng; nghẹt mũi hoặc chảy nước mũi; buồn nôn hoặc nôn; tiêu chảy. Còn đối với biến thể BA.5, hầu hết người mắc bệnh sẽ có 4 triệu chứng chính là ho, mệt mỏi, nghẹt mũi, chảy nước mũi.

PV: Phương pháp điều trị khi mắc biến thể phụ BA.5 của Omicron được thực hiện thế nào thưa bác sỹ?

Bác sỹ Lê Hồng Trường: Có thể khẳng định Covid-19 không phải là một bệnh nhẹ, ngay kể cả khi một người khỏe mạnh mắc bệnh thì cũng chưa chắc các triệu chứng của bệnh sẽ nhẹ hơn, nên khi mắc Covid-19 (bất kỳ biến thể nào) thì việc quan trọng nhất là tuân thủ nghiêm chế độ theo dõi, điều trị theo hướng dẫn của Bộ Y tế tại Quyết định số 250/QĐ-BYT ngày 28/1/2022 về ban hành Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị Covid-19 (trong cơ sở khám, chữa bệnh); Quyết định số 261/QĐ-BYT ngày 31/1/2022 về việc ban hành “Hướng dẫn quản lý người mắc Covid-19 tại nhà”. Ngoài ra, người bệnh cần có chế độ ăn uống, sinh hoạt hợp lý để nâng cao sức đề kháng của cơ thể; thường xuyên theo dõi diễn biến tình hình sức khỏe; khi có các triệu chứng trở nặng của bệnh cần đến ngay các cơ sở y tế, bệnh viện để điều trị kịp thời.

PV: Theo bác sỹ cần thực hiện những biện pháp phòng ngừa biến thể phụ BA.5 như thế nào?

Bác sỹ Lê Hồng Trường: Biện pháp phòng bệnh hiệu quả nhất tại thời điểm này là thực hiện nghiêm biện pháp phòng chống dịch V2K theo khuyến cáo của Bộ Y tế (vắc xin + khẩu trang + khử khuẩn). Trong đó, vắc xin là quan trọng nhất. Vì vậy, các huyện, thành phố trong tỉnh cần đẩy nhanh tiến độ tiêm vắc xin mũi nhắc lại cho người dân theo khuyến cáo của Bộ Y tế. Đồng thời, khuyến cáo người dân hãy đến các cơ sở tiêm chủng để được tiêm liều bổ sung, nhắc lại mũi 1, mũi 2 khi tới lượt. Như vậy mới củng cố miễn dịch, bảo vệ sức khỏe, tính mạng và khôi phục, phát triển kinh tế, xã hội trong điều kiện thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch bệnh Covid-19.

PV: Trân trọng cảm ơn bác sỹ.

Hồng Luận (Thực hiện)

BÌNH LUẬN

Bạn còn 500/500 ký tự

Bạn vui lòng nhập từ 5 ký tự trở lên !!!

Tin mới

  • 'Khai mạc trọng thể Kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XV

    Khai mạc trọng thể Kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XV

    Thời sự - Chính trị -
    Sáng 20/5, thực hiện quy định của Hiến pháp và Luật Tổ chức Quốc hội, Kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XV đã khai mạc trọng thể tại Nhà Quốc hội, Thủ đô Hà Nội. Kỳ họp sẽ xem xét, quyết định nhiều nội dung quan trọng trong công tác xây dựng pháp luật, giám sát tối cao, quyết định các vấn đề quan trọng của đất nước.
  • 'Kiểm tra công tác tổ chức Đại hội đại biểu các dân tộc thiểu số tại huyện Quỳnh Nhai

    Kiểm tra công tác tổ chức Đại hội đại biểu các dân tộc thiểu số tại huyện Quỳnh Nhai

    Thời sự - Chính trị -
    Ngày 20/5, Đoàn kiểm tra số 06, Ban Chỉ đạo Đại hội đại biểu các dân tộc thiểu số tỉnh Sơn La lần thứ IV năm 2024 do đồng chí Lã Minh Tuấn, Ủy viên Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh, Tổng Biên tập Báo Sơn La làm Trưởng đoàn đã kiểm tra công tác lãnh đạo, chỉ đạo và tổ chức đại hội tại huyện Quỳnh Nhai.
  • 'Nâng cao năng lực quản lý nhà nước về rừng và đất lâm nghiệp

    Nâng cao năng lực quản lý nhà nước về rừng và đất lâm nghiệp

    Xã hội -
    Ngày 21/5/1974, lực lượng Kiểm lâm Sơn La được thành lập, trải qua 50 năm xây dựng và phát triển, dưới sự lãnh đạo, chỉ đạo của Tỉnh ủy, HĐND, UBND tỉnh, trực tiếp là Sở Nông nghiệp và PTNT, lực lượng kiểm lâm Sơn La luôn đoàn kết, nêu cao tinh thần trách nhiệm, ý thức tổ chức kỷ luật, hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao.
  • 'Xây dựng, nâng cao chất lượng trường đạt chuẩn quốc gia

    Xây dựng, nâng cao chất lượng trường đạt chuẩn quốc gia

    Khoa Giáo -
    Hiện nay, huyện Mai Sơn có 42/63 trường đạt chuẩn quốc gia. Trong đó, 10 đơn vị trường được công nhận đạt chuẩn mức độ II, 32 đơn vị trường đạt chuẩn mức độ I. Năm học 2023-2024, huyện Mai Sơn tiếp tục đầu tư xây dựng cơ sở vật chất trường lớp theo hướng chuẩn hóa, từng bước nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện trên địa bàn.
  • 'Tham mưu tốt công tác kiểm sát lĩnh vực dân sự, hành chính

    Tham mưu tốt công tác kiểm sát lĩnh vực dân sự, hành chính

    Xã hội -
    Bám sát các văn bản chỉ đạo của cấp trên, Phòng Kiểm sát việc giải quyết các vụ, việc dân sự, hôn nhân và gia đình, vụ án hành chính, vụ việc kinh doanh, thương mại, lao động và những việc khác theo quy định của pháp luật (Phòng 9), Viện Kiểm sát nhân dân tỉnh đã tham mưu cho lãnh đạo Viện thực hiện tốt công tác đột phá về lĩnh vực dân sự, hành chính, nhằm nâng cao chất lượng công tác kiểm sát các hoạt động tư pháp.
  • 'Thực hiện tốt vai trò nòng cốt trong quản lý, bảo vệ rừng

    Thực hiện tốt vai trò nòng cốt trong quản lý, bảo vệ rừng

    Xã hội -
    Thuận Châu là một trong những địa phương có diện tích rừng lớn của tỉnh. Những năm qua, công tác quản lý, bảo vệ và phát triển rừng luôn được cấp ủy, chính quyền quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo. Các chương trình, dự án phát triển lâm nghiệp, công tác tuyên truyền quy định của pháp luật về quản lý, bảo vệ và phát triển rừng được triển khai thực hiện đồng bộ, hiệu quả, góp phần nâng cao nhận thức của các chủ rừng và nhân dân.
  • 'Rừng xanh Pạ Lò

    Rừng xanh Pạ Lò

    Xã hội -
    Trung tuần tháng 5, chúng tôi có dịp cùng cán bộ Hạt Kiểm lâm huyện Quỳnh Nhai trở lại bản Pạ Lò, xã Cà Nàng. Nằm ngay bên hồ sông Đà, sau cơn mưa đầu mùa, những cánh rừng trải dài khắp các sườn đồi như được thay màu xanh tươi mới. Nhiều năm qua, ở bản không còn đất trống, đồi trọc, Pạ Lò trở thành điểm sáng của huyện Quỳnh Nhai về bảo vệ, PCCCR, phát triển mô hình kinh tế dưới tán rừng và quản lý, sử dụng hiệu quả tiền dịch vụ môi trường rừng.
  • 'Giáo dục truyền thống cách mạng cho thế hệ trẻ

    Giáo dục truyền thống cách mạng cho thế hệ trẻ

    Xã hội -
    Đẩy mạnh giáo dục truyền thống, lý tưởng cách mạng cho học sinh ở những khu di tích lịch sử, để từ đó, mỗi học sinh tự hào và am hiểu về lịch sử địa phương, có ý thức bảo vệ, gìn giữ những di tích lịch sử của quê hương mình, đó là những hoạt động đang được các nhà trường trên địa bàn huyện Yên Châu thực hiện.
  • 'Chú trọng công tác kiểm tra giám sát

    Chú trọng công tác kiểm tra giám sát

    Xây dựng Đảng -
    Đảng bộ xã Chiềng Cang, huyện Sông Mã, có 510 đảng viên, sinh hoạt tại 33 chi bộ trực thuộc. Những năm qua, công tác kiểm tra, giám sát, thi hành kỷ luật của Đảng luôn được Đảng bộ xã quan tâm thực hiện, góp phần nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của tổ chức đảng và đảng viên.
  • 'Thành phố phát triển kinh tế số

    Thành phố phát triển kinh tế số

    Chuyển đổi số -
    Thúc đẩy phát triển kinh tế số, thành phố Sơn La tích cực hỗ trợ doanh nghiệp, hộ kinh doanh và nhân dân ứng dụng công nghệ thông tin, nâng cao hiệu quả sản xuất, kinh doanh, mang lại nhiều tiện ích cho người dùng.
  • 'Sự thật cái gọi là "Việt Nam vi phạm nhân quyền"

    Sự thật cái gọi là "Việt Nam vi phạm nhân quyền"

    hững năm qua, Việt Nam luôn nhất quán chính sách thúc đẩy và bảo vệ quyền con người; coi con người là trung tâm, là động lực của quá trình đổi mới và phát triển đất nước. Tuy nhiên, với động cơ thiếu trong sáng, vẫn có một số tổ chức quốc tế cố tình đưa ra những báo cáo phiến diện nhằm xuyên tạc tình hình, phủ nhận các thành tựu trong bảo vệ và thực thi quyền con người ở Việt Nam.