Nâng cao chỉ số hiệu quả quản trị và hành chính công

Chỉ số hiệu quả quản trị và hành chính công (PAPI) được Chương trình phát triển Liên hợp quốc tại Việt Nam đánh giá thường niên tại 63 tỉnh, thành phố với 8 nội dung, gồm: Tham gia của người dân ở cấp cơ sở; công khai, minh bạch; trách nhiệm giải trình với người dân; kiểm soát tham nhũng trong khu vực công; thủ tục hành chính công; cung ứng dịch vụ công; quản trị môi trường; quản trị điện tử. Việc cải thiện và nâng cao chỉ số này, trở thành nhiệm vụ trọng tâm của các cấp, ngành trong tỉnh, góp phần xây dựng nền hành chính chuyên nghiệp, hoạt động hiệu lực, hiệu quả, vì nhân dân phục vụ.

Giải quyết TTHC cho nhân dân tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả xã Phiêng Khoài, huyện Yên Châu.

Năm 2022, chỉ số PAPI của tỉnh Sơn La đạt 40,86 điểm, đứng thứ 46/63 tỉnh, thành phố, tăng 4 bậc so với năm 2021. Tuy tăng bậc nhưng chỉ số PAPI của tỉnh xếp vào nhóm đạt điểm trung bình thấp của cả nước; các chỉ số nội dung có mức độ gia tăng điểm số không đều, kết quả chưa mang tính ổn định, bền vững. Trong 8 chỉ số nội dung có 1 chỉ số thuộc nhóm đạt điểm cao (thủ tục hành chính công); còn lại các chỉ số thuộc nhóm đạt điểm trung bình thấp và thấp. Trong đó, 2 nội dung giảm điểm nhiều là quản trị môi trường và cung ứng dịch vụ công.

Ông Nguyễn Thanh Tịnh, Phó Giám đốc Sở Nội vụ, cho biết: Qua phân tích cho thấy, có nhiều nguyên nhân cản trở việc cải thiện và nâng cao chỉ số PAPI của tỉnh. Trong đó, việc tuyên truyền, phổ biến, quán triệt chủ trương của Đảng, cơ chế, chính sách của Nhà nước đến người dân chưa thường xuyên, mức độ chưa sâu. Việc lựa chọn mẫu điều tra chỉ số chưa phù hợp để đánh giá hiệu quả hoạt động của cả hệ thống chính quyền các cấp của tỉnh; nhiều địa phương được chọn điều tra nằm trong diện điều kiện kinh tế khó khăn; bộ câu hỏi để điều tra, khảo sát dài và khó đối với những người có trình độ hạn chế... phần nào làm ảnh hưởng đến kết quả đánh giá chỉ số PAPI của tỉnh. Bên cạnh đó, việc giải quyết thủ tục hành chính (TTHC) còn nhiều hạn chế; vẫn còn hồ sơ TTHC chậm xử lý; tỷ lệ sử dụng dịch vụ công trực tuyến, sử dụng internet còn thấp; một bộ phận cán bộ, công chức, viên chức ý thức trách nhiệm trong thực thi công vụ, chưa giải đáp khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, khúc mắc của người dân kịp thời, đầy đủ...

Đối với chỉ số nội dung “Quản trị điện tử”, năm 2022, tỉnh chỉ đạt 2,32 điểm và thuộc nhóm điểm thấp. Nguyên nhân do phần lớn chưa có thói quen tìm hiểu thông tin trên Cổng thông tin điện tử (TTĐT) tỉnh và trang thông tin của các cơ quan Nhà nước cung cấp. Hoặc người dân muốn truy cập vào các trang trên nhưng không biết địa chỉ; có trường hợp chưa biết cách truy cập...

Ông Phạm Đại Phong, Phó Giám đốc Sở Thông tin và Truyền thông, cho biết: Cải thiện chỉ số thành phần “Quản trị điện tử”, Sở đã tham mưu, đề xuất UBND tỉnh giao các cơ quan, đơn vị rà soát, nâng cấp cổng TTĐT, cung cấp TTHC đầy đủ, kịp thời, công khai, minh bạch. Cùng với đó, đào tạo nâng cao khả năng cho cán bộ, công chức, nhất là đội ngũ quản trị mạng về ứng dụng công nghệ thông tin, sử dụng Cổng dịch vụ công và hệ thống thông tin một cửa điện tử, quản trị cổng thông tin điện tử và an toàn. Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác quản lý nhà nước; kiểm tra, đôn đốc các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ viễn thông, internet đảm bảo chất lượng, giá cước phù hợp…

Cán bộ Cục Thuế tỉnh hướng dẫn đoàn viên thanh niên sử dụng dịch vụ công trực tuyến.

UBND tỉnh đã chỉ đạo các sở, ban, ngành, UBND các huyện, thành phố thực hiện nghiêm các nhiệm vụ, giải pháp nâng cao chỉ số PAPI; khẩn trương xây dựng kế hoạch giữ vững các chỉ số thuộc nhóm điểm cao; khắc phục những chỉ số thuộc nhóm điểm thấp theo chức năng, nhiệm vụ; tăng cường tuyên truyền về các chỉ số nội dung liên quan đến người dân và chính quyền cơ sở.

Thành phố Sơn La là một trong 3 địa phương được chọn khảo sát chỉ số PAPI. Thành phố đã chủ động tuyên truyền tới người dân về ý nghĩa, tầm quan trọng của chỉ số; tạo điều kiện thuận lợi cho nhóm khảo sát thực hiện điều tra, phỏng vấn người dân. Đợt khảo sát đạt mục tiêu về số lượng mẫu điều tra, bảo đảm tiến độ, tính khách quan.

Thời gian qua, Thành phố thực hiện giải phóng mặt bằng (GPMB) liên quan đến nhiều dự án lớn, trọng điểm của tỉnh. Địa phương tăng cường tổ chức hội nghị đối thoại với hộ dân thuộc diện GPMB; tuyên truyền, vận động nhân dân ủng hộ. Tuy nhiên, quá trình triển khai, vẫn tồn tại một số vấn đề liên quan đến việc giải trình, hướng dẫn của cán bộ, công chức cho người dân về chủ trương, chính sách, dẫn đến việc nhìn nhận, đánh giá của người dân về chỉ số nội dung “Công khai, minh bạch” và “Trách nhiệm giải trình với người dân” chưa thật sự khách quan.

Ông Trần Công Chính, Phó Chủ tịch UBND Thành phố, cho biết: Năm 2023, Thành phố nghiêm túc rút kinh nghiệm, kịp thời cập nhật, công khai quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất chi tiết và khung giá đất hiện thời trên Cổng thông tin điện tử Thành phố, trụ sở UBND cấp xã; thông báo cụ thể kế hoạch đầu tư của các dự án trên địa bàn và kết quả xử lý các vụ việc qua giám sát ở khu dân cư để người dân biết, giám sát...

Với những giải pháp cụ thể, các ngành, địa phương đang từng bước khắc phục những tồn tại, cải thiện và nâng cao chỉ số PAPI, hướng đến mục tiêu xây dựng chính quyền thân thiện, phục vụ nhân dân, điều hành năng động, quản lý hiệu quả, mang lại lợi ích thiết thực cho người dân.

Bài, ảnh: Thanh Huyền
BÌNH LUẬN

Bạn còn 500/500 ký tự

Bạn vui lòng nhập từ 5 ký tự trở lên !!!

Tin mới

  • 'Khai mạc trọng thể Kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XV

    Khai mạc trọng thể Kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XV

    Thời sự - Chính trị -
    Sáng 20/5, thực hiện quy định của Hiến pháp và Luật Tổ chức Quốc hội, Kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XV đã khai mạc trọng thể tại Nhà Quốc hội, Thủ đô Hà Nội. Kỳ họp sẽ xem xét, quyết định nhiều nội dung quan trọng trong công tác xây dựng pháp luật, giám sát tối cao, quyết định các vấn đề quan trọng của đất nước.
  • 'Kiểm tra công tác tổ chức Đại hội đại biểu các dân tộc thiểu số tại huyện Quỳnh Nhai

    Kiểm tra công tác tổ chức Đại hội đại biểu các dân tộc thiểu số tại huyện Quỳnh Nhai

    Thời sự - Chính trị -
    Ngày 20/5, Đoàn kiểm tra số 06, Ban Chỉ đạo Đại hội đại biểu các dân tộc thiểu số tỉnh Sơn La lần thứ IV năm 2024 do đồng chí Lã Minh Tuấn, Ủy viên Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh, Tổng Biên tập Báo Sơn La làm Trưởng đoàn đã kiểm tra công tác lãnh đạo, chỉ đạo và tổ chức đại hội tại huyện Quỳnh Nhai.
  • 'Nâng cao năng lực quản lý nhà nước về rừng và đất lâm nghiệp

    Nâng cao năng lực quản lý nhà nước về rừng và đất lâm nghiệp

    Xã hội -
    Ngày 21/5/1974, lực lượng Kiểm lâm Sơn La được thành lập, trải qua 50 năm xây dựng và phát triển, dưới sự lãnh đạo, chỉ đạo của Tỉnh ủy, HĐND, UBND tỉnh, trực tiếp là Sở Nông nghiệp và PTNT, lực lượng kiểm lâm Sơn La luôn đoàn kết, nêu cao tinh thần trách nhiệm, ý thức tổ chức kỷ luật, hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao.
  • 'Xây dựng, nâng cao chất lượng trường đạt chuẩn quốc gia

    Xây dựng, nâng cao chất lượng trường đạt chuẩn quốc gia

    Khoa Giáo -
    Hiện nay, huyện Mai Sơn có 42/63 trường đạt chuẩn quốc gia. Trong đó, 10 đơn vị trường được công nhận đạt chuẩn mức độ II, 32 đơn vị trường đạt chuẩn mức độ I. Năm học 2023-2024, huyện Mai Sơn tiếp tục đầu tư xây dựng cơ sở vật chất trường lớp theo hướng chuẩn hóa, từng bước nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện trên địa bàn.
  • 'Tham mưu tốt công tác kiểm sát lĩnh vực dân sự, hành chính

    Tham mưu tốt công tác kiểm sát lĩnh vực dân sự, hành chính

    Xã hội -
    Bám sát các văn bản chỉ đạo của cấp trên, Phòng Kiểm sát việc giải quyết các vụ, việc dân sự, hôn nhân và gia đình, vụ án hành chính, vụ việc kinh doanh, thương mại, lao động và những việc khác theo quy định của pháp luật (Phòng 9), Viện Kiểm sát nhân dân tỉnh đã tham mưu cho lãnh đạo Viện thực hiện tốt công tác đột phá về lĩnh vực dân sự, hành chính, nhằm nâng cao chất lượng công tác kiểm sát các hoạt động tư pháp.
  • 'Thực hiện tốt vai trò nòng cốt trong quản lý, bảo vệ rừng

    Thực hiện tốt vai trò nòng cốt trong quản lý, bảo vệ rừng

    Xã hội -
    Thuận Châu là một trong những địa phương có diện tích rừng lớn của tỉnh. Những năm qua, công tác quản lý, bảo vệ và phát triển rừng luôn được cấp ủy, chính quyền quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo. Các chương trình, dự án phát triển lâm nghiệp, công tác tuyên truyền quy định của pháp luật về quản lý, bảo vệ và phát triển rừng được triển khai thực hiện đồng bộ, hiệu quả, góp phần nâng cao nhận thức của các chủ rừng và nhân dân.
  • 'Rừng xanh Pạ Lò

    Rừng xanh Pạ Lò

    Xã hội -
    Trung tuần tháng 5, chúng tôi có dịp cùng cán bộ Hạt Kiểm lâm huyện Quỳnh Nhai trở lại bản Pạ Lò, xã Cà Nàng. Nằm ngay bên hồ sông Đà, sau cơn mưa đầu mùa, những cánh rừng trải dài khắp các sườn đồi như được thay màu xanh tươi mới. Nhiều năm qua, ở bản không còn đất trống, đồi trọc, Pạ Lò trở thành điểm sáng của huyện Quỳnh Nhai về bảo vệ, PCCCR, phát triển mô hình kinh tế dưới tán rừng và quản lý, sử dụng hiệu quả tiền dịch vụ môi trường rừng.
  • 'Giáo dục truyền thống cách mạng cho thế hệ trẻ

    Giáo dục truyền thống cách mạng cho thế hệ trẻ

    Xã hội -
    Đẩy mạnh giáo dục truyền thống, lý tưởng cách mạng cho học sinh ở những khu di tích lịch sử, để từ đó, mỗi học sinh tự hào và am hiểu về lịch sử địa phương, có ý thức bảo vệ, gìn giữ những di tích lịch sử của quê hương mình, đó là những hoạt động đang được các nhà trường trên địa bàn huyện Yên Châu thực hiện.
  • 'Chú trọng công tác kiểm tra giám sát

    Chú trọng công tác kiểm tra giám sát

    Xây dựng Đảng -
    Đảng bộ xã Chiềng Cang, huyện Sông Mã, có 510 đảng viên, sinh hoạt tại 33 chi bộ trực thuộc. Những năm qua, công tác kiểm tra, giám sát, thi hành kỷ luật của Đảng luôn được Đảng bộ xã quan tâm thực hiện, góp phần nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của tổ chức đảng và đảng viên.
  • 'Thành phố phát triển kinh tế số

    Thành phố phát triển kinh tế số

    Chuyển đổi số -
    Thúc đẩy phát triển kinh tế số, thành phố Sơn La tích cực hỗ trợ doanh nghiệp, hộ kinh doanh và nhân dân ứng dụng công nghệ thông tin, nâng cao hiệu quả sản xuất, kinh doanh, mang lại nhiều tiện ích cho người dùng.
  • 'Sự thật cái gọi là "Việt Nam vi phạm nhân quyền"

    Sự thật cái gọi là "Việt Nam vi phạm nhân quyền"

    hững năm qua, Việt Nam luôn nhất quán chính sách thúc đẩy và bảo vệ quyền con người; coi con người là trung tâm, là động lực của quá trình đổi mới và phát triển đất nước. Tuy nhiên, với động cơ thiếu trong sáng, vẫn có một số tổ chức quốc tế cố tình đưa ra những báo cáo phiến diện nhằm xuyên tạc tình hình, phủ nhận các thành tựu trong bảo vệ và thực thi quyền con người ở Việt Nam.