Giữ mầu xanh cho quần đảo Trường Sa

Nhờ sự hỗ trợ thường xuyên từ đất liền, cùng với ý thức của quân và dân trên đảo, đến nay hầu hết các đảo thuộc huyện Trường Sa (tỉnh Khánh Hòa) được phủ kín mầu xanh của hàng trăm loại cây trồng khác nhau, góp phần bảo vệ, giữ vững chủ quyền biển đảo và cuộc sống môi trường nơi đây.

Bộ đội chăm sóc cây xanh trên đảo Trường Sa.
Bộ đội chăm sóc cây xanh trên đảo Trường Sa.

Thượng tá Lương Xuân Giáp, Bí thư Đảng ủy, Chính ủy Lữ đoàn 146 (Vùng 4 Hải quân) chia sẻ, chỉ tính 5 năm trở lại đây, đất liền đã ủng hộ quân và dân Trường Sa hơn 34 nghìn cây xanh các loại, chưa kể hàng trăm tấn đất, hàng chục tấn phân bón, giống cây, hàng chục vườn ươm của mô hình "Vì Trường Sa xanh" để quần đảo phát triển bền vững hơn.

Thay vì phụ thuộc vào cây xanh nguồn gốc tự nhiên trên đảo như phong ba, mù u, bàng vuông, hiện nay các đảo đều được quy hoạch trồng mới các loại cây xanh như dừa, phi lao, tre, keo bạch đàn... Đây là những loại cây xanh sau nhiều năm phát triển có thể khai thác để phục vụ đời sống, sinh hoạt, huấn luyện của quân và dân trên đảo.

Những năm qua, Quân chủng Hải quân và các đơn vị trực thuộc đã huy động các doanh nghiệp, địa phương ủng hộ xây dựng 13 vườn rau, nhà lưới ở các đảo nổi và đầu tư củng cố hàng chục vườn rau tại các đảo chìm. Riêng hai vườn rau nhà lưới tại đảo Sinh Tồn Đông và Trường Sa Đông với diện tích 240m2 do Viện Nông nghiệp miền nam (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) hỗ trợ đã mở ra ý tưởng mới về công nghệ trồng rau nhà kính, bảo đảm nguồn rau xanh quanh năm ở Trường Sa trong thời gian tới.

Theo Thượng tá Nguyễn Sĩ Sơn, Chỉ huy trưởng đảo Nam Yết, nhờ tăng gia tập trung theo mô hình mới, năm 2022, lượng rau xanh trên đảo đạt đến 13.000kg, đủ lượng rau xanh cho bộ đội sử dụng hằng ngày trên đảo. Cùng với Nam Yết các đảo Trường Sa, An Bang, Đá Đông, Trường Sa Đông, Đá Tây… đã xây dựng mô hình vườn rau an toàn theo công nghệ mới, cung cấp dồi dào rau xanh, thực phẩm sạch trong mỗi bữa ăn hằng ngày của bộ đội trên đảo. Thiếu tá Nguyễn Hồng Tiến, Chính trị viên đảo Trường Sa Đông cho biết, ngoài việc thực hiện tốt công tác huấn luyện, sẵn sàng chiến đấu, cán bộ và nhân dân trên đảo luôn có ý thức trồng và chăm sóc cây xanh.

Đến nay, hầu hết các vị trí cần thiết của đảo đã được phủ kín các loại cây thân gỗ, cây hoa và rau xanh các loại. Công việc này được chỉ huy đảo giao trách nhiệm cho ban chấp hành chi đoàn thanh niên. Được chăm sóc thường xuyên, các vườn rau xanh của các đơn vị bộ đội quanh năm xanh tốt, các hàng cây bàng vuông, bao báp, phi lao, mù u... chắn sóng, chắn cát và che phủ bóng mát, bảo vệ môi trường trên đảo đã và đang phát huy tốt tác dụng. Thực hiện Tết trồng cây, cùng với các đảo khác, mùa xuân này, Trường Sa Đông trồng thêm hàng trăm cây xanh các loại, góp phần giữ vững màu xanh bền vững cho đảo.

Nhìn những hàng dừa chỉ mới hơn hai năm tuổi nhưng phát triển tươi tốt ở đảo Phan Vinh, nhiều khách đất liền không khỏi ngạc nhiên khi cán bộ, chiến sĩ trên đảo thuần hóa, chăm sóc được loại cây vốn không chịu khí hậu khắc nghiệt như ở Trường Sa. Trung tá Nguyễn Quang Trung, Chỉ huy trưởng đảo Phan Vinh cho biết, từ kinh nghiệm của một số anh em ra đảo trước, nhất là từng công tác ở Nam Yết - được mệnh danh là đảo dừa cho nên việc chăm sóc cũng không khó lắm, tuy nhiên điều cần nhất là phải che chắn thật tốt giai đoạn cây mới phát triển, phải tưới nước và bón phân đầy đủ.

Mỗi cây dừa khi phát triển cung cấp từ 30-40 quả/năm, đây sẽ là loại cây phục vụ rất thiết thực đời sống bộ đội. Tuy nhiên so với diện tích còn trống hiện tại, rất cần sự chung tay của đất liền để có thêm mầu xanh cho đảo.

Tại lễ phát động Tết trồng cây năm 2023, các lực lượng trên đảo Trường Sa đã trồng và chăm sóc được hơn 1.800 cây xanh, trong đó trồng mới hơn 800 cây như: Dừa, mù u, bàng vuông, tra và một số loại cây ăn quả; chăm sóc, cắt tỉa và vệ sinh hơn 1.000 cây xanh các loại trong khuôn viên các đảo.

Xanh hóa Trường Sa đã trở thành một mục tiêu quan trọng, luôn là sự trăn trở, quan tâm của đất liền, quân và dân trên đảo suốt những năm qua. Trên nền cát mặn, san hô và khí hậu khắc nghiệt, mỗi một cây xanh sinh tồn trên đảo Trường Sa đều thấm đẫm mồ hôi, công sức của quân và dân nơi đây...

Theo Báo Nhân dân
BÌNH LUẬN

Bạn còn 500/500 ký tự

Bạn vui lòng nhập từ 5 ký tự trở lên !!!

Tin mới

  • 'Khai mạc trọng thể Kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XV

    Khai mạc trọng thể Kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XV

    Thời sự - Chính trị -
    Sáng 20/5, thực hiện quy định của Hiến pháp và Luật Tổ chức Quốc hội, Kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XV đã khai mạc trọng thể tại Nhà Quốc hội, Thủ đô Hà Nội. Kỳ họp sẽ xem xét, quyết định nhiều nội dung quan trọng trong công tác xây dựng pháp luật, giám sát tối cao, quyết định các vấn đề quan trọng của đất nước.
  • 'Kiểm tra công tác tổ chức Đại hội đại biểu các dân tộc thiểu số tại huyện Quỳnh Nhai

    Kiểm tra công tác tổ chức Đại hội đại biểu các dân tộc thiểu số tại huyện Quỳnh Nhai

    Thời sự - Chính trị -
    Ngày 20/5, Đoàn kiểm tra số 06, Ban Chỉ đạo Đại hội đại biểu các dân tộc thiểu số tỉnh Sơn La lần thứ IV năm 2024 do đồng chí Lã Minh Tuấn, Ủy viên Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh, Tổng Biên tập Báo Sơn La làm Trưởng đoàn đã kiểm tra công tác lãnh đạo, chỉ đạo và tổ chức đại hội tại huyện Quỳnh Nhai.
  • 'Nâng cao năng lực quản lý nhà nước về rừng và đất lâm nghiệp

    Nâng cao năng lực quản lý nhà nước về rừng và đất lâm nghiệp

    Xã hội -
    Ngày 21/5/1974, lực lượng Kiểm lâm Sơn La được thành lập, trải qua 50 năm xây dựng và phát triển, dưới sự lãnh đạo, chỉ đạo của Tỉnh ủy, HĐND, UBND tỉnh, trực tiếp là Sở Nông nghiệp và PTNT, lực lượng kiểm lâm Sơn La luôn đoàn kết, nêu cao tinh thần trách nhiệm, ý thức tổ chức kỷ luật, hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao.
  • 'Xây dựng, nâng cao chất lượng trường đạt chuẩn quốc gia

    Xây dựng, nâng cao chất lượng trường đạt chuẩn quốc gia

    Khoa Giáo -
    Hiện nay, huyện Mai Sơn có 42/63 trường đạt chuẩn quốc gia. Trong đó, 10 đơn vị trường được công nhận đạt chuẩn mức độ II, 32 đơn vị trường đạt chuẩn mức độ I. Năm học 2023-2024, huyện Mai Sơn tiếp tục đầu tư xây dựng cơ sở vật chất trường lớp theo hướng chuẩn hóa, từng bước nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện trên địa bàn.
  • 'Tham mưu tốt công tác kiểm sát lĩnh vực dân sự, hành chính

    Tham mưu tốt công tác kiểm sát lĩnh vực dân sự, hành chính

    Xã hội -
    Bám sát các văn bản chỉ đạo của cấp trên, Phòng Kiểm sát việc giải quyết các vụ, việc dân sự, hôn nhân và gia đình, vụ án hành chính, vụ việc kinh doanh, thương mại, lao động và những việc khác theo quy định của pháp luật (Phòng 9), Viện Kiểm sát nhân dân tỉnh đã tham mưu cho lãnh đạo Viện thực hiện tốt công tác đột phá về lĩnh vực dân sự, hành chính, nhằm nâng cao chất lượng công tác kiểm sát các hoạt động tư pháp.
  • 'Thực hiện tốt vai trò nòng cốt trong quản lý, bảo vệ rừng

    Thực hiện tốt vai trò nòng cốt trong quản lý, bảo vệ rừng

    Xã hội -
    Thuận Châu là một trong những địa phương có diện tích rừng lớn của tỉnh. Những năm qua, công tác quản lý, bảo vệ và phát triển rừng luôn được cấp ủy, chính quyền quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo. Các chương trình, dự án phát triển lâm nghiệp, công tác tuyên truyền quy định của pháp luật về quản lý, bảo vệ và phát triển rừng được triển khai thực hiện đồng bộ, hiệu quả, góp phần nâng cao nhận thức của các chủ rừng và nhân dân.
  • 'Rừng xanh Pạ Lò

    Rừng xanh Pạ Lò

    Xã hội -
    Trung tuần tháng 5, chúng tôi có dịp cùng cán bộ Hạt Kiểm lâm huyện Quỳnh Nhai trở lại bản Pạ Lò, xã Cà Nàng. Nằm ngay bên hồ sông Đà, sau cơn mưa đầu mùa, những cánh rừng trải dài khắp các sườn đồi như được thay màu xanh tươi mới. Nhiều năm qua, ở bản không còn đất trống, đồi trọc, Pạ Lò trở thành điểm sáng của huyện Quỳnh Nhai về bảo vệ, PCCCR, phát triển mô hình kinh tế dưới tán rừng và quản lý, sử dụng hiệu quả tiền dịch vụ môi trường rừng.
  • 'Giáo dục truyền thống cách mạng cho thế hệ trẻ

    Giáo dục truyền thống cách mạng cho thế hệ trẻ

    Xã hội -
    Đẩy mạnh giáo dục truyền thống, lý tưởng cách mạng cho học sinh ở những khu di tích lịch sử, để từ đó, mỗi học sinh tự hào và am hiểu về lịch sử địa phương, có ý thức bảo vệ, gìn giữ những di tích lịch sử của quê hương mình, đó là những hoạt động đang được các nhà trường trên địa bàn huyện Yên Châu thực hiện.
  • 'Chú trọng công tác kiểm tra giám sát

    Chú trọng công tác kiểm tra giám sát

    Xây dựng Đảng -
    Đảng bộ xã Chiềng Cang, huyện Sông Mã, có 510 đảng viên, sinh hoạt tại 33 chi bộ trực thuộc. Những năm qua, công tác kiểm tra, giám sát, thi hành kỷ luật của Đảng luôn được Đảng bộ xã quan tâm thực hiện, góp phần nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của tổ chức đảng và đảng viên.
  • 'Thành phố phát triển kinh tế số

    Thành phố phát triển kinh tế số

    Chuyển đổi số -
    Thúc đẩy phát triển kinh tế số, thành phố Sơn La tích cực hỗ trợ doanh nghiệp, hộ kinh doanh và nhân dân ứng dụng công nghệ thông tin, nâng cao hiệu quả sản xuất, kinh doanh, mang lại nhiều tiện ích cho người dùng.
  • 'Sự thật cái gọi là "Việt Nam vi phạm nhân quyền"

    Sự thật cái gọi là "Việt Nam vi phạm nhân quyền"

    hững năm qua, Việt Nam luôn nhất quán chính sách thúc đẩy và bảo vệ quyền con người; coi con người là trung tâm, là động lực của quá trình đổi mới và phát triển đất nước. Tuy nhiên, với động cơ thiếu trong sáng, vẫn có một số tổ chức quốc tế cố tình đưa ra những báo cáo phiến diện nhằm xuyên tạc tình hình, phủ nhận các thành tựu trong bảo vệ và thực thi quyền con người ở Việt Nam.