Bác Hồ với nhân dân các dân tộc Mộc Châu

Trong suốt cuộc đời hoạt động của Bác mặc dù bận trăm công nghìn việc của đất nước nhưng Bác vẫn thường xuyên quan tâm chăm sóc và giành tình thương yêu tới nhân dân các dân tộc Tây Bắc. Ngay từ những ngày đầu cách mạng Bác đã gửi thư khen đồng bào: "Từ nay về sau các dân tộc đã đoàn kết càng đoàn kết hơn, đã phấn đấu càng phấn đấu hơn nữa, để giữ gìn độc lập cho vững vàng, xây dựng một nước Việt Nam mới giàu mạnh, ấm no và hạnh phúc". Kháng chiến toàn quốc bùng nổ, mặc dù Bác chưa có điều kiện trực tiếp lên thăm Sơn La, nhưng Bác vẫn luôn biên thư, gửi điện thăm hỏi, khen ngợi, dõi theo từng bước đi và tiến bộ của đồng bào.

Chủ tịch Hồ Chí Minh thăm và nói chuyện với đồng bào, cán bộ, bộ đội, công nhân nông trường Mộc Châu, ngày 8-5-1959.

 

 

Trong bức thư gửi đồng bào nhân dịp hợp nhất hai tỉnh Sơn La và Lai Châu năm 1948 Bác viết:"Sơn Lai, tuy ở xa Chính phủ nhưng lòng Chính phủ vẫn gần Sơn Lai". Người còn gửi tặng đồng bào với lời dạy: "Thi đua thực hiện cần, kiệm, liêm, chính, trí công vô tư".

 

Ngày 1/1/1952, Bác gửi thư cho cán bộ, chiến sỹ Tây Bắc, Bác nhắc nhở "Chiến dịch Tây Bắc là chiến dịch rất quan trọng" Bác thường xuyên sát sao tình hình chiến sự, kịp thời động viên quân và dân Tây Bắc.

 

Sau ngày hoà bình lập lại Bác nhiều lần gửi thư thăm hỏi đồng bào Sơn La, khuyên răn đồng bào phải đoàn kết chặt chẽ, thường xuyên giúp đỡ nhau như anh em một nhà, thi đua tăng gia sản xuất, giữ gìn an ninh trật tự, bảo vệ biên giới, cảnh giác, sẵn sàng giúp đỡ bộ đội, công an chống mọi âm mưu của địch. Thư nào Bác cũng không quên gởi lời hỏi thăm các cụ phụ lão, các cháu thiếu niên nhi đồng. Trong các hội nghị có các bộ dân tộc về dự, Bác luôn giành thời gian gặp gỡ, trò chuyện, thăm hỏi đồng bào. Đáp lại tình cảm, sự quan tâm đặc biệt của Bác, nhân dân các dân tộc Sơn Lai đoàn kết, chung sức xây dựng quê hương và bảo vệ vững chắc vùng đất phía Tây Bắc của Tổ quốc.

 

Năm 1954, Chiến dịch Điện Biên Phủ lừng lẫy năm châu chấn động địa cầu. Với khí thế chiến thắng, với niềm tin tuyệt đối vào sự lãnh đạo của Đảng và Bác Hồ kính yêu. Cùng với quân và dân cả nước, nhân dân các dân tộc Sơn La hăng hái bắt tay vào khôi phục kinh tế, thi đua sản xuất, sáng tạo cần cù lao động, quyết tâm vượt qua mọi thử thách xây dựng lại quê hương Sơn Lai và mơ ước được đón Bác lên thăm để chứng kiến sự đổi mới của đồng bào các dân tộc.

 

Ngày 7 -  5 - 1959, nhân dịp kỷ niệm 5 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ và kỷ niệm 4 năm thành lập Khu tự trị Thái - Mèo, Bác Hồ cùng Đoàn đại biểu Chính phủ đã lên thăm nhân dân các dân tộc Sơn La. Cả Sơn La đỏ rực cờ hoa, biểu ngữ, giăng khắp nẻo. Hơn một vạn đồng bào các dân tộc, bộ đội, cán bộ, công nhân, các cháu thiếu niên nhi đồng đại diện cho hơn 30 dân tộc trong khu dự mít tinh lớn diễn ra tại Kỳ đài Thuận Châu chào mừng Bác Hồ cùng Đoàn đại biểu Chính Phủ.

 

Trong không khí ấm áp của đại gia đình các dân tộc, Bác thân mật nói chuyện với đồng bào. Bác thay mặt Đảng và Chính phủ khen ngợi những thành tích của quân và dân Tây Bắc, Bác đại diện cho nhân dân Thủ đô Hà Nội trao cho nhân dân các dân tộc khu Tự trị bức trướng mang dòng chữ "Đoàn kết - Thi đua - Thắng lợi" được thêu bằng hai thứ chữ: Chữ Việt và chữ Thái. Giữa tiếng hô "Pú Hồ xen pi" (Bác Hồ muôn năm) Bác trao tặng Huân chương Lao động hạng Nhất cho toàn thể quân, dân, chính, Đảng khu Tự trị Thái - Mèo về những thành tích trong kháng chiến và những tiến bộ trong hoà bình.

 

Đồng chí Lò Văn Hặc, Chủ tịch khu Tự trị Thái - Mèo thay mặt nhân dân các dân tộc trong khu đọc diễn văn chào mừng Bác cùng đoàn đại biểu Chính phủ, cán bộ, nhân dân, các em thiếu niên nhi đồng phấn khởi vui mừng đón Bác, dâng lên những sản phẩm địa phương do chính bàn tay lao động sáng tạo của bà con, từ những thứ rất bình dị như: Rau, quả, gà, vịt, đôi đũa, chiếc chiếu, chiếc gối, vải thổ cẩm, ngà voi,… Bác thân mật nói chuyện với các đại biểu phụ nữ các dân tộc, các cháu thiếu nhi, xem đoàn văn công biểu diễn.

 

Mặc dù chuyến thăm Tây Bắc của Bác không dài nhưng Bác vẫn giành thời gian viếng Nghĩa trang liệt sĩ, Nhà tù Sơn La, Bác thăm và nói chuyện với đồng bào huyện Mộc Châu, Mai Sơn và Mường La.

 

Ngày 8 - 5 - 1959, sau khi thăm huyện Yên Châu. Bác đã đến thăm và nói chuyện với nhân dân các dân tộc Mộc Châu. Tại sân vận động Uỷ ban Hành chính huyện, từ 5h sáng tất cả các ngả đường, cán bộ, bộ đội, công nhân, học sinh ăn mặc quần áo đẹp nhất, ai cũng mang theo cờ hoa, biểu ngữ đi đón Bác. Theo lời kể của cô giáo Phan Thị Lý nguyên là giáo viên trường Tiểu học Mường Sang (Mộc Châu) (Người được giao nhiệm vụ đưa các em học sinh Mường Sang đi đóng Bác: Trong đó tốp học sinh tiêu biểu được chọn trong đội dâng hoa đón Bác có: Ngô Thị Tuyết Lâm, Lữ Thị Xuyến, Nguyễn Văn Thắng, Hà Văn Bến, Lường Văn Kít, Lò Thị Tắm lúc đó là học sinh cấp I, Trường Mường Sang).

 

Thời tiết hôm đó trời nắng to, gió lộng. Nơi đón Đoàn cán bộ Chính phủ được tổ chức tại khu làm việc của Uỷ ban Hành chính huyện (Nay thuộc Tiểu khu 11 thị trấn Mộc Châu), kỳ đài được kê cao bằng gỗ ván, có trang trí các khẩu hiệu, cờ, phông rực rỡ "Đảng Lao động Việt Nam", "Ra sức thi đua hoàn thành vượt mức kế hoạch để chào mừng Bác Hồ lên thăm Tây Bắc".

 

Khoảng 9h30 sáng ngày 8 - 5 - 1959, niềm hạnh phúc lớn lao và giây phút thiêng liêng ấy đã đến. Rừng người, rừng cờ sôi động hẳn lên khi thấy đoàn xe con xuất hiện. Những tràng pháo tay vang lên không ngớt khi Bác Hồ từ trên xe bước xuống tiến về kỳ đài. Mọi người rưng rưng nước mắt xúc động vừa vỗ tay vừa hô to "Bác Hồ muôn năm, Bác Hồ muôn năm", Bác giơ tay vẫy chào mọi người rồi đi nhanh lên kỳ đài. Sau lời giới thiệu của các đồng chí lãnh đạo huyện, Bác ân cần thăm hỏi sức khoẻ của cán bộ, nhân dân và thầy cô giáo cùng toàn thể các em học sinh, Bác đã ân cần dặn dò cán bộ, nhân dân Mộc Châu: Tây Bắc có vị trí rất quan trọng, trong đó Mộc Châu là cửa ngõ của Tây Bắc, Mộc Châu phải phấn đấu xây dựng Mộc Châu phát triển hơn nữa. Muốn vậy, cán bộ và nhân dân các dân tộc Mộc Châu phải: Đoàn kết các dân tộc, phát triển kinh tế, văn hoá, giáo dục và chăm lo sức khoẻ cho nhân dân.

 

Bác nói rất nhanh nhưng rõ ràng, cụ thể, sau đó Bác đi xuống bắt tay các cụ già và ân cần thăm hỏi sức khoẻ. Bác đến chỗ có các cháu học sinh đại diện cho con em đồng bào các dân tộc trong huyện đang đứng dưới kỳ đài đón Bác, đến gần các cháu học sinh Bác nói: Thầy cô giáo của các cháu đâu? Cô giáo Phan Thị Lý đứng cạnh đó liền bước đến bên Bác và trả lời: Thưa Bác cháu là cô giáo của các em đây ạ! Bác Hồ bắt tay cô giáo và nói: Cháu lên lâu chưa? Thưa Bác cháu mới lên ạ! Cháu dạy học ở đây có thấy khó khăn không? Thưa Bác có ạ! Bởi vì ngôn ngữ bất đông, cháu chưa hiểu tiếng dân tộc.  Nghe cô giáo trả lời xong Bác ân cần nói với cô giáo: Cháu phải học nói tiếng dân tộc để khi giảng dạy nếu học sinh không hiểu tiếng phổ thông thì mình nói luôn tiếng dân tộc học sinh sẽ hiểu ngay.  Bác nói tiếp: Quê cháu ở đâu? Thưa Bác quê cháu ở Hà Nội ạ! Bác lại hỏi: Lên đây có thấy khổ không? Thưa Bác chắc dần cháu cũng quen ạ. (Theo lời kể của cô giáo Phan Thị Lý - nguyên là giáo viên có mặt tại buổi đón Bác Hồ đến thăm Mộc Châu tại Uỷ ban Hành chính huyện Mộc Châu).

 

Với phong cách giản dị, với lời so sánh dễ hiểu, tình cảm giữa lãnh tụ và nhân dân, các thầy cô giáo các em học sinh đã trở nên gần gũi, thân thiết. Bác đi đến từng hàng các em học sinh nhẹ nhàng căn dặn: Các cháu phải cố gắng chăm ngoan học thật giỏi vâng lời thầy cô, tương lai của đất nước phụ thuộc vào các cháu. Học sinh miền xuôi cũng như miền ngược đều là con, là cháu của Bác, phải thương yêu lấy nhau, đoàn kết học tập lẫn nhau coi nhau như anh em một nhà và cùng nhau xây dựng quê hương. (Theo lời kể của các nhân chứng lịch sử nguyên là học sinh lớp 3 Trường Mường Sang (Mộc Châu).

 

Kết thúc buổi mít tinh, Bác bắt nhịp cho toàn thể cán bộ, nhân dân, các thầy cô giáo cùng toàn thể các em học sinh hát bài "Kết đoàn".

 

Ngày 8 - 5 - 1959, đã thực sự trở thành một mốc son lịch sử, một kỷ niệm sâu sắc trong đời sống của nhân dân các dân tộc Mộc Châu. Nơi Bác Hồ đứng nói chuyện với cán bộ, nhân dân vẫn còn đây, hình ảnh và những lời dặn dò chỉ bảo ân cần của Bác mãi còn in đậm trong lòng cán bộ, nhân dân, các thầy cô giáo và các em học sinh Mộc Châu đó là niềm cổ vũ lớn lai đối với Đảng bộ, chính quyền, vượt qua mọi khó khăn thử thách, thực hiện triệt để chủ trương đường lối chính sách của Đảng và Nhà nước đưa Mộc Châu vững bước tiến lên.

 

Cảm động trước tình yêu thương và sự quan tâm sâu sắc của Bác ai cũng ghi lòng tạc dạ những lời dạy bảo quý báu của Bác thầm hứa quyết tâm thực hiện bằng được những điều Bác mong.

 

Đất nước thống nhất, cả nước đi lên xây dựng Chủ nghĩa xã hội sau hai mươi năm đổi mới Mộc Châu đã có những bước trưởng thành toàn diện về mọi mặt: Kinh tế - Văn hoá - An ninh quốc phòng.

 

Thực hiện lời dạy của Bác Hồ kính yêu, Đảng bộ và nhân dân các dân tộc Mộc Châu đã đoàn kết, nỗ lực phấn đấu quyết tâm xây dựng quê hương phát triển ngày càng giàu mạnh./.

 

Sơn La
BÌNH LUẬN

Bạn còn 500/500 ký tự

Bạn vui lòng nhập từ 5 ký tự trở lên !!!

Tin mới

  • 'Cần có biện pháp cấp bách ngăn chặn lừa đảo qua điện thoại

    Cần có biện pháp cấp bách ngăn chặn lừa đảo qua điện thoại

    Pháp luật -
    Thời gian gần đây, lợi dụng sự cả tin của người dân, nhiều đối tượng xấu tiếp tục thực hiện hành vi giả danh cơ quan công an, cán bộ công an phường gọi điện hoặc nhắn tin cho người dân, hướng dẫn người dân cài đặt, kích hoạt tài khoản định danh điện tử qua ứng dụng VNeID giả mạo; hoặc yêu cầu, thúc ép người dân tạo tài khoản, điền một số thông tin cá nhân vào đường link do đối tượng cung cấp để bổ sung thông tin dân cư.
  • 'Giá hàng hóa nguyên liệu cuối tuần qua hồi phục mạnh

    Giá hàng hóa nguyên liệu cuối tuần qua hồi phục mạnh

    Số liệu từ Sở Giao dịch Hàng hóa Việt Nam (MXV) cho thấy, kết thúc tuần 6-10/5, với 21 trên tổng số 31 mặt hàng đóng cửa trong sắc xanh, lực mua hoàn toàn áp đảo trên cả 4 nhóm hàng hóa nguyên liệu đang được giao dịch liên thông thế giới tại MXV, kéo chỉ số MXV-Index chốt tuần hồi phục mạnh 1,61% lên 2.302 điểm, cao nhất kể từ đầu tháng 5.
  • 'Luồng gió mới cho sản phẩm văn hóa bản địa

    Luồng gió mới cho sản phẩm văn hóa bản địa

    Văn hoá - Xã hội -
    Thay vì tiêu thụ sản phẩm văn hóa ngoại lai, các trò chơi du nhập từ nước ngoài, thế hệ trẻ Việt Nam đã và đang nhanh chóng bắt nhịp tiến trình sáng tạo sản phẩm lấy cảm hứng từ văn hóa bản địa, tạo nên một cộng đồng giải trí mới, đầy tự hào và hứng khởi.
  • 'Chuyển đổi số trong hoạt động Đội

    Chuyển đổi số trong hoạt động Đội

    Gương sáng bản làng -
    “Sinh hoạt Đội số”; “Không gian đọc sách và trải nghiệm sinh hoạt Đội số”; “Cẩm nang đội viên thông minh”; “Cùng em khám phá Mộc Châu qua ô cửa số”... Đó là những công trình được cô giáo Đỗ Thu Thảo, tổng phụ trách Đội, Trường tiểu học Mộc Lỵ, huyện Mộc Châu, đam mê, sáng tạo đã tạo bước đột phá trong chuyển đổi số các hoạt động Đội của nhà trường.
  • 'Đoàn kết, nỗ lực chuyển đổi cây trồng, vật nuôi ở bản Mạt

    Đoàn kết, nỗ lực chuyển đổi cây trồng, vật nuôi ở bản Mạt

    Kinh tế -
    Trước đây, bản Mạt là bản khó khăn nhất của xã biên giới Mường Lèo, huyện Sốp Cộp. Nhưng với sự hỗ trợ của Nhà nước, quyết tâm của cấp ủy, Ban quản lý bản và sự đoàn kết, nỗ lực chuyển đổi cây trồng, vật nuôi của nhân dân, đời sống của 111 hộ trong bản từng ngày thay đổi.
  • 'Phòng, chống bệnh dại từ vật nuôi

    Phòng, chống bệnh dại từ vật nuôi

    Xã hội -
    Theo thống kê, huyện Yên Châu có khoảng 13.350 con chó, mèo trong diện phải tiêm phòng. Hiện nay, đang bước vào mùa nắng nóng dễ phát sinh dịch bệnh dại, UBND huyện đã chỉ đạo các cơ quan chuyên môn phối hợp với các xã, thị trấn chủ động thực hiện việc phòng, chống bệnh dại và tổ chức tiêm vắc xin cho đàn chó, mèo.
  • 'Dân vận khéo gắn với lợi ích của nhân dân

    Dân vận khéo gắn với lợi ích của nhân dân

    Xây dựng Đảng -
    “Dân vận khéo thì việc gì cũng thành công”, khắc ghi lời Bác dạy, Đảng bộ, chính quyền, các tổ chức đoàn thể huyện Vân Hồ chú trọng thực hiện công tác dân vận với nhiều mô hình thiết thực, hiệu quả, góp phần thúc đẩy các phong trào thi đua yêu nước, tạo động lực phát triển kinh tế - xã hội.
  • 'Chủ động thích ứng với biến đổi khí hậu

    Chủ động thích ứng với biến đổi khí hậu

    Nông nghiệp -
    Trên địa bàn tỉnh, tình trạng biến đổi khí hậu ngày càng diễn ra phức tạp và khó dự đoán. Chủ động ứng phó, tỉnh Sơn La ban hành kế hoạch, triển khai nhiều hoạt động, góp phần nâng cao nhận thức của các cấp ủy, chính quyền, đoàn thể và nhân dân trong ứng phó với biến đổi khí hậu.
  • 'Mai Sơn nâng cao chất lượng các sản phẩm OCOP

    Mai Sơn nâng cao chất lượng các sản phẩm OCOP

    Nông nghiệp -
    Mai Sơn là huyện có nhiều lợi thế về đất đai, khí hậu để phát triển sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao. Những năm gần đây, huyện đã tập trung phát triển các sản phẩm OCOP, góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh của sản phẩm trên thị trường và tăng thu nhập cho người nông dân.
  • 'Thành phố mở rộng hợp tác đối ngoại

    Thành phố mở rộng hợp tác đối ngoại

    Đối ngoại -
    Cụ thể hóa các chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước và của tỉnh, thành phố Sơn La triển khai đồng bộ, hiệu quả các giải pháp tăng cường công tác đối ngoại trên tất cả các lĩnh vực, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội.