Tăng vai trò của nhân viên công tác xã hội trong hệ thống tư pháp

Thời gian tới, cần có các giải pháp và kế hoạch phù hợp để tăng cường vai trò của nhân viên công tác xã hội trong hệ thống tư pháp, đặc biệt là tư pháp với người chưa thành niên. Đây là những nội dung nên triển khai trong Kế hoạch thực hiện Đề án quốc gia về phát triển nghề công tác xã hội giai đoạn 2021-2030.

Vì lợi ích tốt nhất cho trẻ em (Ảnh minh họa: UNICEF/Trương Việt Hùng).
Vì lợi ích tốt nhất cho trẻ em (Ảnh minh họa: UNICEF/Trương Việt Hùng).

Khó khăn với nghề công tác xã hội

Bà Lê Hồng Loan, Trưởng chương trình Bảo vệ trẻ em, Quỹ Nhi đồng Liên hợp quốc (UNICEF) tại Việt Nam, nhận định, mặc dù Chính phủ đã ban hành một số văn bản dưới luật về nhân viên công tác xã hội, nhưng hiện vẫn chưa có văn bản luật nào công nhận công tác xã hội là một nghề cũng như quy định về các tiêu chuẩn hành nghề, bằng cấp chuyên môn cần có của nhân viên công tác xã hội, và cơ chế cấp phép/đăng ký hành nghề cho nhân viên công tác xã hội chuyên nghiệp. Do đó, rất khó để công nhận về mặt pháp lý cũng như xác định vai trò và chức năng của nhân viên công tác xã hội trong các văn bản luật khác. Cụ thể như: Luật Trẻ em, Luật Nuôi con nuôi, các văn bản luật về lĩnh vực y tế, giáo dục và tư pháp.

Đây là chia sẻ của bà Loan tại hội thảo “Hoàn thiện chính sách, pháp luật công tác xã hội trong lĩnh vực tư pháp” diễn ra mới đây.

Ở Việt Nam hiện nay, nhiều chức năng, nhiệm vụ do nhân viên công tác xã hội thực hiện ở các nước khác thì lại do công an và Ủy ban nhân dân cấp xã thực hiện. Những cơ quan này không có đủ kỹ năng chuyên môn để giải quyết có hiệu quả tất cả các vấn đề xã hội dẫn tới hành vi vi phạm pháp luật của người chưa thành niên.

Chuyên gia về trẻ em của UNICEF nhấn mạnh, chất lượng dịch vụ công tác xã hội và tính chuyên nghiệp của nghề công tác xã hội cũng không được bảo đảm. Luật Nghề công tác xã hội, nếu được ra đời, sẽ công nhận công tác xã hội là một nghề. Văn bản quy định trình độ chuyên môn của nhân viên công tác xã hội, thiết lập và thực thi các tiêu chuẩn hành nghề dành cho nhân viên công tác xã hội nhằm bảo đảm cung cấp dịch vụ có chất lượng.

Ở Việt Nam hiện nay, nhiều chức năng, nhiệm vụ do nhân viên công tác xã hội thực hiện ở các nước khác thì lại do công an và Ủy ban nhân dân cấp xã thực hiện. Những cơ quan này không có đủ kỹ năng chuyên môn để giải quyết có hiệu quả tất cả các vấn đề xã hội dẫn tới hành vi vi phạm pháp luật của người chưa thành niên.

Do vậy, chuyên gia của UNICEF nhấn mạnh, Việt Nam cần có các giải pháp và kế hoạch để tăng cường vai trò của nhân viên công tác xã hội trong hệ thống tư pháp, đặc biệt là tư pháp với người chưa thành niên, trong Kế hoạch thực hiện Đề án quốc gia về phát triển nghề công tác xã hội giai đoạn 2021-2030. Đồng thời, chúng ta cũng cần xây dựng một kế hoạch tổng thể về tăng cường hệ thống tư pháp với người chưa thành niên. Việc tiếp tục tăng cường hệ thống bảo vệ trẻ em và cải thiện các biện pháp nhằm ngăn ngừa và hỗ trợ trẻ em đang gặp rủi ro, trẻ em cần bảo vệ đặc biệt, trong đó có trẻ em vi phạm pháp luật, là cần thiết.

Công nhận vai trò của nhân viên công tác xã hội trong hệ thống tư pháp

Từ thực tế nêu trên, bà Lê Hồng Loan đề xuất, cần chính thức công nhận vai trò của nhân viên công tác xã hội trong hệ thống tư pháp, có quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của nhân việc công tác xã hội trong các luật liên quan như: Luật Trẻ em, Bộ luật Hình sự, Bộ luật Tố tụng Hình sự... Cùng với đó, cần xây dựng hướng dẫn chi tiết về vai trò của nhân viên công tác xã hội trong lĩnh vực tư pháp.

Các cơ quan chức năng cần nghiên cứu tính khả thi về mô hình cơ cấu và tổ chức cho nhân viên công tác xã hội trong hệ thống tư pháp và chỉ định một bộ/cơ quan chịu trách nhiệm quản lý nhà nước đối với nhân viên công tác xã hội trong hệ thống tư pháp.

Bà Loan cho rằng, có thể thực hiện, thí điểm mô hình nhân viên công tác xã hội trong lĩnh vực tư pháp cho người chưa thành niên ở một số địa phương. Dựa trên kết quả thí điểm, xây dựng một kế hoạch từng bước mở rộng sự tham gia của nhân viên công tác xã hội vào hệ thống tư pháp cho người chưa thành niên trên cả nước.

Bà Lê Hồng Loan cho biết, trên thế giới, nhân viên công tác xã hội và cộng tác viên xã hội là những lực lượng quan trọng trong hệ thống tư pháp cho người chưa thành niên. Sự tham gia của nhân viên công tác xã hội là đặc biệt quan trọng để xử lý hiệu quả người chưa thành niên vi phạm pháp luật. Nhiều hoàn cảnh dẫn tới trẻ em phạm tội mang tính chất xã hội và có liên quan tới những vấn đề phúc lợi xã hội.

Trên thế giới, nhân viên công tác xã hội và cộng tác viên xã hội là những lực lượng quan trọng trong hệ thống tư pháp cho người chưa thành niên. Sự tham gia của nhân viên công tác xã hội là đặc biệt quan trọng để xử lý hiệu quả người chưa thành niên vi phạm pháp luật. Nhiều hoàn cảnh dẫn tới trẻ em phạm tội mang tính chất xã hội và có liên quan tới những vấn đề phúc lợi xã hội.

Bà Lê Hồng Loan, Trưởng chương trình Bảo vệ trẻ em, UNICEF tại Việt Nam

Chẳng hạn, trẻ em vi phạm pháp luật thường sống trong những gia đình phải đối mặt với những khó khăn như: nghèo đói, bạo lực gia đình, lạm dụng rượu hoặc ma túy. Các em có thể bị đuổi học hoặc gặp khó khăn trong việc học tập; có thể chịu ảnh hưởng tiêu cực của bạn bè hoặc thực hiện những hành vi rủi ro như: sử dụng ma túy hoặc chơi cờ bạc. Cán bộ công an, kiểm sát viên và thẩm phán thường không có kỹ năng, kinh nghiệm hay chức năng, nhiệm vụ để giải quyết những vấn đề xã hội này một cách hiệu quả. Vì thế, họ cần cộng tác chặt chẽ với nhân viên công tác xã hội để hiểu và giải quyết những yếu tố rủi ro sâu xa góp phần gây ra hành vi của trẻ em.

Cách hiệu quả nhất để ngăn chặn người chưa thành niên tái phạm là thông qua hỗ trợ có mục tiêu nhằm giải quyết các yếu tố nguy cơ (trong gia đình, trường học, bạn bè và sự phát triển cá nhân của người chưa thành niên) vốn đang góp phần vào hành vi vi phạm của các em. Điều này đòi hỏi người thực hiện phải có kiến thức chuyên môn về công tác xã hội để xác định một cách hiệu quả các rủi ro và nhu cầu của người chưa thành niên. Đồng thời, hợp tác trên tinh thần xây dựng với người chưa thành niên và cha mẹ các em để giải quyết những vấn đề này.

Một số mô hình ở các nước tổ chức hỗ trợ công tác xã hội cho hệ thống tư pháp với người chưa thành niên

* Phương án 1: Nhân viên công tác xã hội trực thuộc tòa án người chưa thành niên

Ở các nước như Pháp, Tây Ban Nha, Ý, Bỉ và các nước thuộc địa cũ của Pháp ở châu Phi, bộ phận công tác xã hội nằm trong tòa án người chưa thành niên và thuộc thẩm quyền quản lý của thẩm phán chuyên trách về người chưa thành niên. Văn phòng của nhân viên công tác xã hội nằm tại trụ sở tòa án và họ cộng tác chặt chẽ với kiểm sát viên, luật sư bào chữa và các cán bộ tòa án khác ngay từ những giai đoạn đầu của quá trình tố tụng.

Trong mô hình này, có mối quan hệ chặt chẽ giữa nhân viên công tác xã hội và tòa án. Nhân viên công tác xã hội đóng vai trò tích cực trong tố tụng tại tòa án bằng cách tư vấn cho thẩm phán áp dụng hình phạt hoặc biện pháp phù hợp nhất.

* Phương án 2: Bộ phận công tác xã hội thuộc Bộ Tư pháp

Ở các nước như Đức, Nga, Mỹ, Anh và hầu hết các nước thuộc địa cũ của Anh, nhân viên công tác xã hội tham gia hệ thống tư pháp cho người chưa thành niên không trực thuộc tòa án mà thuộc một cơ quan hoặc tổ chức khác, phổ biến nhất là Bộ Tư pháp và Bộ chịu trách nhiệm về các vấn đề xã hội. Bộ phận này hoạt động độc lập với tòa án song tư vấn và hỗ trợ trong suốt quá trình tố tụng.

Ở Thái Lan, Papua New Guinea và một vài bang của Australia, Bộ Tư pháp có một cục “giám sát người chưa thành niên” hoặc “cải huấn tại cộng đồng”. Ở đó, có các cán bộ công tác xã hội được đào tạo chuyên môn ở cấp bang và cấp quận/huyện. Những nhân viên công tác xã hội này có trách nhiệm tư vấn và hỗ trợ cho các cơ quan tiến hành tố tụng trong việc xử lý trẻ em vi phạm pháp luật.

Trong mô hình này, nhân viên công tác xã hội không có văn phòng nằm trong trụ sở tòa án mà ở phòng tư pháp cấp huyện hoặc trung tâm tư pháp người chưa thành niên.

* Phương án 3: Nhân viên công tác xã hội và cộng tác viên chuyên trách về tư pháp với người chưa thành niên trực thuộc Bộ chịu trách nhiệm về các vấn đề xã hội

Trong mô hình này, nhân viên công tác xã hội tham gia hệ thống tư pháp cho người chưa thành niên trực thuộc Bộ về các vấn đề xã hội. Mô hình này được sử dụng ở các nước như: Indonesia, Singapore, Philippines, Myanmar, Malaysia, Ấn Độ, Bangladesh và Fiji.

Ở một số nước, nhân viên công tác xã hội thông thường sẽ giải quyết tất cả các nhóm trẻ em cần bảo vệ đặc biệt, trong đó có trẻ em vi phạm pháp luật. Ở các nước khác, có nhân viên công tác xã hội chuyên trách (“cán bộ quản chế”) là những người được đào tạo chuyên môn về xử lý trẻ em vi phạm pháp luật.

Trong mô hình này, nhân viên công tác xã hội có văn phòng nằm trong phòng các vấn đề xã hội cấp quận, hoặc trung tâm dịch vụ xã hội chứ không phải trong trụ sở tòa án.

(Nguồn: UNICEF)

Theo Báo Nhân dân

Tin liên quan

BÌNH LUẬN

Bạn còn 500/500 ký tự

Bạn vui lòng nhập từ 5 ký tự trở lên !!!

Tin mới

  • 'Thông cáo báo chí về việc phát động “Cuộc thi chính luận về bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng lần thứ Ba, năm 2023”

    Thông cáo báo chí về việc phát động “Cuộc thi chính luận về bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng lần thứ Ba, năm 2023”

    Để tiếp tục đẩy mạnh việc thực hiện Nghị quyết số 35-NQ/TW, ngày 22/10/2018 của Bộ Chính trị khóa XII về “tăng cường bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng, đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái, thù địch trong tình hình mới”, đồng thời triển khai có hiệu quả Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng, Ban Chỉ đạo 35 Trung ương phân công Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh chủ trì, phối hợp Ban Tuyên giáo Trung ương, Hội đồng Lý luận Trung ương, Tạp chí Cộng sản, Báo Nhân dân, Đài Truyền hình Việt Nam và Hội Nhà báo Việt Nam tổ chức “Cuộc thi chính luận về bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng lần thứ Ba, năm 2023” (sau đây gọi tắt là Cuộc thi).
  • 'Lai Châu: Điểm đến hấp dẫn và đậm đà bản sắc dân tộc

    Lai Châu: Điểm đến hấp dẫn và đậm đà bản sắc dân tộc

    Du lịch -
    Đó là những cảm nhận của các huấn luyện viên (HLV), vận động viên (VĐV) trong và ngoài tỉnh khi đến tham dự Giải vô địch quốc gia Marathon và cự ly dài Báo Tiền Phong (Tiền Phong Marathon) lần thứ 64, năm 2023 tại thành phố Lai Châu, tỉnh Lai Châu. Trước khi Tiền Phong Marathon diễn ra, từ ngày 24-26/3, các HLV, VĐV đã có những trải nghiệm đáng nhớ, tuyệt vời trong hành trình vươn tới thành tích cao tại nơi biên cương phía Tây Bắc của Tổ quốc.
  • 'Bàn giao khu vui chơi cho học sinh Trường tiểu học Tô Hiệu

    Bàn giao khu vui chơi cho học sinh Trường tiểu học Tô Hiệu

    Văn hoá - Xã hội -
    Ngày 21/3, Cụm thi đua số 4 thuộc Đoàn khối Cơ quan và Doanh nghiệp tỉnh, Đoàn phường Tô Hiệu, Văn phòng BCH Bộ đội biên phòng tỉnh phối hợp với Chi đoàn Trường tiểu học Tô Hiệu tổ chức gắn biển và bàn giao công trình thanh niên khu vui chơi “Hành trình thứ 2 của lốp xe” cho các em học sinh Trường tiểu học Tô Hiệu, Thành phố. 
  • 'Quỳnh Nhai đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính

    Quỳnh Nhai đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính

    Cải cách hành chính -
    Đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính, hướng đến phục vụ nhân dân tốt hơn, thời gian qua, huyện Quỳnh Nhai bám sát định hướng chỉ đạo của Trung ương, của tỉnh để lãnh đạo, triển khai nhiệm vụ cải cách thủ tục hành chính trên địa bàn huyện sát tình hình thực tế, giảm thiểu thời gian chờ đợi, nâng cao hiệu quả chất lượng công việc, tạo thuận lợi cho doanh nghiệp và nhân dân.
  • 'Tư vấn, hướng nghiệp để học sinh chọn trường, chọn nghề

    Tư vấn, hướng nghiệp để học sinh chọn trường, chọn nghề

    Khoa Giáo -
    Cùng với nâng cao chất lượng dạy và học, ngành Giáo dục và Đào tạo, các trường học trên địa bàn tỉnh Sơn La luôn quan tâm việc tư vấn, giáo dục hướng nghiệp cho học sinh THPT, giúp các em chọn đúng nghề, phù hợp với năng lực, sở trường và nhu cầu lao động của xã hội.
  • 'Tăng cường bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng

    Tăng cường bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng

    Thời sự - Chính trị -
    Ngày 21/3, đồng chí Lò Minh Hùng, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Trưởng Ban Chỉ đạo 35 tỉnh chủ trì hội nghị đánh giá kết quả công tác bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng, đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái, thù địch quý I; triển khai phương hướng, nhiệm vụ quý II/2023. Dự Hội nghị có các đồng chí Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy; các thành viên Ban Chỉ đạo.
  • 'Hoạt động hướng dẫn Lái xe an toàn tháng 03/2023

    Hoạt động hướng dẫn Lái xe an toàn tháng 03/2023

    HONDA HEAD HÙNG MẠNH -
    Ngày 19/3, Honda Ôtô Sơn La đã tổ chức thành công chương trình đào tạo Lái xe an toàn cho 20 học viên là các cán bộ nhân viên Ngân hàng Quân Đội – Chi nhánh Sơn La, giảng viên trường Đại học Tây Bắc và khách hàng thân thiết tại Trường Đại học Tây Bắc. Đây là hoạt động nhằm khuyến khích khách hàng không ngừng trau dồi kiến thức và kỹ năng Lái xe an toàn, góp phần giảm thiểu tai nạn giao thông.
  • 'Chủ động bảo vệ, PCCCR mùa hanh khô

    Chủ động bảo vệ, PCCCR mùa hanh khô

    Văn hoá - Xã hội -
    Bắt đầu bước vào mùa hanh khô, cũng là thời điểm bà con vùng cao triển khai phát dọn thực bì, trồng cây trên nương nên tiềm ẩn nguy cơ xảy ra cháy rừng rất cao. Hạt Kiểm lâm huyện Bắc Yên đã triển khai đồng bộ các giải pháp bảo vệ rừng và PCCCR, hạn chế thấp nhất những thiệt hại do cháy rừng gây ra.
  • 'Hỗ trợ thanh niên khởi nghiệp, lập nghiệp

    Hỗ trợ thanh niên khởi nghiệp, lập nghiệp

    Văn hoá - Xã hội -
    Phát huy tinh thần xung kích, sáng tạo của tuổi trẻ và khai thác lợi thế của địa phương trong khởi nghiệp, lập nghiệp, Tỉnh đoàn Sơn La đã tổ chức nhiều chương trình, hoạt động hỗ trợ đoàn viên thanh niên phát triển kinh tế, tiếp cận nguồn vốn tín dụng ưu đãi, xây dựng các mô hình phát triển sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao.
  • 'Kiểm soát, xử lý nghiêm vi phạm nồng độ cồn khi tham gia giao thông

    Kiểm soát, xử lý nghiêm vi phạm nồng độ cồn khi tham gia giao thông

    An toàn giao thông -
    Thực hiện các mục tiêu bảo đảm trật tự ATGT, với sự vào cuộc quyết liệt của cả hệ thống chính trị từ tỉnh đến cơ sở, tình hình trật tự, an toàn giao thông trên địa bàn toàn tỉnh thời gian gần đây có nhiều chuyển biến tích cực, góp phần bảo vệ an ninh, giữ gìn trật tự, an toàn xã hội.
  • 'Mở rộng các vùng chuyên canh trồng hoa công nghệ cao

    Mở rộng các vùng chuyên canh trồng hoa công nghệ cao

    Kinh tế -
    Nghề trồng hoa khởi đầu từ những năm 2000 ở một số địa phương trong tỉnh, ban đầu chủ yếu là những cơ sở trồng hoa nhỏ lẻ. Nhận thấy tiềm năng về đất đai, lao động và nhất là thị trường tiêu thụ, nhiều doanh nghiệp, hộ gia đình đã mạnh dạn đầu tư phát triển nghề trồng hoa theo hướng liên kết sản xuất tập trung, ứng dụng công nghệ cao.
  • ' Trang bị kiến thức ngoại ngữ cho học sinh

    Trang bị kiến thức ngoại ngữ cho học sinh

    Khoa Giáo -
    Trong xu thế hội nhập quốc tế, ngoại ngữ là một trong những môn học bắt buộc trong chương trình giáo dục phổ thông. Nâng cao chất lượng dạy và học môn tiếng Anh, Phòng Giáo dục và Đào tạo huyện Phù Yên đã chỉ đạo các trường học trên địa bàn đổi mới phương pháp dạy học, nâng cao chất lượng giáo viên phụ trách bộ môn, khuyến khích phụ huynh cho con em tiếp cận với tiếng Anh từ sớm.