Hòa Bình - Cái nôi của nền văn hóa Mường

Được biết đến là “miền đất sử thi”, Hòa Bình có nhiều dân tộc cùng chung sống. Trong đó, dân tộc thiểu số chiếm hơn 74% số dân, chủ yếu là dân tộc Mường, Thái, Tày, Dao, Mông,... Nơi đây được coi là cái nôi của dân tộc Mường nổi tiếng với bốn Mường “Bi, Vang, Thàng, Động” và nền “Văn hóa Hòa Bình”.

Nhiều giá trị nghệ thuật, văn hóa của người Mường như dân ca, nghệ thuật chiêng, mo, sử thi Đẻ đất - Đẻ nước... vẫn lưu giữ và được đánh giá cao trong nền văn hóa cộng đồng các dân tộc Việt Nam…  

Trình diễn văn hóa truyền thống người Mường trong Ngày hội đại đoàn kết toàn dân tộc.

Hòa Bình hiện có 786 di sản văn hóa phi vật thể. Trên địa bàn tỉnh hiện còn 101 di tích lịch sử, di tích văn hóa được xếp hạng (41 di tích cấp Quốc gia, 60 di tích cấp tỉnh) và hơn 100 di tích chưa xếp hạng. Đây là tiềm năng lớn có vai trò quan trọng trong phát triển các ngành công nghiệp văn hóa, phát triển sự nghiệp văn hóa của tỉnh. Mỗi dân tộc trên địa bàn tỉnh Hòa Bình đều có những bản sắc riêng biệt. Di sản văn hóa của đồng bào dân tộc thiểu số trên địa bàn tỉnh còn lưu giữ được khá đa dạng và phong phú. Trong đời sống văn hóa, đồng bào vẫn lưu giữ được những nét cơ bản trong phong tục tập quán, tín ngưỡng của dân tộc mình; cùng với bảo tồn và lưu giữ những giá trị di sản về văn học nghệ thuật, ngôn ngữ, chữ viết, tri thức dân gian, trang phục... Chính điều đó đã tạo nên sự đa văn hóa và sức hấp dẫn riêng cho Hòa Bình.

Các lễ hội văn hóa truyền thống của người Mường Hòa Bình được chú trọng gìn giữ, phát huy giá trị.

Tham gia Ngày hội văn hóa, thể thao và du lịch các dân tộc vùng Tây Bắc lần thứ XV, tỉnh Hòa Bình giới thiệu với bạn bè, du khách trong và ngoài nước trích đoạn Lễ hội Xuống đồng Mường Vang (huyện Lạc Sơn) với các nội dung: Nghi thức cúng, lễ vật; nghi thức rước lễ; nghi thức xuống đồng; nghi thức mời cơm; vào hội… Đây là lễ hội truyền thống đã có từ rất lâu đời và là lễ hội dân gian truyền thống lớn nhất của người Mường Hoà Bình, gắn với nền sản xuất nông nghiệp lúa nước, mang nhiều dấu ấn của nền văn minh Việt cổ. Đồng thời là hoạt động văn hoá - tín ngưỡng không thể thiếu của đồng bào Mường ở Hoà Bình mang ý nghĩa tôn kính các vị thần linh, tưởng nhớ những người đã có công lập đất, lập Mường và cầu mong vạn vật phát triển thuận lợi, mùa màng bội thu, cuộc sống ấm no, hạnh phúc, những điều tốt đẹp đến với người dân, xóm, bản. Lễ hội được tổ chức với nhiều nghi trình, nghi thức độc đáo tạo nên nét riêng có. Có lịch sử lâu đời, lễ hội xuống đồng của người Mường Hòa Bình là nơi kết tinh, hội tụ nhiều di sản văn hoá, lịch sử. Trải qua nhiều thế hệ khác nhau, tuy có những lúc thăng trầm nhưng đến nay, lễ hội này đã được cộng đồng dân tộc Mường khôi phục ở nhiều địa phương trên địa bàn tỉnh. Lễ hội phản ánh nhiều khía cạnh lịch sử ở các vùng Mường lớn xưa ở Hòa Bình. Qua lễ hội và những di tích gắn với lễ hội có thể tìm hiểu được một phần quan trọng của lịch sử địa phương trong tập quán, phong tục của người Mường với những nghi trình, nghi thức, chứa đựng trong đó nhiều di sản văn hoá có giá trị. Đặc biệt, lễ hội trở thành hoạt động văn hoá, tín ngưỡng không thể thiếu của người Mường Hòa Bình trong mỗi dịp Xuân về. Đến với lễ hội để hoà mình vào không khí linh thiêng của phần lễ và sự náo nhiệt của phần hội, người dân Mường như được gửi gắm vào đó những ước vọng lớn lao về cuộc sống bình yên, ấm no nơi bản Mường, là dịp để trai gái bản Mường làm quen và tìm hiểu tâm tình qua những câu hát đúp giao duyên, thường rang, bộ mẹng…

Diễn xướng cồng chiêng.

Cùng với điểm nhấn trích đoạn Lễ hội Xuống đồng Mường Vang, đến với Ngày hội văn hoá, thể thao và du lịch các dân tộc vùng Tây Bắc lần thứ XV, Hòa Bình còn giúp du khách có thêm những trải nghiệm thú vị, kiến thức về văn hoá dân tộc Mường qua gian trưng bày giới thiệu các bảng trích biểu đồ, mô hình hiện vật, hình ảnh, nhạc cụ, trang phục, đồ thủ công mỹ nghệ, thổ cẩm, kiến trúc nhà ở… Các nghệ nhân người Mường sẽ trình diễn chế tác và biểu diễn nhạc cụ dân tộc; giới thiệu các thao tác, nguyên liệu, quy trình sản xuất các nghề thủ công truyền thống của địa phương.

Rượu cần của người Mường Hòa Bình.

Đặc biệt, không gian văn hoá ẩm thực người Mường Hòa Bình sẽ giới thiệu những món ăn đặc trưng, đơn giản, dân dã mang hương vị của núi rừng, sông suối nhưng vô cùng độc đáo, hấp dẫn như rượu cần, cơm lam, cỗ lá… Những món ăn đã góp phần làm nên những giá trị đặc sắc của văn hoá vật chất của người Mường nói riêng và của cộng đồng các dân tộc Việt Nam nói chung. Giúp các thế hệ sau khi soi vào những giá trị nhân văn đó và cảm nhận được nếp sống, cách nghĩ, tâm hồn, phong tục tập quán và truyền thống của ông cha thật tự nhiên, dung dị nhưng lại mang đậm nét bản sắc văn hoá riêng biệt, không thể nhầm lẫn về ẩm thực xứ Mường Hòa Bình.   

Tin liên quan

BÌNH LUẬN

Bạn còn 500/500 ký tự

Bạn vui lòng nhập từ 5 ký tự trở lên !!!

Tin mới

  • 'Thông cáo báo chí về việc phát động “Cuộc thi chính luận về bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng lần thứ Ba, năm 2023”

    Thông cáo báo chí về việc phát động “Cuộc thi chính luận về bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng lần thứ Ba, năm 2023”

    Để tiếp tục đẩy mạnh việc thực hiện Nghị quyết số 35-NQ/TW, ngày 22/10/2018 của Bộ Chính trị khóa XII về “tăng cường bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng, đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái, thù địch trong tình hình mới”, đồng thời triển khai có hiệu quả Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng, Ban Chỉ đạo 35 Trung ương phân công Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh chủ trì, phối hợp Ban Tuyên giáo Trung ương, Hội đồng Lý luận Trung ương, Tạp chí Cộng sản, Báo Nhân dân, Đài Truyền hình Việt Nam và Hội Nhà báo Việt Nam tổ chức “Cuộc thi chính luận về bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng lần thứ Ba, năm 2023” (sau đây gọi tắt là Cuộc thi).
  • 'Lai Châu: Điểm đến hấp dẫn và đậm đà bản sắc dân tộc

    Lai Châu: Điểm đến hấp dẫn và đậm đà bản sắc dân tộc

    Du lịch -
    Đó là những cảm nhận của các huấn luyện viên (HLV), vận động viên (VĐV) trong và ngoài tỉnh khi đến tham dự Giải vô địch quốc gia Marathon và cự ly dài Báo Tiền Phong (Tiền Phong Marathon) lần thứ 64, năm 2023 tại thành phố Lai Châu, tỉnh Lai Châu. Trước khi Tiền Phong Marathon diễn ra, từ ngày 24-26/3, các HLV, VĐV đã có những trải nghiệm đáng nhớ, tuyệt vời trong hành trình vươn tới thành tích cao tại nơi biên cương phía Tây Bắc của Tổ quốc.
  • 'Bàn giao khu vui chơi cho học sinh Trường tiểu học Tô Hiệu

    Bàn giao khu vui chơi cho học sinh Trường tiểu học Tô Hiệu

    Văn hoá - Xã hội -
    Ngày 21/3, Cụm thi đua số 4 thuộc Đoàn khối Cơ quan và Doanh nghiệp tỉnh, Đoàn phường Tô Hiệu, Văn phòng BCH Bộ đội biên phòng tỉnh phối hợp với Chi đoàn Trường tiểu học Tô Hiệu tổ chức gắn biển và bàn giao công trình thanh niên khu vui chơi “Hành trình thứ 2 của lốp xe” cho các em học sinh Trường tiểu học Tô Hiệu, Thành phố. 
  • 'Quỳnh Nhai đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính

    Quỳnh Nhai đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính

    Cải cách hành chính -
    Đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính, hướng đến phục vụ nhân dân tốt hơn, thời gian qua, huyện Quỳnh Nhai bám sát định hướng chỉ đạo của Trung ương, của tỉnh để lãnh đạo, triển khai nhiệm vụ cải cách thủ tục hành chính trên địa bàn huyện sát tình hình thực tế, giảm thiểu thời gian chờ đợi, nâng cao hiệu quả chất lượng công việc, tạo thuận lợi cho doanh nghiệp và nhân dân.
  • 'Tư vấn, hướng nghiệp để học sinh chọn trường, chọn nghề

    Tư vấn, hướng nghiệp để học sinh chọn trường, chọn nghề

    Khoa Giáo -
    Cùng với nâng cao chất lượng dạy và học, ngành Giáo dục và Đào tạo, các trường học trên địa bàn tỉnh Sơn La luôn quan tâm việc tư vấn, giáo dục hướng nghiệp cho học sinh THPT, giúp các em chọn đúng nghề, phù hợp với năng lực, sở trường và nhu cầu lao động của xã hội.
  • 'Tăng cường bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng

    Tăng cường bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng

    Thời sự - Chính trị -
    Ngày 21/3, đồng chí Lò Minh Hùng, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Trưởng Ban Chỉ đạo 35 tỉnh chủ trì hội nghị đánh giá kết quả công tác bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng, đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái, thù địch quý I; triển khai phương hướng, nhiệm vụ quý II/2023. Dự Hội nghị có các đồng chí Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy; các thành viên Ban Chỉ đạo.
  • 'Hoạt động hướng dẫn Lái xe an toàn tháng 03/2023

    Hoạt động hướng dẫn Lái xe an toàn tháng 03/2023

    HONDA HEAD HÙNG MẠNH -
    Ngày 19/3, Honda Ôtô Sơn La đã tổ chức thành công chương trình đào tạo Lái xe an toàn cho 20 học viên là các cán bộ nhân viên Ngân hàng Quân Đội – Chi nhánh Sơn La, giảng viên trường Đại học Tây Bắc và khách hàng thân thiết tại Trường Đại học Tây Bắc. Đây là hoạt động nhằm khuyến khích khách hàng không ngừng trau dồi kiến thức và kỹ năng Lái xe an toàn, góp phần giảm thiểu tai nạn giao thông.
  • 'Chủ động bảo vệ, PCCCR mùa hanh khô

    Chủ động bảo vệ, PCCCR mùa hanh khô

    Văn hoá - Xã hội -
    Bắt đầu bước vào mùa hanh khô, cũng là thời điểm bà con vùng cao triển khai phát dọn thực bì, trồng cây trên nương nên tiềm ẩn nguy cơ xảy ra cháy rừng rất cao. Hạt Kiểm lâm huyện Bắc Yên đã triển khai đồng bộ các giải pháp bảo vệ rừng và PCCCR, hạn chế thấp nhất những thiệt hại do cháy rừng gây ra.
  • 'Hỗ trợ thanh niên khởi nghiệp, lập nghiệp

    Hỗ trợ thanh niên khởi nghiệp, lập nghiệp

    Văn hoá - Xã hội -
    Phát huy tinh thần xung kích, sáng tạo của tuổi trẻ và khai thác lợi thế của địa phương trong khởi nghiệp, lập nghiệp, Tỉnh đoàn Sơn La đã tổ chức nhiều chương trình, hoạt động hỗ trợ đoàn viên thanh niên phát triển kinh tế, tiếp cận nguồn vốn tín dụng ưu đãi, xây dựng các mô hình phát triển sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao.
  • 'Kiểm soát, xử lý nghiêm vi phạm nồng độ cồn khi tham gia giao thông

    Kiểm soát, xử lý nghiêm vi phạm nồng độ cồn khi tham gia giao thông

    An toàn giao thông -
    Thực hiện các mục tiêu bảo đảm trật tự ATGT, với sự vào cuộc quyết liệt của cả hệ thống chính trị từ tỉnh đến cơ sở, tình hình trật tự, an toàn giao thông trên địa bàn toàn tỉnh thời gian gần đây có nhiều chuyển biến tích cực, góp phần bảo vệ an ninh, giữ gìn trật tự, an toàn xã hội.
  • 'Mở rộng các vùng chuyên canh trồng hoa công nghệ cao

    Mở rộng các vùng chuyên canh trồng hoa công nghệ cao

    Kinh tế -
    Nghề trồng hoa khởi đầu từ những năm 2000 ở một số địa phương trong tỉnh, ban đầu chủ yếu là những cơ sở trồng hoa nhỏ lẻ. Nhận thấy tiềm năng về đất đai, lao động và nhất là thị trường tiêu thụ, nhiều doanh nghiệp, hộ gia đình đã mạnh dạn đầu tư phát triển nghề trồng hoa theo hướng liên kết sản xuất tập trung, ứng dụng công nghệ cao.
  • ' Trang bị kiến thức ngoại ngữ cho học sinh

    Trang bị kiến thức ngoại ngữ cho học sinh

    Khoa Giáo -
    Trong xu thế hội nhập quốc tế, ngoại ngữ là một trong những môn học bắt buộc trong chương trình giáo dục phổ thông. Nâng cao chất lượng dạy và học môn tiếng Anh, Phòng Giáo dục và Đào tạo huyện Phù Yên đã chỉ đạo các trường học trên địa bàn đổi mới phương pháp dạy học, nâng cao chất lượng giáo viên phụ trách bộ môn, khuyến khích phụ huynh cho con em tiếp cận với tiếng Anh từ sớm.