Giữ gìn, phát huy bản sắc văn hóa các dân tộc

Nằm trong chuỗi sự kiện Lễ hội Hoa ban thành phố Sơn La năm 2023, ngày 11/3, Thành ủy Sơn La đã tổ chức Hội thảo “Giữ gìn bản sắc văn hóa các dân tộc thành phố Sơn La” năm 2023. Tham dự có các nhà khoa học, các nhà nghiên cứu văn hóa trên địa bàn Thành phố; lãnh đạo Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch.

Toàn cảnh Hội thảo.

Giữ gìn bản sắc

Là Trung tâm chính trị, kinh tế, văn hóa của tỉnh, thành phố Sơn La có  trên 111.000 người, 12 xã, phường với 12 dân tộc anh em cùng sinh sống. Mỗi dân tộc có nét văn hóa mang sắc thái riêng, tạo nên một kho tàng văn hóa độc đáo, phong phú và quý giá.

Đại biểu dự hội thảo.

Giữ gìn, phát huy bản sắc văn hóa các dân tộc, Thành ủy triển khai Đề án 04-ĐA/TU ngày 20/8/2020 về “Giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa các dân tộc thành phố Sơn La mang đậm bản sắc các dân tộc tiểu vùng Tây Bắc giai đoạn 2020-2025”, trong đó đặt ra 5 tiêu chí, 10 nhiệm vụ cụ thể.

Nhiều sản phẩm văn hóa vật thể được chú trọng, trùng tu bảo vệ và phát huy hiệu quả, như: Khu Di tích Quốc gia đặc biệt Nhà tù Sơn La; Di tích lịch sử Cây đa Bản Hẹo; Đền thờ Vua Lê Thánh Tông, Công viên văn hóa Đông Xên, Khu tưởng niệm Anh hùng Liệt sỹ Lò Văn Giá…

Việc bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa phi vật thể, được quan tâm, như: Duy trì, phát triển các điệu xòe Thái cổ, đã được UNESCO công nhận là văn hóa phi vật thể nhân loại; giữ gìn tiếng nói, chữ viết của các dân tộc thiểu số; phục dựng, duy trì các lễ hội truyền thống, trang phục truyền thống gắn với nghề thêu dệt thổ cẩm, ẩm thực... Đồng thời, tổ chức truyền dạy cho thế hệ trẻ các làn điệu dân ca, dân vũ, giữ gìn nếp sống văn minh, nét đẹp trong ứng xử cộng đồng dân tộc; đầu tư xây dựng các thiết chế văn hóa từ Thành phố đến cơ sở...

Bên cạnh những kết quả tích cực đã đạt được, vẫn còn những hạn chế, tồn tại, đó là văn hóa chưa được coi trọng tương xứng với kinh tế và chính trị, thiên về chức năng giải trí, hình thức, chưa đi vào chiều sâu, thực chất. Có nguy cơ mai một, lệch chuẩn trong ngôn ngữ, tiếng nói và chữ viết của các dân tộc thiểu số...

Lãnh đạo Thành phố tặng hoa các nghệ nhân, những người có kinh nghiệm văn hóa trên địa bàn Thành phố.

Công tác lãnh đạo, chỉ đạo, quản lý văn hoá còn lúng túng, hạn chế về nguồn lực và năng lực chuyên môn, chưa đáp ứng được yêu cầu phát triển văn hóa trong giai đoạn mới, giai đoạn chuyển đổi số, với những khái niệm mới “Văn hóa mạng”.

Tiếp tục phát huy bản sắc văn hóa các dân tộc

Tại hội thảo, đã nhận được 12 bài tham luận của các đại biểu hiện đang công tác tại các cơ quan quản lý Nhà nước, các ý kiến tham luận của các nhà nghiên cứu văn hóa và những người có kinh nghiệm trong công tác quản lý văn hóa đang sinh sống trên địa bàn.

Nhà giáo ưu tú Trần Luyến phát biểu tại hội thảo.

Nội dung tham luận tập trung vào việc: Quán triệt sâu sắc, triển khai có hiệu quả bài phát biểu của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tại Hội nghị Văn hóa toàn quốc năm 2022, làm rõ thực trạng, tồn tại, hạn chế trong việc giữ gìn và phát huy các giá trị văn hóa đặc sắc của các dân tộc thành phố Sơn La; bảo tồn, trùng tu, tôn tạo các di tích văn hóa lịch sử; đầu tư thiết chế văn hóa... Đồng thời, các nhà nghiên cứu về văn hóa đã chia sẻ tâm huyết về giải pháp giữ gìn tiếng nói, chữ viết các dân tộc thành phố Sơn La; phục dựng, giữ gìn và phát huy một số lễ hội dân gian của các dân tộc; phổ cập các tác phẩm văn hóa nghệ thuật của các dân tộc Thành phố vào đời sống xã hội; phát triển hoạt động của các câu lạc bộ văn hóa các dân tộc; giữ gìn môi trường văn hóa trên không gian mạng...

Hội thảo cũng đã bàn, thống nhất 10 nhiệm vụ và 7 nhóm giải pháp cụ thể để giữ gìn, phát huy các giá trị văn hóa truyền thống vật thể và phi vật thể của các dân tộc thành phố Sơn La.

 

Nghệ nhân nhân dân ưu tú Cà Long phát biểu tại hội thảo.

Các ý kiếm tham gia tại hội thảo, đã tìm ra được những định hướng, giải pháp, cụ thể hóa Nghị quyết Đại hội Đảng bộ các cấp, nhằm khơi dậy khát vọng cống hiến, giữ gìn, phát huy bản sắc văn hóa các dân tộc thành phố Sơn La; xây dựng quê hương Sơn La ngày càng giàu đẹp, mang đậm bản sắc văn hóa các dân tộc tiểu vùng Tây Bắc.

Các đại biểu tham dự hội thảo chụp ảnh lưu niệm.

Các ý kiến tại Hội thảo "Giữ gìn phát huy bản sắc văn hóa các dân tộc thành phố Sơn La năm 2023"

   
Đồng chí Hà Trung Chiến
Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Bí thư Thành ủy,
Chủ tịch HĐND Thành phố
   

Lần đầu tiên thành phố Sơn La tổ chức Hội thảo “Giữ gìn phát huy bản sắc văn hóa các dân tộc thành phố Sơn La năm 2023”. Những ý kiến đóng góp tại hội thảo rất quan trọng, quý giá, sẽ được Ban Thường vụ Thành ủy tiếp thu, xem xét và đưa vào kết luận lãnh đạo, chỉ đạo về giữ gìn, phát huy bản sắc văn hóa các dân tộc. Phấn đấu xây dựng thành phố Sơn La phát triển, bình yên và bản sắc, không chỉ là trung tâm chính trị, kinh tế mà là trung tâm văn hóa.

 

Ông Phạm Hồng Thu
Phó Giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch

Nâng cao hiệu quả việc bảo tồn, phát huy văn hóa truyền thống các dân tộc, thành phố Sơn La nói riêng và các huyện trong tỉnh nói chung, rất cần cấp ủy, chính quyền các cấp, các tổ chức đoàn thể chính trị - xã hội coi việc bảo tồn và phát huy di sản văn hóa, bản sắc văn hóa các dân tộc là trách nhiệm chung. Bảo tồn có chọn lọc những phong tục tập quán tốt đẹp; nghiên cứu đưa văn hóa truyền thống thành sản phẩm du lịch, tuy nhiên phải có biện pháp phù hợp, tránh xu hướng thương mại hóa di sản văn hóa. Đồng thời, cẩn trọng việc sân khấu hóa các hoạt động văn hóa trong lễ hội truyền thống có nguy cơ làm lu mờ “hạt nhân tâm linh”, cái làm nên bản chất riêng trong lễ hội truyền thống…

   
Bà Lê Thùy Dung
Trưởng Ban Tuyên giáo Thành ủy
   

Để tạo dựng môi trường văn hóa lành mạnh, giữ gìn văn hóa trên không gian mạng, cùng với việc xây dựng các giá trị văn hóa tốt đẹp, cần “chống” những hành xử thiếu văn hóa, những biểu hiện lệch chuẩn. Đảng bộ thành phố Sơn La xác định lộ trình, bước đi cụ thể, thực hiện có hiệu quả Đề án “Giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa các dân tộc thành phố Sơn La mang đậm bản sắc văn hóa các dân tộc tiểu vùng Tây Bắc giai đoạn 2020-2025” gắn với sự hình thành đô thị thông minh, hiện đại trong tương lai...

   
Nghệ nhân Nhân dân Lò Văn Lả
   

Bảo tồn chữ viết, tiếng nói cộng đồng dân tộc Thái, thành phố Sơn La cần tìm những người am hiểu văn hóa Thái, thông thạo chữ Thái biên soạn sách dạy chữ Thái và truyền dạy. Trong đó, có sách cho người lớn, cho trẻ con. Mở các lớp bồi dưỡng, đào tạo người dạy chữ Thái tại cộng đồng dân cư. Nội dung bài học là ôn lại những câu nói, những câu tục ngữ, thơ ca, những tác phẩm văn học nổi tiếng; qua đó, bảo tồn tiếng nói, áng văn cổ truyền của dân tộc và sáng tạo các áng văn tiên tiến hơn…

 

Nghệ nhân nhân dân ưu tú Hoàng Thị Mai

Là người dân tộc Thái đen, sinh ra và lớn lên ở Sơn La, tôi biết hát từ lúc 6 tuổi, vì vậy những câu thơ, câu hát tiếng Thái, những làn điệu dân ca đã ngấm và ăn sâu trong tôi. Từ năm 2012 đến nay, tôi đã mở lớp dạy chữ Thái, hát Thái từ người trẻ đến già. Tôi nghĩ các cấp, các ngành cần mở rộng những lớp truyền dạy, thì ngôn ngữ, làn điệu dân ca dân tộc Thái mới có thể lưu giữ được mãi mãi.

Nhóm PV
BÌNH LUẬN

Bạn còn 500/500 ký tự

Bạn vui lòng nhập từ 5 ký tự trở lên !!!

Tin mới

  • 'Chuẩn bị tổ chức chương trình “Hành trình nhân đạo - Trao nhận yêu thương” năm 2024 tại tỉnh Sơn La

    Chuẩn bị tổ chức chương trình “Hành trình nhân đạo - Trao nhận yêu thương” năm 2024 tại tỉnh Sơn La

    Thời sự - Chính trị -
    Ngày 29/3, Đoàn công tác của Trung ương Hội Chữ thập đỏ Việt Nam, do đồng chí Nguyễn Hải Anh, Phó Chủ tịch kiêm Tổng Thư ký Trung ương Hội Chữ thập đỏ Việt Nam đã làm việc tại tỉnh Sơn La về phối hợp chỉ đạo, tổ chức chương trình “Hành trình nhân đạo - Trao nhận yêu thương” năm 2024.
  • 'Khát vọng và cống hiến

    Khát vọng và cống hiến

    QP - AN - ĐN -
    Những năm qua, các đoàn viên thanh niên, hội viên phụ nữ Công an Sơn La đã phát huy tinh thần xung kích, sáng tạo, tình nguyện, khắc phục mọi khó khăn, hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao. Trên mỗi trận tuyến, ở mỗi lĩnh vực công tác, những đoàn viên, thanh niên và những nữ chiến sĩ Công an Sơn La luôn năng động, sáng tạo, góp phần bảo vệ bình yên cho cuộc sống của nhân dân.
  • 'Nhân dân Suối Thín mong sớm hoàn thành tuyến đường bê tông về bản

    Nhân dân Suối Thín mong sớm hoàn thành tuyến đường bê tông về bản

    Xã hội -
    Cách trung tâm xã Chiềng Sơn, huyện Mộc Châu khoảng 8 km, từ nhiều năm nay, tuyến đường về bản Suối Thín vẫn còn hơn nửa là đường đất. Mặt đường bụi bặm khi trời nắng, lầy lội khi trời mưa. Bà con nơi đây mong muốn có được tuyến đường bê tông để đi lại bớt khó khăn, nhọc nhằn và trao đổi hàng hóa thuận lợi.
  • 'Nỗ lực nâng cao chất lượng dạy và học ở Sam Kha

    Nỗ lực nâng cao chất lượng dạy và học ở Sam Kha

    Khoa Giáo -
    Từ trung tâm huyện vượt hơn 40 km đường đèo, dốc quanh co, chúng tôi đến Trường PTDT bán trú tiểu học và THCS Sam Kha, huyện Sốp Cộp. Những năm qua, thầy và trò nhà trường luôn khắc phục khó khăn, nỗ lực nâng cao chất lượng dạy và học.
  • 'Nhịp sống mới ở Chiềng Pha

    Nhịp sống mới ở Chiềng Pha

    Xã hội -
    Là xã vùng 3 của huyện Thuận Châu, Chiềng Pha có lợi thế nằm dọc quốc lộ 6, những năm qua, cùng với chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi, xã đã đẩy mạnh phát triển tiểu thủ công nghiệp và dịch vụ, tạo việc làm, nâng cao đời sống nhân dân.
  • 'Đồng bộ các giải pháp thúc đẩy tiêu thụ nông sản

    Đồng bộ các giải pháp thúc đẩy tiêu thụ nông sản

    Kinh tế -
    Là vùng cây ăn quả lớn của tỉnh, huyện Yên Châu có trên 11.600 ha cây ăn quả các loại, trong đó hơn 9.000 ha xoài, mận hậu, nhãn đang chuẩn bị vào vụ thu hoạch. Đảm bảo các điều kiện tiêu thụ, huyện tích cực triển khai các phương án kết nối, tìm kiếm thị trường; đẩy mạnh hoạt động xúc tiến thương mại, quảng bá sản phẩm.
  • 'Khen thưởng tổ chức đảng và đảng viên thực chất, hiệu quả

    Khen thưởng tổ chức đảng và đảng viên thực chất, hiệu quả

    Xây dựng Đảng -
    Đảng bộ tỉnh có 17 đảng bộ trực thuộc, 829 tổ chức cơ sở đảng, 3.890 chi bộ trực thuộc đảng ủy cơ sở, với tổng số 92.460 đảng viên. Những năm qua, Ban Thường vụ Tỉnh ủy đã tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo việc đánh giá, xếp loại và khen thưởng tổ chức đảng và đảng viên bảo đảm thực chất, hiệu quả, góp phần xây dựng tổ chức đảng trong sạch, vững mạnh.
  • 'Thành phố nhân rộng nhiều phong trào thi đua

    Thành phố nhân rộng nhiều phong trào thi đua

    Xã hội -
    Thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XV, Nghị quyết Đại hội Đảng bộ Thành phố lần thứ XIX, nhiệm kỳ 2020-2025, hơn 3 năm qua, các cơ quan, đơn vị, xã, phường trên địa bàn thành phố Sơn La đã đẩy mạnh các phong trào thi đua trên các lĩnh vực; nỗ lực hoàn thành các chỉ tiêu đề ra.