Đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ bắt kịp xu hướng báo chí quốc tế

Theo Phó Chủ tịch Thường trực Hội Nhà báo Việt Nam Nguyễn Đức Lợi, để đào tạo nghiệp vụ bồi dưỡng báo chí theo nhu cầu hiện nay cũng như đáp ứng với xu hướng báo chí quốc tế, các đơn vị báo chí cần đào tạo nội dung làm tin, bài cho các nhà báo tại các tỉnh, thành sao cho phong phú, sinh động, tạo được sức hút mạnh mẽ.

Chiều 17/3, tại Hà Nội, nằm trong khuôn khổ Hội Báo toàn quốc 2023, Hội Nhà báo Việt Nam tổ chức Tọa đàm “Đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ báo chí theo nhu cầu hiện nay”.

Các đồng chí: Nguyễn Đức Lợi, Phó Chủ tịch Thường trực Hội Nhà báo Việt Nam; Trần Trọng Dũng, Phó Chủ tịch Hội Nhà báo Việt Nam; Nguyễn Thị Hải Vân, Giám đốc Trung tâm Bồi dưỡng nghiệp vụ báo chí (Hội Nhà báo Việt Nam) chủ trì Tọa đàm.

Phát biểu tại Tọa đàm, bà Nguyễn Thị Hải Vân, Giám đốc Trung tâm Bồi dưỡng nghiệp vụ báo chí Hội Nhà báo Việt Nam cho biết, được sự quan tâm, chỉ đạo trực tiếp của Thường trực Thường vụ Hội Nhà báo Việt Nam và sự ủng hộ, giúp đỡ của Văn phòng Hội, Hội Nhà báo các cấp, các cơ quan báo chí nên tính từ năm 2020 đến hết năm 2022, Trung tâm đã tổ chức được 333 hoạt động cho hơn 10.000 lượt hội viên Hội Nhà báo trong cả nước.

Các đại biểu tham dự Tọa đàm.

Thời gian qua, Trung tâm đã xây dựng các chương trình bồi dưỡng cho các lớp học trực tuyến ở các địa bàn bị ảnh hưởng nhiều của dịch bệnh. Nhờ hình thức học mới mẻ và hấp dẫn, các học viên có thể nắm vững kỹ năng, kiến thức giảng viên truyền đạt. Đồng thời, tổ chức lớp học trực tiếp tại các tỉnh, thành ít bị ảnh hưởng bởi dịch bệnh để đáp ứng được đầy đủ các nhu cầu học tập của các hội viên - nhà báo trên toàn quốc.

Các khóa học do Trung tâm tổ chức vẫn chủ yếu tập trung vào 3 mảng chính: Kỹ năng cho các loại hình báo chí (228 lớp học); Chuyên đề, chuyên sâu (101 lớp học) và 04 hội thảo, tọa đàm (cả trực tuyến và trực tiếp). Có một số điểm mới về công tác bồi dưỡng của Trung tâm trong các năm vừa qua như: Tổ chức các lớp học mới để bắt kịp với sự thay đổi của báo chí thế giới như chuyển đổi số, sản xuất long-form (bài chuyên đề) cho báo mạng, sản xuất Podcast, công cụ trực tuyến để làm báo, làm báo bằng facebook, ngăn chặn tin tức giả…

Tuy nhiên, ba năm vừa qua cũng là năm đại dịch COVID-19 diễn biến phức tạp trên phạm vi cả nước, do đó, việc tổ chức lớp học của Trung tâm cũng gặp nhiều khó khăn hơn. Trung tâm đã phải linh hoạt tổ chức các hoạt động theo từng giai đoạn diễn biến của dịch bệnh để đáp ứng với tình hình thực tế. Cụ thể, Trung tâm đã xây dựng các chương trình bồi dưỡng cho các lớp học trực tuyến ở các địa bàn bị ảnh hưởng nhiều của dịch bệnh. Nhờ hình thức học mới mẻ và hấp dẫn, các học viên có thể nắm vững kỹ năng, kiến thức giảng viên truyền đạt; đồng thời, tổ chức lớp học trực tiếp tại các tỉnh, thành ít bị ảnh hưởng bởi dịch bệnh để đáp ứng được đầy đủ các nhu cầu học tập của các hội viên - nhà báo trên toàn quốc.

Tại Tọa đàm, các đại biểu đánh giá, các khóa bồi dưỡng của Trung tâm trong thời gian qua có một số điểm mới, như: Đã bắt kịp với sự thay đổi của báo chí thế giới như chuyển đổi số, sản xuất long-form (bài chuyên đề) cho báo mạng, sản xuất Podcast, công cụ trực tuyến để làm báo, làm báo bằng facebook, ngăn chặn tin tức giả. Chú trọng vào việc bồi dưỡng kỹ năng cho các nhà báo về mảng khoa học, truyền thông về giới, xây dựng Đảng, tiếp cận và khai thác thông tin trong thời đại kỹ thuật số. Nội dung về chính trị, đạo đức người làm báo cũng được lồng ghép trong các bài giảng nhằm giúp cho các nhà báo luôn giữ vững đạo đức nghề nghiệp trong quá trình tác nghiệp.

Các ý kiến tại Tọa đàm cũng đề xuất cần bồi dưỡng, đào tạo các phóng viên trẻ để bắt nhịp nhanh với xu hướng báo chí quốc tế; tích hợp đào tạo những kỹ năng chung nhất cần thiết cho các loại hình báo chí.

Theo Phó Chủ tịch Thường trực Hội Nhà báo Việt Nam Nguyễn Đức Lợi, để đào tạo nghiệp vụ bồi dưỡng báo chí theo nhu cầu hiện nay cũng như đáp ứng với xu hướng báo chí quốc tế, các đơn vị báo chí cần đào tạo nội dung làm tin, bài cho các nhà báo tại các tỉnh, thành sao cho phong phú, sinh động, tạo được sức hút mạnh mẽ. Đồng thời cần đào tạo dưới nhiều hình thức, phương tiện, từ đó trang bị về kiến thức, kỹ năng cũng như kỹ thuật, nghiệp vụ cho các phóng viên, biên tập viên một cách đầy đủ nhất; qua đó sẽ đáp ứng được nhu cầu cập nhật tin tức kịp thời, nhanh nhạy, chính xác và tạo hiệu ứng tốt nhất đến độc giả./.

Theo Báo ĐCSVN
BÌNH LUẬN

Bạn còn 500/500 ký tự

Bạn vui lòng nhập từ 5 ký tự trở lên !!!

Tin mới