Sớm có giải pháp khắc phục tình trạng thiếu giáo viên

Bước vào năm học mới đã hơn một tháng nay, nhưng tình trạng thiếu giáo viên vẫn xảy ra nhiều tại các địa phương trên địa bàn tỉnh. Điều này đã ảnh hưởng không nhỏ đến việc nâng cao chất lượng giáo dục tại các trường học và gây ra nhiều khó khăn trong quá trình triển khai chương trình giáo dục phổ thông mới.

Thực trạng thiếu giáo viên

           

Trường tiểu học-THCS Thôm Mòn, huyện Thuận Châu có 20 lớp bậc tiểu học và 11 lớp bậc THCS, với 1.137 học sinh và 49 giáo viên. Theo chương trình GDPT mới, nhà trường đang thiếu 6 giáo viên. Cô giáo Vương Thị Hồng, Hiệu trưởng nhà trường, cho biết: Theo quy định, bậc tiểu học phải đạt 1,5 giáo viên/lớp và bậc THCS đạt 1,9 giáo viên/lớp, nhưng đến thời điểm này trường mới đạt được tương ứng 1,3 giáo viên/lớp bậc tiểu học và 1,6 giáo viên/lớp bậc THCS nên chưa thể tổ chức học 2 buổi/ngày được. Đối với những môn chuyên như tiếng Anh, tin học nhà trường cần có ít nhất 2 giáo viên. Việc thiếu giáo viên ảnh hưởng đến nâng cao chất lượng giảng dạy cũng như các hoạt động ngoại khóa và mục tiêu phấn đấu đạt trường chuẩn quốc gia thời gian tới.

 

Tiếng Anh là một trong những môn học đang thiếu giáo viên tại Trường tiểu học-THCS Thôm Mòn, huyện Thuận Châu.

           

Ông Nguyễn Đức Tôn, Trưởng phòng Giáo dục và Đào tạo huyện Thuận Châu, thông tin: Toàn huyện có 78 trường các bậc học, 1.411 lớp, với trên 45.080 học sinh và 2.121 giáo viên. Do địa bàn rộng, giao thông đi lại khó khăn nên huyện phải bố trí nhiều điểm trường lẻ, lớp học cắm bản. Vì thế, việc đầu tư cơ sở vật chất bị dàn trải, số lượng giáo viên đứng lớp không đảm bảo, ảnh hưởng đến chất lượng dạy và học nhất là đối với bậc mầm non và tiểu học. Những năm qua, việc đẩy mạnh triển khai chủ trương đưa học sinh điểm lẻ về điểm trường chính đã giảm bớt tình trạng thiếu giáo viên. Tuy nhiên, hiện huyện vẫn thiếu 456 giáo viên so với định mức quy định (bậc mầm non thiếu 286 giáo viên; tiểu học 143 giáo viên; THCS 22 giáo viên). Trong khi đó, thực hiện chủ trương tinh giản biên chế, theo kế hoạch trong giai đoạn 2021-2025, ngành vẫn phải thực hiện giảm 10% số người làm việc.

 

Một tiết học tại Trường tiểu học - THCS Thôm Mòn, huyện Thuận Châu.

           

Năm học 2022-2023, năm đầu tiên ngành Giáo dục-Đào tạo triển khai chương trình giáo dục phổ thông mới ở lớp 3, lớp 7 và lớp 10. Ở lớp 3, môn tiếng Anh và Tin học trở thành môn học bắt buộc; ở lớp 10, lần đầu có môn nghệ thuật (gồm 2 phân môn âm nhạc, mỹ thuật) được đưa vào là môn học tự chọn. Thiếu giáo viên khiến việc triển khai các môn học này càng gặp nhiều khó khăn.

           

Tại huyện Sông Mã cũng là một trong những địa phương xảy ra tình trạng thiếu giáo viên. Năm học này, toàn huyện có 53 trường với 1.412 lớp, tổng số trên 44.370 học sinh. Ông Nguyễn Công Viên, Trưởng phòng Giáo dục và Đào tạo huyện Sông Mã, cho biết: So với quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo, huyện đang thiếu 705 biên chế giáo viên, trong đó tỷ lệ thiếu giáo viên mầm non chiếm đến 60%. Ngoài ra, triển khai Chương trình giáo dục phổ thông mới, với 15 trường tiểu học, 7 trường liên cấp tiểu học-THCS, toàn huyện mới có 22 biên chế môn tin học và tiếng Anh, so với nhu cầu thực tế còn thiếu 38 giáo viên.

Đối với môn nghệ thuật ở bậc THPT, vấn đề thiếu giáo viên lại càng là thách thức lớn hơn với các trường khi vừa không có giáo viên, vừa không có đủ điều kiện cơ sở vật chất để phục vụ môn học. Hầu hết các trường THPT đều không có giáo viên cho môn học này hoặc có bố trí giáo viên dạy thì lại không có học sinh đăng ký lựa chọn.

 

Giờ học của cô và trò Điểm trường Hin Pẻn, Trường mầm non Hoa Cúc, xã Đứa Mòn, huyện Sông Mã.

Theo thống kê, năm học 2022-2023, toàn tỉnh thiếu gần 2.800 giáo viên các bậc học, trong đó nhiều nhất là bậc mầm non thiếu 1.561 giáo viên; bậc tiểu học thiếu 692 giáo viên; bậc THCS thiếu 345 giáo viên; bậc THPT và GDTX thiếu 199 giáo viên. Hiện tỷ lệ giáo viên/lớp ở các bậc học trên địa bàn tỉnh cũng chưa đảm bảo so với định mức theo quy định. Tỷ lệ giáo viên/lớp ở bậc mầm non chỉ đạt 1,59 giáo viên/lớp (định mức quy định là 2,2 giáo viên/lớp); tiểu học đạt 1,29 giáo viên/lớp (quy định là 1,5 giáo viên/lớp); THCS đạt 1,87 giáo viên/lớp (quy định 1,9 giáo viên/lớp); THPT và GDTX đạt 2,0 giáo viên/lớp (quy định 2,25 giáo viên/lớp).

Để đảm bảo biên chế, đội ngũ giáo viên thực hiện giảng dạy, đặc biệt theo Chương trình giáo dục phổ thông mới, trước mắt, ngành Giáo dục - Đào tạo cần bổ sung 230 biên chế giáo viên (THPT 100 giáo viên; PTDT nội trú THCS&THPT 45 giáo viên, Trường THCS&THPT 8 giáo viên; Trung tâm GDTX tỉnh, huyện 77 giáo viên); riêng đối với lớp 3 cần bổ sung 289 giáo viên tiếng Anh và Tin học.

 

Giờ học Tin học tại Trường Tiểu học và THCS Tây Tiến, huyện Mộc Châu.

           

Khó khăn trong tuyển dụng

           

Nguyên nhân khiến tình trạng thiếu giáo viên trên địa bàn tỉnh được đưa ra là do số lớp, số học sinh năm học 2022-2023 tăng; việc giao bổ sung biên chế hàng năm từ Trung ương chưa đủ đảm bảo theo định mức quy định; một số địa phương không tuyển dụng được giáo viên do thiếu nguồn tuyển.

Mặt khác theo quy định tại Nghị định số 115/2020/NĐ-CP ngày 25/9/2020 của Chính phủ về tuyển dụng, sử dụng và quản lý viên chức quy định đối với việc thi tuyển, xét tuyển viên chức chỉ được đăng ký tuyển dụng vào 1 vị trí việc làm duy nhất dẫn đến tình trạng nhiều trường vùng khó khăn không có thí sinh đăng ký dự tuyển, còn trường vùng thuận lợi lại có nhiều thí sinh đăng ký so với định mức biên chế giáo viên được phân bổ; thí sinh đăng ký dự tuyển vào trường ở vùng thuận lợi nếu không trúng tuyển cũng không được đăng ký nguyện vọng 2 (vào trường vùng khó khăn) nên dẫn đến việc không tuyển dụng được giáo viên.

Đối với môn nghệ thuật ở cấp THPT còn thêm hạn chế về nguồn tuyển khi đây là lần đầu tiên môn nghệ thuật được triển khai ở cấp học này. Số người được đào tạo sư phạm nghệ thuật ít trong khi những người được đào tạo về nghệ thuật lại không thể tham gia giảng dạy vì thiếu điều kiện về nghiệp vụ sư phạm.

           

Tại huyện Sông Mã, theo kế hoạch năm học 2022-2023, huyện phải tuyển dụng 31 giáo viên theo biên chế tỉnh giao. Mặc dù thiếu chủ yếu là giáo viên tiếng Anh và tin học, nhưng không tuyển dụng được. Ông Nguyễn Công Viên, Trưởng phòng Giáo dục và Đào tạo huyện Sông Mã, cho biết thêm: Riêng năm 2021, chỉ tiêu tuyển dụng tiếng Anh là 12 biên chế, nhưng chỉ tuyển được 1; tin học 13 biên chế, tuyển được 3; năm 2022, chỉ tuyển dụng được 1/6 biên chế tiếng Anh; 2/4 biên chế tin học. 

Đối với huyện Thuận Châu, qua đánh giá, việc tuyển dụng giáo viên đối với 2 bộ môn tiếng Anh và tin học cũng đang gặp rất nhiều khó khăn, có chỉ tiêu nhưng cũng không tuyển dụng được. Năm học này, huyện phải tuyển dụng 80 giáo viên nhưng hiện mới tuyển được 60 giáo viên (27/43 giáo viên mầm non, tiểu học 28/29 giáo viên, THCS 5/8 giáo viên). Lãnh đạo Phòng Giáo dục và Đào tạo huyện chia sẻ thêm: Người tham gia tuyển dụng thường chọn các trường ở vùng thuận lợi để đăng ký tham gia tuyển dụng. Nếu không có cơ chế đặc thù cho các địa phương vùng sâu, vùng xa, biên giới thì khó có thể đảm bảo đủ đội ngũ giáo viên để giảng dạy.

           

Linh hoạt các giải pháp 

           

Khắc phục tình trạng thiếu giáo viên, ngành Giáo dục - Đào tạo đã đề ra giải pháp như dồn ghép, sắp xếp trường, điểm trường, lớp học để nâng cao chất lượng giáo dục và tiết kiệm biên chế giáo viên, tổ chức dạy học 2 buổi/ngày. Đồng thời, giảm tối đa định mức nhân viên trong các trường để dành biên chế bố trí đủ định mức giáo viên; xây dựng chính sách khuyến khích phát triển giáo dục mầm non, phổ thông ngoài công lập để giảm tải cho các cơ sở giáo dục công lập.

Cùng với đó, để đáp ứng yêu cầu Chương trình giáo dục phổ thông mới, các địa phương cũng đưa ra các giải pháp trước mắt để khắc phục tình trạng thiếu giáo viên, như: Đối với môn tiếng Anh bậc tiểu học, phòng Giáo dục và Đào tạo các huyện đã phối hợp với Phòng Nội vụ tham mưu cho UBND huyện giao thêm nhiệm vụ cho giáo viên tiếng Anh bậc THCS nhận thêm nhiệm vụ dạy bậc tiểu học; bổ sung cơ sở vật chất để thực hiện dạy trực tuyến (khi không thể tuyển dụng được giáo viên). Đối với môn tin học bậc tiểu học, tham mưu cho UBND các huyện cử giáo viên văn hóa tham gia bồi dưỡng tin học để phục vụ việc giảng dạy. Với các trường học, bậc học thiếu giáo viên đứng lớp theo quy định, UBND các huyện thực hiện biệt phái giáo viên từ trường có tỷ lệ cao sang trường thiếu giáo viên...

Sở Giáo dục và Đào tạo tổ chức Hội nghị triển khai Chương trình GDPT mới tới các đơn vị trường học.

           

Ông Nguyễn Huy Hoàng, Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh cho biết: Thực trạng thiếu giáo viên gây khó khăn trong tổ chức triển khai Chương trình giáo dục phổ thông mới, ảnh hưởng nhiều đến chất lượng giáo dục. Thời gian tới, ngành tiếp tục đề nghị UBND tỉnh, Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Nội vụ quan tâm bổ sung chỉ tiêu biên chế cho ngành giáo dục; trong đó, lưu ý những đặc thù của ngành để quan tâm bổ sung giáo viên ngoại ngữ, tin học đảm bảo đủ tỷ lệ giáo viên/lớp.

           

Trong năm học 2022-2023, ngành giáo dục Sơn La được giao 503 biên chế giáo viên, trong đó: mầm non 285 biên chế; tiểu học 64 biên chế, THCS 112 biên chế và THPT 42 biên chế. Dự kiến trong tháng 11, sẽ tổ chức kỳ thi tuyển viên chức để kịp thời tuyển dụng, bổ sung giáo viên, phân bổ về các địa phương. Sở cũng phối hợp với UBND các huyện, thành phố chỉ đạo các phòng giáo dục và đào tạo các huyện, thành phố rà soát, sắp xếp đội ngũ giáo viên đảm bảo phù hợp, cân đối giữa các trường. Cùng với đó, tiếp tục thực hiện hợp đồng giáo viên theo Nghị quyết số 102/NQ-CP ngày 3/7/2020 của Chính phủ về giải pháp biên chế đối với sự nghiệp giáo dục và y tế.

Đội ngũ giáo viên được coi là một trong những nhân tố quyết định đến chất lượng giáo dục cũng như thành công của Chương trình giáo dục phổ thông mới 2018. Những giải pháp trước mắt của ngành Giáo dục - Đào tạo và các địa phương trong tỉnh mới phần nào khắc phục tình trạng thiếu giáo viên, cơ bản đáp ứng yêu cầu dạy và học theo chương trình mới. Về lâu dài, tỉnh cần có phương án cụ thể tuyển dụng, bổ sung đội ngũ giáo viên nói chung và giáo viên giảng dạy các môn chuyên nói riêng để từng bước ổn định chỉ tiêu biên chế và định mức, nâng cao chất lượng giáo dục một cách bền vững.

Thanh Huyền
BÌNH LUẬN

Bạn còn 500/500 ký tự

Bạn vui lòng nhập từ 5 ký tự trở lên !!!

Tin mới

  • 'Đồng bộ các giải pháp thúc đẩy tiêu thụ nông sản

    Đồng bộ các giải pháp thúc đẩy tiêu thụ nông sản

    Audio -
    Là vùng cây ăn quả lớn của tỉnh, huyện Yên Châu có trên 11.600 ha cây ăn quả các loại, trong đó hơn 9.000 ha xoài, mận hậu, nhãn đang chuẩn bị vào vụ thu hoạch. Đảm bảo các điều kiện tiêu thụ, huyện tích cực triển khai các phương án kết nối, tìm kiếm thị trường; đẩy mạnh hoạt động xúc tiến thương mại, quảng bá sản phẩm.
  • 'Khen thưởng tổ chức đảng và đảng viên thực chất, hiệu quả

    Khen thưởng tổ chức đảng và đảng viên thực chất, hiệu quả

    Audio -
    Đảng bộ tỉnh có 17 đảng bộ trực thuộc, 829 tổ chức cơ sở đảng, 3.890 chi bộ trực thuộc đảng ủy cơ sở, với tổng số 92.460 đảng viên. Những năm qua, Ban Thường vụ Tỉnh ủy đã tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo việc đánh giá, xếp loại và khen thưởng tổ chức đảng và đảng viên bảo đảm thực chất, hiệu quả, góp phần xây dựng tổ chức đảng trong sạch, vững mạnh.
  • 'Nơi đào tạo những tài năng thể thao

    Nơi đào tạo những tài năng thể thao

    Thể thao - Du lịch -
    Năm 2023, các VĐV của Sơn La đã góp mặt ở 34 giải đấu toàn quốc, khu vực và thế giới với giành 43 huy chương vàng, 28 huy chương bạc, 49 huy chương đồng. Con số này là những nỗ lực của tập thể Trung tâm Huấn luyện và Thi đấu TDTT - nơi đào tạo những tài năng trẻ thể thao của tỉnh.
  • 'Chuẩn bị tổ chức chương trình “Hành trình nhân đạo - Trao nhận yêu thương” năm 2024 tại tỉnh Sơn La

    Chuẩn bị tổ chức chương trình “Hành trình nhân đạo - Trao nhận yêu thương” năm 2024 tại tỉnh Sơn La

    Thời sự - Chính trị -
    Ngày 29/3, Đoàn công tác của Trung ương Hội Chữ thập đỏ Việt Nam, do đồng chí Nguyễn Hải Anh, Phó Chủ tịch kiêm Tổng Thư ký Trung ương Hội Chữ thập đỏ Việt Nam đã làm việc tại tỉnh Sơn La về phối hợp chỉ đạo, tổ chức chương trình “Hành trình nhân đạo - Trao nhận yêu thương” năm 2024.
  • 'Khát vọng và cống hiến

    Khát vọng và cống hiến

    QP - AN - ĐN -
    Những năm qua, các đoàn viên thanh niên, hội viên phụ nữ Công an Sơn La đã phát huy tinh thần xung kích, sáng tạo, tình nguyện, khắc phục mọi khó khăn, hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao. Trên mỗi trận tuyến, ở mỗi lĩnh vực công tác, những đoàn viên, thanh niên và những nữ chiến sĩ Công an Sơn La luôn năng động, sáng tạo, góp phần bảo vệ bình yên cho cuộc sống của nhân dân.
  • 'Nhân dân Suối Thín mong sớm hoàn thành tuyến đường bê tông về bản

    Nhân dân Suối Thín mong sớm hoàn thành tuyến đường bê tông về bản

    Xã hội -
    Cách trung tâm xã Chiềng Sơn, huyện Mộc Châu khoảng 8 km, từ nhiều năm nay, tuyến đường về bản Suối Thín vẫn còn hơn nửa là đường đất. Mặt đường bụi bặm khi trời nắng, lầy lội khi trời mưa. Bà con nơi đây mong muốn có được tuyến đường bê tông để đi lại bớt khó khăn, nhọc nhằn và trao đổi hàng hóa thuận lợi.
  • 'Nỗ lực nâng cao chất lượng dạy và học ở Sam Kha

    Nỗ lực nâng cao chất lượng dạy và học ở Sam Kha

    Khoa Giáo -
    Từ trung tâm huyện vượt hơn 40 km đường đèo, dốc quanh co, chúng tôi đến Trường PTDT bán trú tiểu học và THCS Sam Kha, huyện Sốp Cộp. Những năm qua, thầy và trò nhà trường luôn khắc phục khó khăn, nỗ lực nâng cao chất lượng dạy và học.
  • 'Nhịp sống mới ở Chiềng Pha

    Nhịp sống mới ở Chiềng Pha

    Xã hội -
    Là xã vùng 3 của huyện Thuận Châu, Chiềng Pha có lợi thế nằm dọc quốc lộ 6, những năm qua, cùng với chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi, xã đã đẩy mạnh phát triển tiểu thủ công nghiệp và dịch vụ, tạo việc làm, nâng cao đời sống nhân dân.
  • 'Đồng bộ các giải pháp thúc đẩy tiêu thụ nông sản

    Đồng bộ các giải pháp thúc đẩy tiêu thụ nông sản

    Kinh tế -
    Là vùng cây ăn quả lớn của tỉnh, huyện Yên Châu có trên 11.600 ha cây ăn quả các loại, trong đó hơn 9.000 ha xoài, mận hậu, nhãn đang chuẩn bị vào vụ thu hoạch. Đảm bảo các điều kiện tiêu thụ, huyện tích cực triển khai các phương án kết nối, tìm kiếm thị trường; đẩy mạnh hoạt động xúc tiến thương mại, quảng bá sản phẩm.