VNPT Sơn La quyết tâm giành lại vị trí số 1 trong lĩnh vực công nghệ thông tin

Những ngày đầu năm mới, có dịp đến thăm Viễn thông Sơn La, đứng trước tòa nhà khang trang, đồ sộ, tọa lạc dưới chân đồi Khau Cả, chúng tôi không khỏi ngỡ ngàng trước sự đổi thay, lớn mạnh của Viễn thông Sơn La hôm nay. Không khí xuân đang tràn ngập như tiếp thêm sức mạnh để Viễn thông Sơn La (VNPT Sơn La) bứt phá, quyết tâm giành lại ngôi vị số 1 về lĩnh vực công nghệ thông tin trong các nhà mạng.

 

Một phiên giao dịch tại Trung tâm kinh doanh VNPT - Sơn La.

Trao đổi với ông Đỗ Mạnh Cường, Phó Giám đốc Trung tâm kinh doanh VNPT - Sơn La, được biết: Năm 2015, sau khi tái cấu trúc áp dụng các công cụ quản trị của tập đoàn, khối kỹ thuật và khối kinh doanh, VNPT Sơn La đã chia rõ trách nhiệm quản lý theo từng địa bàn và giao nhiệm vụ trưởng địa bàn. Năm 2016, Trung tâm kinh doanh VNPT Sơn La thực hiện tinh gọn bộ máy mô hình tổ chức, giảm lao động quản lý trung gian, tăng cường lao động cho khối trực tiếp sản xuất, tối ưu hóa các quy trình sản xuất, triển khai giao khoán địa bàn cho nhân viên kinh doanh. Hiện, Trung tâm quản lý 67 địa bàn với 67 nhân viên kinh doanh phụ trách, phối hợp với nhân viên kỹ thuật quản lý địa bàn theo nguyên tắc “Mỗi khách hàng, mỗi địa bàn đều có cả nhân viên kỹ thuật và nhân viên kinh doanh chuyên trách” bám sát địa bàn, tổ chức nhiều chương trình tiếp thị bán hàng trực tiếp tại từng khu vực theo tiêu chí “đi từng ngõ, gõ cửa từng nhà”.

Tìm hiểu được biết thêm, dịch vụ chủ lực, mũi nhọn của VNPT chính là di động và băng rộng cố định, thêm vào đó, sự chuyển dịch từ lĩnh vực viễn thông truyền thống sang công nghệ thông tin và giá trị gia tăng sẽ là trụ cột chính để xây dựng Chính phủ điện tử. Đây là một trong những chiến lược phát triển Chính phủ điện tử do chính quyền các cấp, doanh nghiệp và người dân tương tác, sử dụng, nên độ lan tỏa không chỉ ở cấp tỉnh, mà đến cả các huyện, xã vùng sâu, vùng xa. Những năm gần đây, dịch vụ công nghệ thông tin của VNPT có bước phát triển vượt bậc: đến nay, đã có 6 bệnh viện tuyến tỉnh, 1 bệnh viện tuyến huyện, 1 trung tâm y tế và 168 trạm y tế xã, phường, thị trấn sử dụng phần mềm VNPT-His; 31 đơn vị hành chính của tỉnh, trong đó, có 19 sở, ban, ngành và 12 UBND huyện, thành phố, cùng tất cả cơ sở cấp 2 trực thuộc đều sử dụng phần mềm VNPT-iOffice; xây dựng và đưa vào hoạt động 113 Website cho các địa phương trong tỉnh, qua đó, đã có 495 đơn vị khai thác và trên 5.000 người dùng thường xuyên.

Ngoài ra, trong điều kiện dịch vụ Mega VNN/ADSL đang bị cạnh tranh gay gắt bởi các doanh nghiệp viễn thông khác, VNPT Sơn La xác định không chỉ khuyến mại để phát triển thuê bao mà còn phải nỗ lực nâng cao chất lượng dịch vụ, khẳng định thương hiệu dịch vụ do VNPT cung cấp để hạn chế đến mức thấp nhất tình trạng thuê bao rời mạng. Một trong những yếu tố quan trọng quyết định chất lượng dịch vụ băng rộng là chỉ tiêu về thời gian khắc phục mất kết nối.

Với những giải pháp cụ thể, năm 2016, tăng trưởng doanh thu của VNPT Sơn La đạt 7% so với năm 2015. Tổng doanh thu phát sinh đạt 215 tỷ đồng; trong đó, các chỉ tiêu phát triển FiberVNN đều đã vượt chỉ tiêu được giao; thị phần di động tăng 2,19%. Trong thời gian tới, VNPT tập trung phát triển các dịch vụ giá trị gia tăng mang tính hàm lượng xã hội cao trong lĩnh vực giáo dục, y tế: phầm mềm “Khám chữa bệnh và thanh toán BHYT”; dịch vụ chứng thực chữ ký số và dịch vụ kê khai BHXH trực tuyến; hóa đơn điện tử; phần mềm quản lý trường học; “Hội nghị truyền hình VNPT-Metting”...  Đặc biệt, VNPT Sơn La tiếp tục đầu tư nâng cao cơ sở hạ tầng mạng lưới, cung cấp và phục vụ các sản phẩm dịch vụ đa dạng, tăng cường công tác CSKH, nâng cao chất lượng dịch vụ và chất lượng phục vụ, phấn đấu trở lại vị trí số 1 trong lĩnh vực công nghệ thông tin q

Lam Giang
BÌNH LUẬN

Bạn còn 500/500 ký tự

Bạn vui lòng nhập từ 5 ký tự trở lên !!!

Tin mới