Triển khai quyết liệt các biện pháp phòng, chống bệnh viêm da nổi cục ở trâu, bò

Chỉ gần chục ngày qua, bệnh viêm da nổi cục ở trâu, bò đã xuất hiện và lan ra 5 bản của xã Chiềng Khoa, huyện Vân Hồ, làm 37 con bò của 28 hộ dân bị nhiễm bệnh. Đến thời điểm này, Sơn La là tỉnh thứ 7 trên cả nước phát hiện dịch bệnh. Đây là bệnh mới ở gia súc, nguy cơ lây nhiễm cao, diễn biến nhanh, chính vì vậy, công tác phòng, chống dịch đang được các cơ quan chức năng và các địa phương khẩn trương triển khai.

Cán bộ thú y lấy mẫu xét nghiệm bò nghi nhiễm bệnh viêm da nổi cục tại bản Nà Chá, xã Chiềng Khoa (Vân Hồ). 

Ảnh: Sa Vy (CTV)

Bệnh viêm da nổi cục là bệnh truyền nhiễm do virus thuộc họ Poxviridae gây ra trên trâu, bò. Bệnh không lây sang người và virus này có thể tồn tại ngoài môi trường từ 1 đến 3 tháng. Bệnh lây truyền qua nhiều nguồn, như: Tiếp xúc giữa gia súc bệnh và gia súc khỏe mạnh; vận chuyển trâu, bò mang mầm bệnh; sử dụng chung máng uống, khu vực cho ăn, phối giống… Đặc biệt, bệnh còn lây truyền qua côn trùng đốt (muỗi, ruồi, ve), nên rất khó kiểm soát, dịch có thể lây lan rất nhanh nếu không có biện pháp phòng, chống hiệu quả; trâu, bò mắc bệnh sẽ hình thành các nốt sần có đường kính từ 2-5 cm, có thể bị vô sinh vĩnh viễn, sảy thai, giảm lượng sữa...

Vân Hồ là địa phương đầu tiên của tỉnh phát hiện viêm da nổi cục trên trâu, bò. Ngày 30/11, ngay sau khi nắm được thông tin tình hình dịch bệnh xảy ra tại xã Chiềng Khoa, huyện Vân Hồ đã triển khai nhiều biện pháp phòng, chống dịch bệnh. Ông Thái Bá Sinh, Trưởng phòng Nông nghiệp và PTNT huyện cho biết: Ngay sau khi nhận được thông tin, huyện đã thành lập đoàn kiểm tra xuống cơ sở chỉ đạo cán bộ thú y bám sát địa bàn, chủ động theo dõi, giám sát để kịp thời phát hiện các trường hợp bò mắc bệnh, từ đó kịp thời khoanh vùng, khống chế không để dịch lây lan ra diện rộng. Hiện, huyện đã lập 4 chốt kiểm dịch động vật ở các đường nhánh vào xã để kiểm soát việc vận chuyển gia súc; cấp phát 200 kg vôi bột, 100 lít hóa chất để phun tiêu độc khử trùng những khu vực có bò bị mắc bệnh.

Để nhanh chóng kiểm soát được dịch bệnh và hạn chế lây lan ra các địa phương khác trên địa bàn tỉnh, ngày 29/11/2020, UBND tỉnh đã có Công điện khẩn số 02/CĐ-UBND về việc thực hiện các biện pháp cấp bách khống chế bệnh viêm da nổi cục trâu, bò. Ngày 30/11, UBND tỉnh tiếp tục ban hành Công văn số 3759 yêu cầu UBND các huyện, thành phố rà soát lại các chương trình dự án hỗ trợ cung cấp con giống cho người dân; tạm dừng việc vận chuyển, cung cấp trâu, bò giống của các chương trình dự án hỗ trợ cho người dân cho đến khi có chỉ đạo mới. Chỉ đạo xử lý nghiêm đối với các trường hợp buôn bán, vận chuyển, động vật không tuân thủ các quy định của pháp luật.

Ông Nguyễn Thành Công, Giám đốc Sở Nông nghiệp và PTNT cho biết: Toàn tỉnh hiện có trên 480.000 con trâu, bò; trong đó, có 27.000 con bò sữa. Biện pháp trước mắt, ngoài việc đẩy mạnh công tác tuyên truyền cho người dân, thực hiện phun tiêu độc khử trùng tại những nơi nghi có bệnh, Sở Nông nghiệp và PTNT đã có văn bản gửi Bộ Nông nghiệp và PTNT xin hỗ trợ vắc-xin tiêm phòng để kịp thời tiêm phòng cho đàn đại gia súc của các huyện Vân Hồ, Mộc Châu. Khoanh vùng có dịch, lập chốt tạm thời để kiểm soát việc vận chuyển trâu, bò; trường hợp cần thiết thành lập đội kiểm soát lưu động để kịp thời phát hiện dịch bệnh.

 

Bò bị mắc bệnh viêm da nổi cục tại bản Chiềng Lè, xã Chiềng Khoa.

Ảnh: Sa Vy (CTV)

Chủ động phòng, chống dịch bệnh là giải pháp tối ưu nhất khi tỉnh ta chưa có vắc-xin phòng bệnh viêm da nổi cục ở trâu, bò. Cùng với sự vào cuộc của các ngành chức năng, các địa phương, công tác tuyên truyền về phòng, chống bệnh viêm da nổi cục cần được đẩy mạnh, bảo đảm thông tin đầy đủ, kịp thời, chính xác về tình hình dịch bệnh, cách nhận biết, các biện pháp phòng, chống để người dân được biết và chủ động thực hiện. Để bảo vệ đàn trâu, bò, biện pháp phòng, chống bệnh tốt nhất là các hộ chăn nuôi cần chủ động phun thuốc diệt muỗi, ve, ruồi xung quanh khu vực chăn nuôi, hoặc có thể mắc màn bảo vệ đàn bò sữa. Không thả rông trâu, bò tại vùng có dịch; khi phát hiện gia súc có biểu hiện bị bệnh, người chăn nuôi không giấu dịch, không bán chạy gia súc, gia cầm mắc bệnh, không tự ý giết mổ gia súc mà phải báo cáo ngay cho chính quyền, cơ quan thú y triển khai các biện pháp khoanh vùng dập dịch và hướng dẫn các biện pháp tiêu hủy theo quy định. Các địa phương cần chủ động phối hợp chặt chẽ với ngành thú y thực hiện nghiêm các biện pháp phòng, chống dịch theo quy định; tăng cường giám sát, phát hiện sớm ổ dịch. Đẩy mạnh công tác kiểm tra, kiểm soát vận chuyển giết mổ, tiêu thụ gia súc trên địa bàn. Tăng cường hướng dẫn người dân thường xuyên vệ sinh, tiêu độc, che chắn chuồng trại, bảo đảm cho chăn nuôi phát triển ổn định để cung cấp đủ nguồn thực phẩm an toàn đáp ứng nhu cầu thị trường, nhất là trong dịp Tết Nguyên đán sắp tới.

Nguyễn Yến
BÌNH LUẬN

Bạn còn 500/500 ký tự

Bạn vui lòng nhập từ 5 ký tự trở lên !!!

Tin mới

  • 'Người dân vất vả mưu sinh dưới nắng nóng

    Người dân vất vả mưu sinh dưới nắng nóng

    Văn hóa - Xã hội -
    Những ngày qua, trên địa bàn tỉnh Sơn La xảy ra tình trạng nắng nóng cục bộ tại nhiều địa phương. Nhiệt độ ngoài trời có thời điểm lên đến hơn 40 độ C gây ảnh hưởng không nhỏ đến công việc mưu sinh và đời sống sinh hoạt của người dân, nhất là những người lao động.
  • 'Chiến dịch Điện Biên Phủ: Ngày 19-4-1954, quân ta bắn cháy xe tăng địch

    Chiến dịch Điện Biên Phủ: Ngày 19-4-1954, quân ta bắn cháy xe tăng địch

    Chiến dịch Điện Biên Phủ: Ngày 19-4-1954, mặc dù máy ngắm súng ĐKZ bị hỏng, nhưng đồng chí Trần Đình Hùng đã bình tĩnh lắp đạn, ngắm mục tiêu qua nòng súng và bắn cháy một chiếc xe tăng. Chiến công của anh đã kết thúc công việc lấp đường hào, buộc địch phải rút lui.
  • 'Từ ngày 19/4, nắng nóng bao phủ toàn miền Bắc

    Từ ngày 19/4, nắng nóng bao phủ toàn miền Bắc

    Bạn cần biết -
    Ngày mai (19/4), phía Tây Bắc Bộ và từ Thanh Hóa đến Phú Yên có nắng nóng và nắng nóng gay gắt, với nhiệt độ cao nhất có nơi trên 39 độ C. Sau đó, ngày 20/4 nắng nóng mở rộng ra toàn khu vực phía Đông Bắc Bộ với nhiệt độ cao nhất có nơi trên 36 độ C.
  • 'Bảo tồn, phát huy giá trị di sản văn hóa phi vật thể

    Bảo tồn, phát huy giá trị di sản văn hóa phi vật thể

    Văn hoá - Xã hội -
    Sơn La có 12 dân tộc anh em sinh sống, mỗi dân tộc có nền văn hóa lâu đời, phong phú và đặc sắc. Đó là những di sản văn hóa phi vật thể có giá trị được đồng bào lưu giữ từ thế hệ này sang thế hệ khác, mang ý nghĩa đặc biệt, đại diện cho tín ngưỡng, văn hóa truyền thống và nguồn cội dân tộc.
  • 'Giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc gắn với du lịch cộng đồng

    Giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc gắn với du lịch cộng đồng

    Văn hoá - Xã hội -
    Những năm qua, Hội LHPN xã Ngọc Chiến, huyện Mường La đã vận động hội viên tham gia giữ gìn vệ sinh môi trường theo phương châm “Sạch nhà - sạch ngõ”, gắn với Cuộc vận động “Xây dựng gia đình 5 không, 3 sạch”, “Toàn dân đoàn kết xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh”, góp phần giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc, gắn với phát triển du lịch cộng đồng.
  • 'Nhớ mãi một thời hào hùng

    Nhớ mãi một thời hào hùng

    70 năm đã trôi qua, những ký ức về chiến dịch Điện Biên Phủ vẫn còn vẹn nguyên trong tâm trí của những chiến sĩ Điện Biên năm xưa, hiện đang ở huyện Sông Mã. Nay tuổi đều đã cao, nhưng nhắc tới chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ, trên gương mặt các cựu chiến binh vẫn ánh lên niềm tự hào.
  • 'Viettel Sơn La "Chung sức đồng lòng - Cộng hưởng giá trị - Kiến tạo tương lai"

    Viettel Sơn La "Chung sức đồng lòng - Cộng hưởng giá trị - Kiến tạo tương lai"

    Văn hoá - Xã hội -
    Trải qua 20 năm xây dựng và phát triển, Viettel Sơn La luôn nhận được sự quan tâm lãnh đạo trực tiếp của Đảng ủy, Ban lãnh đạo Tập đoàn Công nghiệp - Viễn thông Quân đội (Viettel), Tổng Công ty Viễn thông Viettel và sự quan tâm, tạo điều kiện của Tỉnh ủy, HĐND, UBND, Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh, cùng các sở, ban, ngành của tỉnh Sơn La. Đội ngũ cán bộ, nhân viên Viettel Sơn La đã không ngừng nỗ lực, đổi mới, sáng tạo, mở rộng phủ sóng rộng khắp từ thành thị tới vùng sâu, vùng xa, vùng cao, biên giới, kết nối viễn thông tới mọi người, mọi nhà, mọi miền, đáp ứng nhu cầu thông tin liên lạc phục vụ phát triển kinh tế - xã hội, đảm bảo quốc phòng, an ninh địa phương và thúc đẩy chuyển đổi số.
  • 'Nâng cao chất lượng giáo dục chính trị cho cán bộ, chiến sĩ

    Nâng cao chất lượng giáo dục chính trị cho cán bộ, chiến sĩ

    Quốc Phòng - An Ninh -
    Giáo dục chính trị, tư tưởng có vai trò quan trọng trong công tác quân sự, quốc phòng địa phương. Vì vậy, Ban CHQS huyện Sốp Cộp đã thực hiện đồng bộ các giải pháp nâng cao chất lượng công tác giáo dục chính trị, tư tưởng, nâng cao bản lĩnh cho cán bộ, chiến sĩ, góp phần xây dựng đơn vị vững mạnh toàn diện,
  • 'Phát huy vai trò nêu gương của đảng viên

    Phát huy vai trò nêu gương của đảng viên

    Xây dựng Đảng -
    Thực hiện phương châm “Đảng viên đi trước, làng nước theo sau”, Đảng bộ xã Hang Chú, huyện Bắc Yên, đã phát huy vai trò nêu gương, tiên phong, gương mẫu của đội ngũ cán bộ, đảng viên trong thực hiện nhiệm vụ được giao, góp phần xây dựng sự đoàn kết, thống nhất, chung sức thực hiện hiệu quả nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội.
  • 'Các đồng chí lãnh đạo tỉnh dâng hương tại Khu di tích Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Phủ Chủ tịch

    Các đồng chí lãnh đạo tỉnh dâng hương tại Khu di tích Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Phủ Chủ tịch

    Thời sự - Chính trị -
    Hướng tới kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954 - 7/5/2024); 65 năm Ngày Bác Hồ về thăm Tây Bắc tại Sơn La (7/5/1959 - 7/5/2024) và 134 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890 – 19/5/2024), ngày 18/4, Đoàn công tác của tỉnh Sơn La, do đồng chí Nguyễn Hữu Đông, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Trưởng Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh làm Trưởng đoàn, đã đến dâng hương tưởng niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Khu di tích Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Phủ Chủ tịch.