Trên đỉnh núi sương trắng Kỳ 1: “Nhà nước Mông” ảo tưởng

Một ngày cuối tháng 8, thành phố Sơn La mưa dầm không ngớt do chịu ảnh hưởng của hoàn lưu cơn bão số 5. Bên trong hội trường xét xử của Tòa án nhân dân tỉnh, 13 bị cáo tuổi đời còn rất trẻ ngồi cúi mặt trước bục khai báo. Phía cuối hội trường xét xử, những người thân của các bị cáo ngồi thẫn thờ, thỉnh thoảng là những tiếng ho húng hắng, tiếng sụt sịt, thở dài tiếc nuối khi nghe đại diện Viện Kiểm sát nhân dân tỉnh đọc bản cáo trạng về những tội lỗi mà các bị cáo gây ra.

 

Bị cáo Vàng A Cha và các đồng phạm tại phiên tòa xét xử tháng 8/2018 tại TAND tỉnh.

 

13 bị cáo ngồi trước bục khai báo, gồm: Vàng A Cha, Sồng A Dia, Sồng A Chống, Thào A Chua, Vàng A Gâu, Mùa A Say, Sồng A Vang, Mùa A Kỷ, Mùa A Sềnh, Mùa A Dơ, Thào A Trang (thường trú tại huyện Phù Yên, Bắc Yên, tỉnh Sơn La) và Lý A Dờ, Vàng A Sàng (thường trú tại huyện Phong Thổ, tỉnh Lai Châu). Theo cáo trạng của Viện Kiểm sát và lời khai của các bị cáo tại phiên tòa, diễn biến vụ án được tóm tắt như sau: Trong thời gian từ cuối tháng 10/2014 đến tháng 5/2015, đối tượng Mùa A Kỷ, sinh năm 1975, trú tại bản Háng Đồng C, xã Háng Đồng, huyện Bắc Yên, tỉnh Sơn La (thường gọi là Kỷ hói) và đối tượng Vàng A Lầu, sinh năm 1972, trú tại bản Trò, xã Suối Tọ, huyện Phù Yên, tỉnh Sơn La đã cấu kết với các đối tượng phản động ở nước ngoài tuyên truyền, lôi kéo một số công dân người Mông ở địa bàn Bắc Yên, Phù Yên - tỉnh Sơn La; huyện Phong Thổ, tỉnh Lai Châu trốn đi sang Lào, tham gia các hoạt động để lập “Nhà nước Mông”. Các đối tượng đã đưa ra viễn cảnh: “Bên Lào đã có quân đội Mông, có “Nhà nước Mông” của riêng người Mông; ở bên đó có đất đai rộng lớn, nếu ai chịu khó, chịu khổ, cuộc sống sẽ sung sướng hơn ở Việt Nam, nếu ai đồng ý tham gia thì Lầu, Kỷ sẽ đưa đi”...

Sau khi đã tuyên truyền, vận động được một số người nhẹ dạ tham gia hoạt động lập “Nhà nước Mông” Vàng A Lầu, Mùa A Kỷ đã nhiều lần tổ chức đưa những người này trốn sang Lào tham gia quân đội Mông để hoạt động lập “Nhà nước Mông”. Lộ trình trốn sang Lào chủ yếu theo tuyến Phù Yên, Bắc Yên đi qua Vạn Yên, Mộc Châu rồi trốn sang Lào bằng đường tiểu mạch gần khu vực cửa khẩu Lóng Sập (Mộc Châu). Sau khi sang Lào, những người này được giao cho các đối tượng phản động người Mông Lào đưa vào điểm tập kết ở núi “Phu Đa Po” thuộc huyện Văng Viêng, tỉnh Viêng Chăn, Lào. Tại đây, các đối tượng gia nhập vào nhóm phản động do Thào A Sỉ (người Mông Lào) cầm đầu. Tổng số người tham gia nhóm phản động này có gần 30 người (trong đó có cả người Mông ở Sơn La, Điện Biên, Lai Châu và Mông Lào). Thời gian đầu, cả nhóm tập trung dựng lán, trại bằng cây, lá rừng; hàng ngày phân công từng nhóm nhỏ đi kiếm thức ăn, đào củ mài, củ sắn, hái rau rừng, thỉnh thoảng săn bắn được con thú rừng. Một số không đi tìm kiếm thức ăn thì ở lại tập võ, tập lăn lê bò trườn, tập ngắm, bắn súng; học cách đối phó với bộ đội, công an Lào khi bị truy quét. Nhóm phản động đã được trang bị, chuẩn bị: 1 lá cờ (Quốc kỳ - Nhà nước Mông), 2 con dấu và một số tài liệu liên quan khác; cả nhóm có 11 khẩu súng quân dụng, 6 khẩu súng kíp, súng tự chế, thuốc nổ, kíp điện và đạn cho các loại súng. Từ tháng 6/2015, sau thời gian huấn luyện, các đối tượng đã tổ chức 10 lần đặt bẫy, mìn, tập kích, phá hoại, bắn giết bộ đội và cướp phá tài sản của người dân Lào.

Bị cáo Vàng A Cha, bản Trò, xã Suối Tọ, huyện Phù Yên  là người có trình độ học vấn cao nhất (12/12), biết nói tiếng Trung Quốc, biết chữ Mông la tinh và chữ viết “Phà Hầu” nên được Thào A Sỉ cử làm “Thư ký” đã thú nhận: “Cuộc sống chui lủi trong rừng vất vả, thiếu thốn nhiều thứ. Biết việc làm của mình là sai trái, vi phạm pháp luật nhưng vì tin vào viễn cảnh về một “Nhà nước Mông” nên chúng tôi đã nghe, tin theo sự chỉ đạo của Thào A Sỉ. Khi thấy một số người bị chết do bị tai nạn, bị đuối nước khi đi tìm kiếm thức ăn, bị bộ đội Lào truy quét, phải chịu nhiều đói khổ, quần áo bị rách sờn không có để thay, thời tiết khắc nghiệt, gió rét, muỗi rừng, vắt rừng đốt sinh bệnh tật thì chúng tôi mới hiểu rằng không có “Nhà nước Mông”. Tôi và một số người đã tìm đường bỏ trốn khỏi tổ chức, sau đó bị Công an Lào phát hiện bắt giữ.

Trở lại với quá trình đấu tranh với âm mưu, hoạt động lập “Nhà nước Mông” trên địa bàn tỉnh Sơn La cũng như địa bàn Tây Bắc của lực lượng Công an tỉnh Sơn La, ngay sau khi phát hiện việc các đối tượng xấu tuyên truyền về cái gọi là “Nhà nước Mông” tại một số địa bàn vùng cao thuộc huyện Bắc Yên, Phù Yên, đồng thời phát hiện có 17 công dân người Mông vắng mặt tại địa phương, Công an tỉnh Sơn La đã kịp thời báo cáo với cấp trên và xác lập chuyên án đấu tranh với hoạt động lập “Nhà nước Mông”; phối hợp với thường trực huyện ủy Bắc Yên, Phù Yên triển khai các giải pháp, biện pháp nhằm ổn định tình hình địa bàn, ổn định tâm lý quần chúng nhân dân; ngăn chặn ngay hoạt động tuyên truyền, lôi kéo người trốn sang Lào tham gia hoạt động lập “Nhà nước Mông”.

Đối với các đối tượng trốn sang Lào, Công an tỉnh Sơn La đã chủ động, trao đổi thông tin với các đơn vị nghiệp vụ của Bộ Công an; Công an các tỉnh Điện Biên, Lai Châu. Đặc biệt là Tổng cục An ninh (Lào) và Công an các tỉnh Bắc Lào phối hợp xác minh, truy tìm số công dân người dân tộc Mông tỉnh Sơn La trốn sang Lào tham gia hoạt động lập “Nhà nước Mông”. Kết quả, từ tháng 1/2016 đến tháng 12/2016, lực lượng chức năng của nước bạn Lào và Việt Nam đã phát hiện, bắt giữ 5 đối tượng người Mông (3 đối tượng ở Bắc Yên; 1 đối tượng ở Phù Yên; 1 đối tượng ở huyện Phong Thổ, tỉnh Lai Châu). Ban chuyên án (Công an tỉnh Sơn La) phối hợp với lực lượng chức năng nước bạn (Lào), bước đầu đã xác định được âm mưu, phương thức, thủ đoạn của các thế lực thù địch và bọn phản động trong việc tác động vào địa bàn vùng Tây Bắc, lôi kéo, tập hợp đồng bào dân tộc Mông tham gia hoạt động lập “Nhà nước Mông”.

Xác định tính chất, mức độ vụ việc trên là rất nghiêm trọng cần phải được xử lý dứt điểm, triệt để, nếu không sẽ tiềm ẩn phức tạp về ANCT, công tác chuyển hóa địa bàn trọng điểm, phức tạp về an ninh, trật tự sẽ gặp nhiều khó khăn. Do đó Công an tỉnh Sơn La đề xuất với Bộ Công an, Tổng cục An ninh có văn bản trao đổi với lãnh đạo Bộ An ninh Lào đề nghị Bạn ủy thác yêu cầu truy cứu trách nhiệm hình sự, bàn giao hồ sơ và 4 đối tượng do Công an Lào bắt giữ trước đó cho Công an tỉnh Sơn La để khởi tố vụ án, bị can và tiến hành điều tra theo điều luật tương ứng của Việt Nam, đồng thời mở rộng điều tra, bóc gỡ, xử lý số đối tượng đang cài cắm, liên quan trong nội địa.

Ngày 19/10/2017, Cơ quan An ninh điều tra Công an tỉnh Sơn La đã tiếp nhận hồ sơ theo yêu cầu truy cứu trách nhiệm hình sự của Cơ quan An ninh điều tra - Bộ An ninh (Lào). Căn cứ tài liệu chứng cứ thu thập được, xác định hành vi của các đối tượng đã cấu thành tội phạm “Trốn đi nước ngoài nhằm chống chính quyền nhân dân” quy định tại điều 91 Bộ luật hình sự năm 1999 và đủ điều kiện truy cứu trách nhiệm hình sự. Cơ quan An ninh điều tra Công an tỉnh Sơn La đã ra quyết định khởi tố vụ án hình sự, khởi tố bị can, ra lệnh tạm giam đối với 6 đối tượng: Mùa A Kỷ (Kỷ con), Mùa A Dơ, Mùa A Sềnh, Vàng A Cha, Sồng A Dia, Lý A Dờ. Mở rộng điều tra vụ án, Cơ quan An ninh điều tra Công an tỉnh Sơn La xác định: Trong số 17 công dân Sơn La trốn sang Lào tham gia hoạt động lập “Nhà nước Mông”, đã có 5 đối tượng bị bắt giữ, 6 đối tượng đang lẩn trốn tại Lào và 5 đối tượng bị chết (do bị tai nạn, do bị Bộ đội Lào truy quét), 1 đối tượng trốn về huyện Bắc Yên, ngoài ra còn có 5 đối tượng tham gia đường dây “vận chuyển” đưa người trốn sang Lào đang cư trú tại xã Suối Tọ, huyện Phù Yên; 3 đối tượng người Mông ở huyện Phong Thổ, tỉnh Lai Châu (1 đối tượng đã bị bắt, 1 đối tượng trốn về Việt Nam, 1 đối tượng đã chết).

Đại úy Nguyễn Mạnh Cường, Phó trưởng Phòng An ninh điều tra, Công an tỉnh Sơn La cho biết: Quá trình triển khai thực hiện việc mở rộng điều tra vụ án lực lượng An ninh Công an tỉnh Sơn La luôn xác định yếu tố bí mật, bất ngờ cần phải đặt lên hàng đầu, nếu không số đối tượng trên có thể sẽ tiếp tục bỏ trốn sang Lào để tham gia hoạt động lập “Nhà nước Mông”.  Cơ quan An ninh điều tra phối hợp với các đơn vị liên quan tổ chức xác minh, triệu tập, đấu tranh với nhóm các đối tượng tham gia tổ chức phản động trốn về địa phương và các đối tượng tham gia đường dây “vận chuyển” đang cư trú trên địa bàn. Bằng những tài liệu chứng cứ sắc bén thu thập được, kết hợp với kiên trì đấu tranh, giáo dục, thuyết phục, các đối tượng trên đã phải cúi đầu thừa nhận sai phạm của bản thân và đồng bọn trong việc tham gia âm mưu, hoạt động lập “Nhà nước Mông”.

Các bị cáo trong giờ giải lao giữa phiên tòa.

Trong giờ hội đồng xét xử nghị án, những người thân của các bị cáo có chút thời gian ít ỏi nói chuyện với các bị cáo. Những giọt nước mắt, những lời nhắn nhủ, những tiếng khóc nghẹn của những người vợ, người mẹ, những đứa con thơ. Họ biết cuộc sống những ngày tới sẽ còn khó khăn khi trong căn nhà vẫn sẽ vắng những người đàn ông lên nương, lên rẫy; nhưng họ đã có hy vọng vì sau khi chấp hành xong án phạt tù, những người con, người chồng của mình sẽ được đoàn tụ cùng gia đình, không phải sống chui lủi, lẩn trốn pháp luật như những ngày chưa bị bắt... Sau khi xem xét hồ sơ vụ án, chứng cứ, lời khai tại phiên tòa, Hội đồng xét xử đã tuyên phạt các bị cáo từ 4 năm 6 tháng tù giam đến 9 năm tù giam; quản chế 3 năm tại nơi cư trú sau khi chấp hành xong hình phạt tù. Dưới cơn mưa tầm tã, các bị cáo được các chiến sĩ công an áp giải ra xe về trại tạm giam. Chỉ vì thiếu hiểu biết, nghe theo lời dụ dỗ của kẻ xấu trốn đi nước ngoài để chống phá chính quyền nhân dân, họ đã phải chịu những ngày tháng sống chui lủi, khổ cực trong rừng sâu, núi thẳm, chịu những án phạt tù nghiêm khắc về những tội lỗi gây ra... 

(Còn nữa)

Phong Lưu
BÌNH LUẬN

Bạn còn 500/500 ký tự

Bạn vui lòng nhập từ 5 ký tự trở lên !!!

Tin mới

  • 'Người dân vất vả mưu sinh dưới nắng nóng

    Người dân vất vả mưu sinh dưới nắng nóng

    Văn hóa - Xã hội -
    Những ngày qua, trên địa bàn tỉnh Sơn La xảy ra tình trạng nắng nóng cục bộ tại nhiều địa phương. Nhiệt độ ngoài trời có thời điểm lên đến hơn 40 độ C gây ảnh hưởng không nhỏ đến công việc mưu sinh và đời sống sinh hoạt của người dân, nhất là những người lao động.
  • 'Chiến dịch Điện Biên Phủ: Ngày 19-4-1954, quân ta bắn cháy xe tăng địch

    Chiến dịch Điện Biên Phủ: Ngày 19-4-1954, quân ta bắn cháy xe tăng địch

    Chiến dịch Điện Biên Phủ: Ngày 19-4-1954, mặc dù máy ngắm súng ĐKZ bị hỏng, nhưng đồng chí Trần Đình Hùng đã bình tĩnh lắp đạn, ngắm mục tiêu qua nòng súng và bắn cháy một chiếc xe tăng. Chiến công của anh đã kết thúc công việc lấp đường hào, buộc địch phải rút lui.
  • 'Từ ngày 19/4, nắng nóng bao phủ toàn miền Bắc

    Từ ngày 19/4, nắng nóng bao phủ toàn miền Bắc

    Bạn cần biết -
    Ngày mai (19/4), phía Tây Bắc Bộ và từ Thanh Hóa đến Phú Yên có nắng nóng và nắng nóng gay gắt, với nhiệt độ cao nhất có nơi trên 39 độ C. Sau đó, ngày 20/4 nắng nóng mở rộng ra toàn khu vực phía Đông Bắc Bộ với nhiệt độ cao nhất có nơi trên 36 độ C.
  • 'Bảo tồn, phát huy giá trị di sản văn hóa phi vật thể

    Bảo tồn, phát huy giá trị di sản văn hóa phi vật thể

    Văn hoá - Xã hội -
    Sơn La có 12 dân tộc anh em sinh sống, mỗi dân tộc có nền văn hóa lâu đời, phong phú và đặc sắc. Đó là những di sản văn hóa phi vật thể có giá trị được đồng bào lưu giữ từ thế hệ này sang thế hệ khác, mang ý nghĩa đặc biệt, đại diện cho tín ngưỡng, văn hóa truyền thống và nguồn cội dân tộc.
  • 'Giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc gắn với du lịch cộng đồng

    Giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc gắn với du lịch cộng đồng

    Văn hoá - Xã hội -
    Những năm qua, Hội LHPN xã Ngọc Chiến, huyện Mường La đã vận động hội viên tham gia giữ gìn vệ sinh môi trường theo phương châm “Sạch nhà - sạch ngõ”, gắn với Cuộc vận động “Xây dựng gia đình 5 không, 3 sạch”, “Toàn dân đoàn kết xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh”, góp phần giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc, gắn với phát triển du lịch cộng đồng.
  • 'Nhớ mãi một thời hào hùng

    Nhớ mãi một thời hào hùng

    70 năm đã trôi qua, những ký ức về chiến dịch Điện Biên Phủ vẫn còn vẹn nguyên trong tâm trí của những chiến sĩ Điện Biên năm xưa, hiện đang ở huyện Sông Mã. Nay tuổi đều đã cao, nhưng nhắc tới chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ, trên gương mặt các cựu chiến binh vẫn ánh lên niềm tự hào.
  • 'Viettel Sơn La "Chung sức đồng lòng - Cộng hưởng giá trị - Kiến tạo tương lai"

    Viettel Sơn La "Chung sức đồng lòng - Cộng hưởng giá trị - Kiến tạo tương lai"

    Văn hoá - Xã hội -
    Trải qua 20 năm xây dựng và phát triển, Viettel Sơn La luôn nhận được sự quan tâm lãnh đạo trực tiếp của Đảng ủy, Ban lãnh đạo Tập đoàn Công nghiệp - Viễn thông Quân đội (Viettel), Tổng Công ty Viễn thông Viettel và sự quan tâm, tạo điều kiện của Tỉnh ủy, HĐND, UBND, Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh, cùng các sở, ban, ngành của tỉnh Sơn La. Đội ngũ cán bộ, nhân viên Viettel Sơn La đã không ngừng nỗ lực, đổi mới, sáng tạo, mở rộng phủ sóng rộng khắp từ thành thị tới vùng sâu, vùng xa, vùng cao, biên giới, kết nối viễn thông tới mọi người, mọi nhà, mọi miền, đáp ứng nhu cầu thông tin liên lạc phục vụ phát triển kinh tế - xã hội, đảm bảo quốc phòng, an ninh địa phương và thúc đẩy chuyển đổi số.
  • 'Nâng cao chất lượng giáo dục chính trị cho cán bộ, chiến sĩ

    Nâng cao chất lượng giáo dục chính trị cho cán bộ, chiến sĩ

    Quốc Phòng - An Ninh -
    Giáo dục chính trị, tư tưởng có vai trò quan trọng trong công tác quân sự, quốc phòng địa phương. Vì vậy, Ban CHQS huyện Sốp Cộp đã thực hiện đồng bộ các giải pháp nâng cao chất lượng công tác giáo dục chính trị, tư tưởng, nâng cao bản lĩnh cho cán bộ, chiến sĩ, góp phần xây dựng đơn vị vững mạnh toàn diện,
  • 'Phát huy vai trò nêu gương của đảng viên

    Phát huy vai trò nêu gương của đảng viên

    Xây dựng Đảng -
    Thực hiện phương châm “Đảng viên đi trước, làng nước theo sau”, Đảng bộ xã Hang Chú, huyện Bắc Yên, đã phát huy vai trò nêu gương, tiên phong, gương mẫu của đội ngũ cán bộ, đảng viên trong thực hiện nhiệm vụ được giao, góp phần xây dựng sự đoàn kết, thống nhất, chung sức thực hiện hiệu quả nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội.
  • 'Các đồng chí lãnh đạo tỉnh dâng hương tại Khu di tích Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Phủ Chủ tịch

    Các đồng chí lãnh đạo tỉnh dâng hương tại Khu di tích Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Phủ Chủ tịch

    Thời sự - Chính trị -
    Hướng tới kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954 - 7/5/2024); 65 năm Ngày Bác Hồ về thăm Tây Bắc tại Sơn La (7/5/1959 - 7/5/2024) và 134 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890 – 19/5/2024), ngày 18/4, Đoàn công tác của tỉnh Sơn La, do đồng chí Nguyễn Hữu Đông, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Trưởng Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh làm Trưởng đoàn, đã đến dâng hương tưởng niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Khu di tích Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Phủ Chủ tịch.