Tiếp sức cho học sinh vùng biên giới tới trường

Trong chuyến công tác về xã Chiềng Tương (Yên Châu), chúng tôi đến thăm Trường PTDT bán trú THCS xã, nơi đây các thầy giáo, cô giáo đã và đang “dạy bán trú, nuôi nội trú”, tiếp sức các em học sinh vùng biên giới tới trường.

 

Bữa ăn của học sinh Trường PTDT bán trú THCS Chiềng Tương (Yên Châu).

 

Trường PTDT bán trú THCS Chiềng Tương hiện có 295 học sinh, trong đó 97% là học sinh dân tộc Mông, còn lại là dân tộc Thái. Là xã vùng biên giới, địa hình đồi núi chia cắt, giao thông đi lại khó khăn, có bản ở cách xa trung tâm xã hàng chục km đường đất, vì vậy, tình trạng học sinh nghỉ học, bỏ học giữa chừng thường xuyên xảy ra. Năm 2013, thực hiện chủ trương của tỉnh về nấu ăn cho học sinh bán trú, Ban giám hiệu nhà trường khẩn trương chuẩn bị các điều kiện để triển khai thực hiện. Khi đó, cơ sở vật chất thiếu thốn, nhà trường vận động phụ huynh học sinh tham gia sửa sang, dọn dẹp 8 phòng của học sinh bán trú xây dựng từ năm 2004 đã xuống cấp, mượn thêm 2 lớp học của trường tiểu học làm nhà ở cho học sinh. Các phụ huynh tự đóng góp tấm fibroximăng để lợp mái, ván để kê giường tạm... tận dụng bếp cũ và cơi nới thêm 1 bếp nấu rộng 40 m2, nhà ăn rộng 70 m2, bố trí ăn, ở cho hơn 100 học sinh ở 3 bản xa nhất xã là Pom Khốc, Co Lắc, Pa Khôm. Tháng 8/2014, Trường có quyết định chuyển từ Trường THCS sang Trường PTDT bán trú THCS, nhà trường tổ chức lại bếp nấu, nấu ăn tập trung cho hơn 200 em và bố trí cho 100 em ở bán trú.

Việc ăn ở bán trú được duy trì, tuy nhiên vì ở tập trung nên nhà trường gặp khó khăn trong việc quản lý các em. Trước đây, khi chưa có tường rào, chưa có cổng, công tác bảo đảm an ninh trật tự khó thực hiện, ảnh hưởng tới các em học sinh. Trước thực tế trên, nhà trường đã phối hợp với Đồn Biên phòng Chiềng Tương cử 2 chiến sỹ ăn, ngủ tại trường để quản lý và bảo đảm an ninh trật tự. Anh Lìa Láo Lanh, nhân viên vận động quần chúng Đồn Biên phòng Chiềng Tương cho biết: Từ năm học 2015-2016, tôi nhận nhiệm vụ ở tại trường để đảm bảo an ninh trật tự và hướng dẫn học sinh sinh hoạt theo giờ giấc. Hằng ngày, cứ 5 giờ 40 phút gọi học sinh dậy, hướng dẫn các em cách gấp chăn, màn, quét dọn phòng ở và chuẩn bị lên lớp. Buổi tối, sau bữa ăn và giờ tự học, đến 9 giờ tất cả học sinh đều tắt điện đi ngủ. Bên cạnh đó, mỗi ngày nhà trường phân công 3 thầy cô giáo trực tại khu bán trú để kiểm tra sĩ số và hướng dẫn học sinh học bài.

Hiện nay, trường có 130 học sinh ở bán trú, trong khu nhà ở có 16 phòng, gồm 1 nhà ghép cho 70 học sinh, 8 phòng ở với 12 học sinh/phòng và 7 phòng mới chưa đưa vào sử dụng vì thiếu giường. Tham quan nơi ở của các em, chúng tôi thấy chăn màn được gấp gọn gàng, phòng ở sạch sẽ, bếp ăn rộng 97 m2 mới đưa vào sử dụng, bếp nấu rộng 51m2, đảm bảo vệ sinh, nhân viên nhà bếp đang khẩn trương chia từng suất cơm để kịp giờ tan học của học sinh. Được biết, theo Nghị định 116/2016/NĐ-CP của Chính Phủ, học sinh bán trú được hỗ trợ 40% mức lương cơ sở mỗi tháng, với số tiền 520.000 đồng/tháng/em và 15 kg gạo/tháng/em. Từ nguồn hỗ trợ này, nhà trường tổ chức nấu bữa trưa và bữa tối cho 265 em. Thực đơn thay đổi theo ngày để đảm bảo dinh dưỡng. Nhà trường đã ký hợp đồng với các cơ sở được chứng nhận thực phẩm an toàn và phối hợp với Trung tâm Y tế huyện thường xuyên kiểm tra chất lượng thực phẩm. Giờ tan học, học sinh tập trung về nhà ăn, các em bỏ dép bên ngoài, tự giác ngồi theo thứ tự từng bàn. Em Mùa Thị Tình Thương, học sinh lớp 6B cho biết: Nhà em ở bản Pom Khốc, cách trường 10 km. Trước đây, chưa được ăn, ở bán trú em phải đi bộ về, bây giờ được ở trường, đi học gần, được ăn cơm ngon, em sẽ cố gắng học tập thật tốt, để không phụ lòng cha mẹ và thầy cô.

Thầy Lê Ngọc Hoàng, Hiệu trưởng nhà trường chia sẻ: Từ khi thực hiện mô hình bán trú đã duy trì sĩ số học sinh hằng năm từ 98% trở lên. Tình trạng học sinh bỏ học, tảo hôn giảm hẳn. Chất lượng giáo dục cũng được nâng lên, tỷ lệ học sinh khá, giỏi đạt gần 36% (cao hơn 14% so với trước đây), trường có học sinh giỏi cấp huyện. Bên cạnh đó, nhà trường còn đẩy mạnh các hoạt động ngoại khóa, tổ chức sinh hoạt tập thể vào tối thứ 2 hằng tuần để rèn luyện kỹ năng sống cho các em. Nhờ vậy, các em chịu khó học tập, sống vui vẻ, đoàn kết với bạn bè, phụ huynh yên tâm gửi con tại trường.

Chia tay các thầy cô giáo và các em học sinh Trường PTDT bán trú THCS Chiềng Tương, chúng tôi tin rằng, với sự cố gắng của thầy và trò Trường PTDT bán trú THCS Chiềng Tương, chất lượng giáo dục của nhà trường sẽ tiếp tục được nâng cao, tiếp sức cho ước mơ, hoài bão của các em học sinh dân tộc thiểu số ở vùng cao biên giới thành hiện thực.

 Huyền Trăng (CTV)

BÌNH LUẬN

Bạn còn 500/500 ký tự

Bạn vui lòng nhập từ 5 ký tự trở lên !!!

Tin mới

  • 'Nhân dân Suối Thín mong sớm hoàn thành tuyến đường bê tông về bản

    Nhân dân Suối Thín mong sớm hoàn thành tuyến đường bê tông về bản

    Xã hội -
    Cách trung tâm xã Chiềng Sơn, huyện Mộc Châu khoảng 8 km, từ nhiều năm nay, tuyến đường về bản Suối Thín vẫn còn hơn nửa là đường đất. Mặt đường bụi bặm khi trời nắng, lầy lội khi trời mưa. Bà con nơi đây mong muốn có được tuyến đường bê tông để đi lại bớt khó khăn, nhọc nhằn và trao đổi hàng hóa thuận lợi.
  • 'Nỗ lực nâng cao chất lượng dạy và học ở Sam Kha

    Nỗ lực nâng cao chất lượng dạy và học ở Sam Kha

    Khoa Giáo -
    Từ trung tâm huyện vượt hơn 40 km đường đèo, dốc quanh co, chúng tôi đến Trường PTDT bán trú tiểu học và THCS Sam Kha, huyện Sốp Cộp. Những năm qua, thầy và trò nhà trường luôn khắc phục khó khăn, nỗ lực nâng cao chất lượng dạy và học.
  • 'Nhịp sống mới ở Chiềng Pha

    Nhịp sống mới ở Chiềng Pha

    Xã hội -
    Là xã vùng 3 của huyện Thuận Châu, Chiềng Pha có lợi thế nằm dọc quốc lộ 6, những năm qua, cùng với chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi, xã đã đẩy mạnh phát triển tiểu thủ công nghiệp và dịch vụ, tạo việc làm, nâng cao đời sống nhân dân.
  • 'Đồng bộ các giải pháp thúc đẩy tiêu thụ nông sản

    Đồng bộ các giải pháp thúc đẩy tiêu thụ nông sản

    Kinh tế -
    Là vùng cây ăn quả lớn của tỉnh, huyện Yên Châu có trên 11.600 ha cây ăn quả các loại, trong đó hơn 9.000 ha xoài, mận hậu, nhãn đang chuẩn bị vào vụ thu hoạch. Đảm bảo các điều kiện tiêu thụ, huyện tích cực triển khai các phương án kết nối, tìm kiếm thị trường; đẩy mạnh hoạt động xúc tiến thương mại, quảng bá sản phẩm.
  • 'Khen thưởng tổ chức đảng và đảng viên thực chất, hiệu quả

    Khen thưởng tổ chức đảng và đảng viên thực chất, hiệu quả

    Xây dựng Đảng -
    Đảng bộ tỉnh có 17 đảng bộ trực thuộc, 829 tổ chức cơ sở đảng, 3.890 chi bộ trực thuộc đảng ủy cơ sở, với tổng số 92.460 đảng viên. Những năm qua, Ban Thường vụ Tỉnh ủy đã tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo việc đánh giá, xếp loại và khen thưởng tổ chức đảng và đảng viên bảo đảm thực chất, hiệu quả, góp phần xây dựng tổ chức đảng trong sạch, vững mạnh.
  • 'Thành phố nhân rộng nhiều phong trào thi đua

    Thành phố nhân rộng nhiều phong trào thi đua

    Xã hội -
    Thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XV, Nghị quyết Đại hội Đảng bộ Thành phố lần thứ XIX, nhiệm kỳ 2020-2025, hơn 3 năm qua, các cơ quan, đơn vị, xã, phường trên địa bàn thành phố Sơn La đã đẩy mạnh các phong trào thi đua trên các lĩnh vực; nỗ lực hoàn thành các chỉ tiêu đề ra.
  • 'Phát huy giá trị Chiến thắng Điện Biên Phủ trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc

    Phát huy giá trị Chiến thắng Điện Biên Phủ trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc

    LTS: Điện Biên Phủ là trận quyết chiến chiến lược trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp, có ý nghĩa lịch sử và tầm vóc thời đại to lớn. Chiến thắng đã để lại nhiều bài học kinh nghiệm quý báu và vận dụng sáng tạo, hiệu quả trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Tại Hội thảo khoa học “Chiến thắng Điện Biên Phủ-Giá trị lịch sử và tầm vóc thời đại”, do Học viện Chính trị phối hợp cùng Báo Quân đội nhân dân, Viện Lịch sử Đảng (Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh) tổ chức, nhiều tham luận của các cán bộ, chuyên gia, nhà khoa học đã nhấn mạnh và khẳng định điều này. Báo Quân đội nhân dân trích đăng một số ý kiến trong số báo hôm nay.
  • 'Chủ tịch Quốc hội tiếp Đoàn đại biểu Liên đoàn các tổ chức kinh tế Nhật Bản

    Chủ tịch Quốc hội tiếp Đoàn đại biểu Liên đoàn các tổ chức kinh tế Nhật Bản

    Kinh tế -
    Sáng 28/3, tại Nhà Quốc hội, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ tiếp Ngài Fujimoto Masayoshi và Ngài Hyodo Masayuki, Chủ tịch Ủy ban kinh tế Nhật - Việt của Liên đoàn các tổ chức kinh tế Nhật Bản (Keidanren) cùng một số lãnh đạo các Tập đoàn hàng đầu của Nhật Bản là thành viên của Keidanren sang Việt Nam tham dự Cuộc họp cấp cao khởi động giai đoạn 1, Sáng kiến chung Việt Nam - Nhật Bản trong kỷ nguyên mới.