Thu nhập cao từ nuôi dê

Được Hội Nông dân xã Huy Hạ (Phù Yên) giới thiệu, chúng tôi đến thăm gia đình Đinh Anh Tuấn, bản Trò 1, là một trong những người tiên phong nuôi dê làm hàng hóa, đem lại thu nhập 300 triệu đồng/năm, góp phần xóa đói, giảm nghèo, nâng cao đời sống gia đình.

 

 

Anh Đinh Anh Tuấn, bản Trò 1, xã Huy Hạ (Phù Yên) chăm sóc đàn dê.

 

Dẫn chúng tôi thăm khu chăn nuôi dê của gia đình, anh Tuấn kể: Từ lợi thế về đất nương rộng, thức ăn có sẵn, năm 2004, gia đình tôi mua 10 con dê về nuôi. Để có thêm kiến thức chăm sóc đàn dê, anh đã đi học hỏi kinh nghiệm ở một số hộ dân đã nuôi dê trong xã, trong huyện để về áp dụng vào chăn nuôi, 2 năm sau, đàn dê tăng lên gần 100 con. Anh Tuấn tính toán, một con dê mỗi năm đẻ 2 lứa, mỗi lứa 2 con, nuôi khoảng 5 tháng sẽ đạt trọng lượng từ 25-30 kg/con và có thể xuất bán.

 

Vì dê nuôi theo cách truyền thống, nên chất lượng thịt thơm ngon, được khách hàng ưa chuộng nên không lo đầu ra. Bên cạnh nuôi dê sinh sản, anh còn mua dê có trọng lượng từ 10-15 kg/con về nuôi vỗ béo trong vài tháng thì xuất chuồng. Tính trung bình mỗi năm gia đình anh xuất bán trên 1 nghìn con dê thương phẩm cho các nhà hàng trong huyện và khách hàng đến từ tỉnh Phú Thọ, Hà Nội, với giá bán từ 140.000-160.000 đồng/kg dê hơi, trừ chi phí gia đình anh thu lãi 300 triệu đồng/năm.

 

Theo anh Tuấn, dê là động vật ăn tạp, nên thức ăn dễ kiếm, từ lá xoan, cỏ voi, rau dưỡng, lá chuối... Cho ăn bổ sung sắn, bột ngô hoặc cám công nghiệp. Để duy trì nguồn thức ăn cho đàn dê, gia đình anh đã trồng 3.000 m² cỏ voi. Bên cạnh đó, chú trọng phòng bệnh, tiêm vắc xin định kỳ; làm chuồng cao thoáng, thường xuyên vệ sinh sạch sẽ; che chắn giữ ấm vào mùa đông...

 

Không chỉ chú trọng phát triển đàn dê của gia đình, từ năm 2017, anh còn giúp đỡ những gia đình trong bản khó khăn về kinh tế có nhu cầu nuôi dê bằng cách cung ứng trước giống dê và hướng dẫn cách chăm sóc, sau vài năm mới lấy lại tiền giống. Hiện nay, 3 gia đình trong bản được anh giúp mỗi nhà 10 con giống, nay đã tăng lên từ 25-30 con dê/hộ, thu nhập bước đầu từ 10-20 triệu đồng/năm.

 

Với việc phát triển chăn nuôi dê theo hướng hàng hóa đã giúp gia đình anh Tuấn có thu nhập cao, mua sắm được các vật dụng đắt tiền phục vụ sinh hoạt, xây dựng nhà ở khang trang. Mô hình nuôi dê của gia đình anh Tuấn đã và đang được nhiều người dân trong bản, trong xã đến tham quan, học hỏi và làm theo.

Lò Luận
BÌNH LUẬN

Bạn còn 500/500 ký tự

Bạn vui lòng nhập từ 5 ký tự trở lên !!!

Tin mới

  • 'BĐBP Sơn La hưởng ứng “Ngày sách và văn hóa đọc Việt Nam”

    BĐBP Sơn La hưởng ứng “Ngày sách và văn hóa đọc Việt Nam”

    Quốc Phòng - An Ninh -
    Hưởng ứng “Ngày sách và văn hóa đọc Việt Nam”, trong tháng 4, cơ quan Bộ Chỉ huy BĐBP tỉnh Sơn La, Tiểu đoàn Huấn luyện – Cơ động và các đồn biên phòng đã tổ chức Ngày sách và văn hóa đọc sách với thông điệp “Sách cần bạn đọc”; “Sách quý tặng bạn”; “Tặng sách hay – mua sách thật”; “Sách hay: Mắt đọc – tai nghe”.
  • 'Người dân vất vả mưu sinh dưới nắng nóng

    Người dân vất vả mưu sinh dưới nắng nóng

    Văn hóa - Xã hội -
    Những ngày qua, trên địa bàn tỉnh Sơn La xảy ra tình trạng nắng nóng cục bộ tại nhiều địa phương. Nhiệt độ ngoài trời có thời điểm lên đến hơn 40 độ C gây ảnh hưởng không nhỏ đến công việc mưu sinh và đời sống sinh hoạt của người dân, nhất là những người lao động.
  • 'Chiến dịch Điện Biên Phủ: Ngày 19-4-1954, quân ta bắn cháy xe tăng địch

    Chiến dịch Điện Biên Phủ: Ngày 19-4-1954, quân ta bắn cháy xe tăng địch

    Chiến dịch Điện Biên Phủ: Ngày 19-4-1954, mặc dù máy ngắm súng ĐKZ bị hỏng, nhưng đồng chí Trần Đình Hùng đã bình tĩnh lắp đạn, ngắm mục tiêu qua nòng súng và bắn cháy một chiếc xe tăng. Chiến công của anh đã kết thúc công việc lấp đường hào, buộc địch phải rút lui.
  • 'Từ ngày 19/4, nắng nóng bao phủ toàn miền Bắc

    Từ ngày 19/4, nắng nóng bao phủ toàn miền Bắc

    Bạn cần biết -
    Ngày mai (19/4), phía Tây Bắc Bộ và từ Thanh Hóa đến Phú Yên có nắng nóng và nắng nóng gay gắt, với nhiệt độ cao nhất có nơi trên 39 độ C. Sau đó, ngày 20/4 nắng nóng mở rộng ra toàn khu vực phía Đông Bắc Bộ với nhiệt độ cao nhất có nơi trên 36 độ C.
  • 'Bảo tồn, phát huy giá trị di sản văn hóa phi vật thể

    Bảo tồn, phát huy giá trị di sản văn hóa phi vật thể

    Văn hoá - Xã hội -
    Sơn La có 12 dân tộc anh em sinh sống, mỗi dân tộc có nền văn hóa lâu đời, phong phú và đặc sắc. Đó là những di sản văn hóa phi vật thể có giá trị được đồng bào lưu giữ từ thế hệ này sang thế hệ khác, mang ý nghĩa đặc biệt, đại diện cho tín ngưỡng, văn hóa truyền thống và nguồn cội dân tộc.
  • 'Giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc gắn với du lịch cộng đồng

    Giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc gắn với du lịch cộng đồng

    Văn hoá - Xã hội -
    Những năm qua, Hội LHPN xã Ngọc Chiến, huyện Mường La đã vận động hội viên tham gia giữ gìn vệ sinh môi trường theo phương châm “Sạch nhà - sạch ngõ”, gắn với Cuộc vận động “Xây dựng gia đình 5 không, 3 sạch”, “Toàn dân đoàn kết xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh”, góp phần giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc, gắn với phát triển du lịch cộng đồng.
  • 'Nhớ mãi một thời hào hùng

    Nhớ mãi một thời hào hùng

    70 năm đã trôi qua, những ký ức về chiến dịch Điện Biên Phủ vẫn còn vẹn nguyên trong tâm trí của những chiến sĩ Điện Biên năm xưa, hiện đang ở huyện Sông Mã. Nay tuổi đều đã cao, nhưng nhắc tới chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ, trên gương mặt các cựu chiến binh vẫn ánh lên niềm tự hào.
  • 'Viettel Sơn La "Chung sức đồng lòng - Cộng hưởng giá trị - Kiến tạo tương lai"

    Viettel Sơn La "Chung sức đồng lòng - Cộng hưởng giá trị - Kiến tạo tương lai"

    Văn hoá - Xã hội -
    Trải qua 20 năm xây dựng và phát triển, Viettel Sơn La luôn nhận được sự quan tâm lãnh đạo trực tiếp của Đảng ủy, Ban lãnh đạo Tập đoàn Công nghiệp - Viễn thông Quân đội (Viettel), Tổng Công ty Viễn thông Viettel và sự quan tâm, tạo điều kiện của Tỉnh ủy, HĐND, UBND, Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh, cùng các sở, ban, ngành của tỉnh Sơn La. Đội ngũ cán bộ, nhân viên Viettel Sơn La đã không ngừng nỗ lực, đổi mới, sáng tạo, mở rộng phủ sóng rộng khắp từ thành thị tới vùng sâu, vùng xa, vùng cao, biên giới, kết nối viễn thông tới mọi người, mọi nhà, mọi miền, đáp ứng nhu cầu thông tin liên lạc phục vụ phát triển kinh tế - xã hội, đảm bảo quốc phòng, an ninh địa phương và thúc đẩy chuyển đổi số.
  • 'Nâng cao chất lượng giáo dục chính trị cho cán bộ, chiến sĩ

    Nâng cao chất lượng giáo dục chính trị cho cán bộ, chiến sĩ

    Quốc Phòng - An Ninh -
    Giáo dục chính trị, tư tưởng có vai trò quan trọng trong công tác quân sự, quốc phòng địa phương. Vì vậy, Ban CHQS huyện Sốp Cộp đã thực hiện đồng bộ các giải pháp nâng cao chất lượng công tác giáo dục chính trị, tư tưởng, nâng cao bản lĩnh cho cán bộ, chiến sĩ, góp phần xây dựng đơn vị vững mạnh toàn diện,
  • 'Phát huy vai trò nêu gương của đảng viên

    Phát huy vai trò nêu gương của đảng viên

    Xây dựng Đảng -
    Thực hiện phương châm “Đảng viên đi trước, làng nước theo sau”, Đảng bộ xã Hang Chú, huyện Bắc Yên, đã phát huy vai trò nêu gương, tiên phong, gương mẫu của đội ngũ cán bộ, đảng viên trong thực hiện nhiệm vụ được giao, góp phần xây dựng sự đoàn kết, thống nhất, chung sức thực hiện hiệu quả nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội.