Thắp sáng ước mơ đến trường cho trẻ vùng biên

Chương trình “Nâng bước em đến trường” do Bộ Tư lệnh Bộ đội Biên phòng phát động là một trong những việc làm đầy ý nghĩa của người lính mang quân hàm xanh. Đứng chân trên địa bàn huyện Vân Hồ, Đồn Biên phòng Tân Xuân đã tích cực hưởng ứng Chương trình, với sự quan tâm sâu sắc, các cán bộ, chiến sỹ đã thắp sáng ước mơ được đến trường cho các em học sinh nghèo nơi vùng biên.

 

Chiến sỹ Biên phòng Vì Văn Muốn hướng dẫn em Phàng A Tu ôn bài.

 

Những cái bắt tay thật chặt sau gần một năm gặp lại, các cán bộ, chiến sỹ Đồn Biên phòng Tân Xuân đón chúng tôi như đón người thân lâu ngày gặp lại. Trong bữa cơm thật đầm ấm, những câu chuyện về cuộc sống của người lính nơi biên cương, về những lần đi tuần tra đường biên, về tình cảm gắn bó với nhân dân sở tại... thật rôm rả, không dứt. Bất chợt, chiến sỹ Vì Văn Muốn nói: Tôi phải xin phép đứng dậy trước, qua xem mấy em hôm nay học hành ra sao? Vậy là câu chuyện được đổi đề tài sang việc giúp các em nhỏ có hoàn cảnh khó khăn được đến lớp theo Chương trình “Nâng bước em đến trường”. Chương trình này đã giúp cho nhiều em nhỏ có hoàn cảnh khó khăn được đến trường. Ở Đồn Biên phòng Tân Xuân, từ năm 2014 đã đỡ đầu 3 em học sinh ở xã Tân Xuân, đó là các em:  Phàng A Tu, bản Láy và Hờ A Ly, bản Cột Mốc đang theo học tại Trường Tiểu học Tân Xuân; em Phàng A Tồng, bản A Lang, học sinh của Trường THCS Tân Xuân.

Tôi theo chân các chiến sỹ đến thăm gia đình các em, anh Vì Văn Muốn chia sẻ: Hoàn cảnh gia đình các em khó khăn lắm, mặc dù còn nhỏ nhưng các em đều phải theo bố mẹ đi làm nương, không có nhiều thời gian cho việc học hành. Chính vì vậy, chúng tôi còn thường xuyên đến động viên các em, hướng dẫn học tập và làm một số việc nhà.

Điểm dừng chân của chúng tôi là ngôi nhà nhỏ của gia đình em Phàng A Tu, bản Láy. 9 tuổi, học lớp 4, nhưng A Tu khá nhỏ so với những em cùng trang lứa. Là con trai thứ của vợ chồng anh Phàng A Ninh - một trong những hộ khó khăn nhất của bản, căn nhà nhỏ của gia đình A Tu tềnh toàng, không có gì đáng giá. Tâm sự với chúng tôi, anh Phàng A Ninh, nói: Hoàn cảnh gia đình khó khăn lắm, nếu không được sự hỗ trợ của Bộ đội Biên phòng, gia đình phải để cháu nghỉ học. Tôi hy vọng, 2 con tôi được học chữ sẽ có cơ hội thoát nghèo, vì học chữ sẽ học được cách làm kinh tế và học được nhiều điều khác nữa. Dù trò chuyện với anh Ninh, nhưng tôi vẫn nghe rất rõ tiếng anh Muốn hướng dẫn A Tu làm các bài tập toán, rồi hướng dẫn A Tu dọn dẹp, sắp xếp đồ dùng cá nhân gọn gàng, sạch sẽ...

Rời nhà A Tu, chúng tôi tiếp tục đến thăm gia đình em Hờ A Ly ở bản biên giới Cột Mốc. Màn đêm xuống thật nhanh, ánh sáng mập mờ tỏa ra từ chiếc đèn dầu khiến chúng tôi không nhìn rõ mặt nhau. Cũng như gia đình A Tu, nhà A Ly cũng thuộc diện hộ có hoàn cảnh khó khăn nhất của bản. A Ly thân thiết với chiến sỹ Vì Văn Muốn, hai người quấn quýt nói chuyện, anh Muốn thủ thỉ động viên A Ly cố gắng học tập thật tốt để sau này thực hiện được ước mơ của mình là trở thành kỹ sư nông nghiệp, góp sức xây dựng quê hương.

Màn đêm bao chùm cả vùng biên giới, chúng tôi trở lại Đồn Biên phòng Tân Xuân. Tiếp tục câu chuyện hỗ trợ các em nhỏ có hoàn cảnh khó khăn đến trường, đồng chí Lò Văn Tích, Phó Chính trị viên Đồn Biên phòng Tân Xuân, cho biết: Việc giúp đỡ các em không chỉ là trách nhiệm mà còn là sự cảm thông, chia sẻ với những khó khăn của đồng bào và hơn hết là chúng tôi mong muốn các em nhỏ được học chữ, được trang bị những kiến thức làm hành trang để sau này các em sẽ là những công dân xây dựng quê hương Tân Xuân phát triển. Ngoài sự hỗ trợ theo mức quy định chung 500.000 đồng/tháng/em, hỗ trợ sách vở, giấy bút khi vào năm học mới, đơn vị còn hỗ trợ thêm trong những ngày lễ, tết.

Không chỉ hỗ trợ 3 em nhỏ có hoàn cảnh khó khăn trên, Đồn Biên phòng Tân Xuân còn động viên, hỗ trợ 10 em nhỏ khác có hoàn cảnh gia đình khó khăn. Với sự giúp đỡ này, gia đình và bản thân các em nhỏ có thể yên tâm học tập, nhờ đó, trong năm học 2017-2018 vừa qua, kết học tập của các em đều đạt loại khá trở lên. Ngoài việc chắp cánh ước mơ đến trường của trẻ em nghèo, Đồn còn triển khai chương trình hũ gạo tiết kiệm hỗ trợ các gia đình có hoàn cảnh khó khăn không bị “đứt” bữa. Hằng ngày, đơn vị trích từ khẩu phần ăn của cán bộ, chiến sỹ trong đơn vị 5 lạng gạo trong tổng số lượng thực trong ngày cho vào hũ, đến cuối tháng, số gạo này được đơn vị phối hợp với các xã trao cho những hộ nghèo. Những việc làm này của các anh làm tăng thêm tình đoàn kết quân - dân luôn gắn bó keo sơn bền chặt.

Chia tay cán bộ, chiến sỹ Đồn Biên phòng Tân Xuân tôi không thể quên hình ảnh những người lính mạnh mẽ, gan dạ luôn vững tay súng trong nhiệm vụ bảo vệ biên cương Tổ quốc và thật gần gũi, thân thương khi ở bên các em nhỏ, được họ yêu thương như người ruột thịt của mình.

Khải Hoàn
BÌNH LUẬN

Bạn còn 500/500 ký tự

Bạn vui lòng nhập từ 5 ký tự trở lên !!!

Tin mới

  • 'Đồng bộ các giải pháp thúc đẩy tiêu thụ nông sản

    Đồng bộ các giải pháp thúc đẩy tiêu thụ nông sản

    Audio -
    Là vùng cây ăn quả lớn của tỉnh, huyện Yên Châu có trên 11.600 ha cây ăn quả các loại, trong đó hơn 9.000 ha xoài, mận hậu, nhãn đang chuẩn bị vào vụ thu hoạch. Đảm bảo các điều kiện tiêu thụ, huyện tích cực triển khai các phương án kết nối, tìm kiếm thị trường; đẩy mạnh hoạt động xúc tiến thương mại, quảng bá sản phẩm.
  • 'Khen thưởng tổ chức đảng và đảng viên thực chất, hiệu quả

    Khen thưởng tổ chức đảng và đảng viên thực chất, hiệu quả

    Audio -
    Đảng bộ tỉnh có 17 đảng bộ trực thuộc, 829 tổ chức cơ sở đảng, 3.890 chi bộ trực thuộc đảng ủy cơ sở, với tổng số 92.460 đảng viên. Những năm qua, Ban Thường vụ Tỉnh ủy đã tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo việc đánh giá, xếp loại và khen thưởng tổ chức đảng và đảng viên bảo đảm thực chất, hiệu quả, góp phần xây dựng tổ chức đảng trong sạch, vững mạnh.
  • 'Nơi đào tạo những tài năng thể thao

    Nơi đào tạo những tài năng thể thao

    Thể thao - Du lịch -
    Năm 2023, các VĐV của Sơn La đã góp mặt ở 34 giải đấu toàn quốc, khu vực và thế giới với giành 43 huy chương vàng, 28 huy chương bạc, 49 huy chương đồng. Con số này là những nỗ lực của tập thể Trung tâm Huấn luyện và Thi đấu TDTT - nơi đào tạo những tài năng trẻ thể thao của tỉnh.
  • 'Chuẩn bị tổ chức chương trình “Hành trình nhân đạo - Trao nhận yêu thương” năm 2024 tại tỉnh Sơn La

    Chuẩn bị tổ chức chương trình “Hành trình nhân đạo - Trao nhận yêu thương” năm 2024 tại tỉnh Sơn La

    Thời sự - Chính trị -
    Ngày 29/3, Đoàn công tác của Trung ương Hội Chữ thập đỏ Việt Nam, do đồng chí Nguyễn Hải Anh, Phó Chủ tịch kiêm Tổng Thư ký Trung ương Hội Chữ thập đỏ Việt Nam đã làm việc tại tỉnh Sơn La về phối hợp chỉ đạo, tổ chức chương trình “Hành trình nhân đạo - Trao nhận yêu thương” năm 2024.
  • 'Khát vọng và cống hiến

    Khát vọng và cống hiến

    QP - AN - ĐN -
    Những năm qua, các đoàn viên thanh niên, hội viên phụ nữ Công an Sơn La đã phát huy tinh thần xung kích, sáng tạo, tình nguyện, khắc phục mọi khó khăn, hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao. Trên mỗi trận tuyến, ở mỗi lĩnh vực công tác, những đoàn viên, thanh niên và những nữ chiến sĩ Công an Sơn La luôn năng động, sáng tạo, góp phần bảo vệ bình yên cho cuộc sống của nhân dân.
  • 'Nhân dân Suối Thín mong sớm hoàn thành tuyến đường bê tông về bản

    Nhân dân Suối Thín mong sớm hoàn thành tuyến đường bê tông về bản

    Xã hội -
    Cách trung tâm xã Chiềng Sơn, huyện Mộc Châu khoảng 8 km, từ nhiều năm nay, tuyến đường về bản Suối Thín vẫn còn hơn nửa là đường đất. Mặt đường bụi bặm khi trời nắng, lầy lội khi trời mưa. Bà con nơi đây mong muốn có được tuyến đường bê tông để đi lại bớt khó khăn, nhọc nhằn và trao đổi hàng hóa thuận lợi.
  • 'Nỗ lực nâng cao chất lượng dạy và học ở Sam Kha

    Nỗ lực nâng cao chất lượng dạy và học ở Sam Kha

    Khoa Giáo -
    Từ trung tâm huyện vượt hơn 40 km đường đèo, dốc quanh co, chúng tôi đến Trường PTDT bán trú tiểu học và THCS Sam Kha, huyện Sốp Cộp. Những năm qua, thầy và trò nhà trường luôn khắc phục khó khăn, nỗ lực nâng cao chất lượng dạy và học.
  • 'Nhịp sống mới ở Chiềng Pha

    Nhịp sống mới ở Chiềng Pha

    Xã hội -
    Là xã vùng 3 của huyện Thuận Châu, Chiềng Pha có lợi thế nằm dọc quốc lộ 6, những năm qua, cùng với chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi, xã đã đẩy mạnh phát triển tiểu thủ công nghiệp và dịch vụ, tạo việc làm, nâng cao đời sống nhân dân.
  • 'Đồng bộ các giải pháp thúc đẩy tiêu thụ nông sản

    Đồng bộ các giải pháp thúc đẩy tiêu thụ nông sản

    Kinh tế -
    Là vùng cây ăn quả lớn của tỉnh, huyện Yên Châu có trên 11.600 ha cây ăn quả các loại, trong đó hơn 9.000 ha xoài, mận hậu, nhãn đang chuẩn bị vào vụ thu hoạch. Đảm bảo các điều kiện tiêu thụ, huyện tích cực triển khai các phương án kết nối, tìm kiếm thị trường; đẩy mạnh hoạt động xúc tiến thương mại, quảng bá sản phẩm.