Sức sống Trường Sa: Kỳ 2: Xuân về xã đảo Sinh Tồn

Giữa không khí mùa xuân đang về, vượt qua muôn trùng sóng gió đại dương, tàu HQ-561 theo hải trình của đoàn công tác, đưa chúng tôi đến với cán bộ, chiến sĩ và nhân dân xã đảo Sinh Tồn, mang hơi thở mùa xuân len vào từng ngọn gió của Trường Sa thân yêu.

Một góc xã đảo Sinh Tồn.

Lễ kết nạp Đảng thiêng liêng trên đảo

Sinh Tồn, cái tên như đã thể hiện sự trường tồn vĩnh cửu với thời gian của đảo, là bức thành đồng trong hệ thống phòng thủ của Tổ quốc giữa biển Đông. Đến đảo nổi Sinh Tồn dịp này, trong cái se lạnh vương vất của thời khắc giao mùa, đảo hiện lên với màu xanh đậm đà của những cây bàng vuông, cây phong ba, những vạt rau xanh do chính tay cán bộ, chiến sĩ trên đảo vun trồng, đang vươn mình khoe sức sống mãnh liệt giữa muôn trùng sóng gió. Và dịp này, anh em chúng tôi may mắn được tham dự Lễ kết nạp đảng viên mới tại Chi bộ Đảo bộ, thuộc Đảng bộ đảo Sinh Tồn. Giữa âm hưởng của bài Quốc ca, Quốc tế ca trang nghiêm, cùng lời tuyên thệ, chúng tôi thấy thiêng liêng, nghẹn ngào đến lạ kỳ. Trong buổi lễ, đảng viên trẻ Đoàn Tuấn Vũ xúc động: Được đứng trong hàng ngũ của Đảng là niềm vinh dự, tự hào không chỉ của cá nhân tôi mà còn là cả gia đình. Tôi tự hứa với lòng mình luôn quyết tâm phấn đấu rèn luyện, hoàn thành xuất sắc mọi nhiệm vụ được giao, cùng các cán bộ, đảng viên xây dựng Chi bộ trong sạch, vững mạnh toàn diện, sẵn sàng chiến đấu và chiến đấu để bảo vệ chủ quyền biển đảo thiêng liêng của Tổ quốc...

Lễ kết nạp đảng viên tại Chi bộ Đảo bộ, thuộc Đảng bộ đảo Sinh Tồn.

 

Được biết, Vũ quê ở xã Tiền An, thị xã Quảng Yên, tỉnh Quảng Ninh. Với tình yêu quê hương, đất nước, năm 2014, Vũ xung phong lên đường nhập ngũ, trở thành người chiến sĩ thông tin của Quân chủng Hải quân. Dù hoạt động trong điều kiện thời tiết vô cùng khắc nghiệt, Vũ luôn cùng đồng đội làm chủ thiết bị, khí tài, đảm bảo thông tin liên lạc thông suốt, góp phần phục vụ nhiệm vụ sẵn sàng chiến đấu và chiến đấu của đơn vị. Hằng năm, Vũ đều đạt danh hiệu Chiến sĩ tiên tiến, đợt này, anh vinh dự được đứng trong hàng ngũ của Đảng.

Niềm vinh dự, tự hào đó thực sự không chỉ của riêng Vũ, mà còn là của các đảng viên khác được kết nạp tại Đảng bộ đảo Sinh Tồn trong năm 2018. Đồng chí Thiếu tá Lương Khánh Thiện, Chính trị viên phó đảo Sinh Tồn chia sẻ với chúng tôi: Trong công tác xây dựng Đảng, chúng tôi chú trọng chọn nguồn ngay từ số các đồng chí được biên chế về đơn vị, họ là những đoàn viên ưu tú, động cơ phấn đấu tốt, lại được rèn luyện, thử thách qua thực tế học tập, công tác tại đơn vị, có thành tích trong quá trình huấn luyện, sẵn sàng chiến đấu, chấp hành nghiêm các chế độ quy định... anh em chúng tôi định hướng, bồi dưỡng, kèm cặp, giúp đỡ để các đồng chí đó trưởng thành, phát huy hết khả năng, sở trường, sức trẻ để sớm đứng trong hàng ngũ của Đảng. Nhờ làm tốt công tác phát triển Đảng, đã góp phần xây dựng Đảng bộ vững mạnh toàn diện...

Quân và dân xã đảo Sinh Tồn trồng cây xanh đầu xuân.

 

Tiếp xúc với các anh, chúng tôi càng thêm niềm tin đối với những đảng viên trẻ, những cán bộ, chiến sĩ Hải quân, bởi họ trưởng thành, vững vàng trong môi trường cực kỳ khắc nghiệt, hội tụ đầy đủ ý chí, nghị lực, bản lĩnh, tinh thần đoàn kết, sẵn sàng chiến đấu, hy sinh để bảo vệ quần đảo thiêng liêng của Tổ quốc.

“Gieo chữ” nơi đảo xa

Đến với xã đảo Sinh Tồn, chúng tôi còn cảm nhận được những điều tưởng chừng như rất đời thường trong đất liền, nhưng hết sức đặc biệt ở Trường Sa, điều kỳ diệu đó đơn giản là những tiếng cười đùa trong trẻo của trẻ thơ trong giờ ra chơi, tiếng giảng bài nhỏ nhẹ, rõ ràng của những người thầy giáo, tiếng trống báo giờ vào lớp... Dĩ nhiên, không như ở đất liền, việc giảng dạy cũng như đời sống sinh hoạt của các giáo viên đang công tác tại đây cũng đối diện muôn vàn khó khăn, gian nan, vất vả. Các thầy giáo đến đảo với tinh thần tự nguyện, xung phong “gieo chữ” nơi đầu sóng - họ như những cây phong ba, bàng vuông, vững vàng trong bão tố để bung ra những nụ hoa đa sắc, những chùm quả thân thương.

Trường Tiểu học Sinh Tồn nằm gọn giữa những hàng cây phong ba, cây bàng vuông chắn gió, chắn cát. Lớp học được xây kiên cố, đảm bảo cho học trò tới lớp từ thứ hai đến thứ bảy, bất kể ngày bình thường hay khi giông bão. Nhưng việc dạy học ở đảo không hề đơn giản, ngay cả tưởng tượng, các thầy cô cũng chưa hề nghĩ tới khi học trò phải học ở những lớp ghép “5 trong 1”, từ mẫu giáo đến lớp 4 cùng học chung. Nhóm này làm bài tập, thì thầy giáo lại ra đề, hoặc tập viết, tập đọc cho nhóm kia. Thế nhưng, hai thầy giáo trẻ thế hệ 9X Nguyễn Công Qua và Phạm Xuân Dịu đều tình nguyện viết đơn xin ra công tác tại đảo, mong muốn được “gieo chữ” cho con em của người dân sinh sống trên đảo Sinh Tồn. Điều đặc biệt là ngôi trường này chỉ có 2 giáo viên giảng dạy kiêm nhiệm từ bậc mẫu giáo đến cấp tiểu học với vẻn vẹn 8 học trò. Đều chưa lập gia đình, lại là giáo viên nam, thành ra các thầy giáo càng gặp nhiều khó khăn hơn khi giảng dạy và chăm sóc trẻ mầm non. Tuy nhiên, vì tình yêu trẻ, các thầy giáo đã vượt qua tất cả, cùng phối hợp với Ban chỉ huy đảo, các bậc phụ huynh giảng dạy và chăm sóc tốt cho những mầm non nơi vùng biển địa đầu Tổ quốc.

Tranh thủ giờ giải lao, chúng tôi trò chuyện với thầy giáo Nguyễn Công Qua, anh chia sẻ: Quê tôi ở huyện Diên Khánh, tỉnh Khánh Hòa. Từ thời còn ngồi trên ghế nhà trường, thông qua các hệ thống thông tin đại chúng, tôi cảm nhận được những khó khăn, thiệt thòi của các em học sinh ở Trường Sa. Vậy là, tôi luôn nung nấu ý định ra trường sẽ tình nguyện xin ra đảo công tác. Sau 3 năm giảng dạy ở đất liền, tôi viết đơn gửi Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Khánh Hòa xin ra Trường Sa công tác và may mắn được chọn. Năm nay đã là năm thứ 3 công tác tại đảo.

Một giờ học của thầy và trò Trường Tiểu học Sinh Tồn.

Cũng như người đồng nghiệp, thầy giáo Phạm Xuân Dịu cũng tự nguyện làm đơn xin ra đảo Sinh Tồn để “gieo chữ” cho trẻ em trên đảo. Song, đây là lần đầu tiên Dịu có cơ hội đặt chân lên mảnh đất thiêng liêng đầy sóng gió của Tổ quốc. Không chỉ giảng dạy học sinh cấp tiểu học, thầy giáo Dịu kiêm nhiệm thêm việc chăm sóc học sinh cấp mầm non. Xa nhà, xa bạn bè trên đất liền, nhưng được giảng dạy, tiếp xúc, vui chơi cùng các em học sinh, Dịu cảm thấy thời hoa niên của mình đáng sống hơn, thêm gắn bó với ngôi trường và học sinh trường Tiểu học Sinh Tồn thân yêu. Trầm ngâm một hồi, Dịu thông tin thêm: Ngoài này, điều kiện phục vụ việc học tập của các cháu còn thiếu thốn, thương bọn trẻ thiệt thòi khi vẫn phải học chung tất cả các môn, từ học chữ, đánh vần, tập viết đến các hoạt động giao tiếp, giải trí, khó khăn trong phát triển năng khiếu... thế nên, chúng tôi quyết tâm vận dụng hết kiến thức để truyền đạt cho các cháu. Mừng nhất là các cháu luôn chăm ngoan, trở thành động lực thúc đẩy chúng tôi yêu và gắn bó với nghề hơn. Tình nguyện ra Trường Sa giảng dạy, mỗi năm được nghỉ phép 1 tháng lúc học sinh nghỉ hè hoặc dịp Tết Nguyên đán, nên hai chúng tôi thay phiên nhau về đất liền thăm gia đình và người thân.

Vượt lên trên tất cả khó khăn, gian nan, vất vả, bằng niềm tin và tình yêu dành cho các lớp học trò trên đảo, các thầy giáo luôn vươn lên hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ; không ngừng tự học tập nâng cao trình độ, kỹ năng sư phạm để truyền đạt kiến thức tốt hơn tới học sinh; luôn gần gũi, gắn bó với mảnh đất, con người nơi đảo xa sóng gió. Những thế hệ học trò lớn lên, trưởng thành từ lớp học đặc biệt trên đảo, chúng tôi hiểu, những mầm xanh tương lai vẫn đang lớn lên, ngày càng trưởng thành, góp sức bảo vệ sự trường tồn của biển, đảo quê nhà, để Sinh Tồn mãi trường tồn.

(Còn tiếp)

Quang Thành - Việt Anh

BÌNH LUẬN

Bạn còn 500/500 ký tự

Bạn vui lòng nhập từ 5 ký tự trở lên !!!

Tin mới

  • 'Đồng bộ các giải pháp thúc đẩy tiêu thụ nông sản

    Đồng bộ các giải pháp thúc đẩy tiêu thụ nông sản

    Audio -
    Là vùng cây ăn quả lớn của tỉnh, huyện Yên Châu có trên 11.600 ha cây ăn quả các loại, trong đó hơn 9.000 ha xoài, mận hậu, nhãn đang chuẩn bị vào vụ thu hoạch. Đảm bảo các điều kiện tiêu thụ, huyện tích cực triển khai các phương án kết nối, tìm kiếm thị trường; đẩy mạnh hoạt động xúc tiến thương mại, quảng bá sản phẩm.
  • 'Khen thưởng tổ chức đảng và đảng viên thực chất, hiệu quả

    Khen thưởng tổ chức đảng và đảng viên thực chất, hiệu quả

    Audio -
    Đảng bộ tỉnh có 17 đảng bộ trực thuộc, 829 tổ chức cơ sở đảng, 3.890 chi bộ trực thuộc đảng ủy cơ sở, với tổng số 92.460 đảng viên. Những năm qua, Ban Thường vụ Tỉnh ủy đã tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo việc đánh giá, xếp loại và khen thưởng tổ chức đảng và đảng viên bảo đảm thực chất, hiệu quả, góp phần xây dựng tổ chức đảng trong sạch, vững mạnh.
  • 'Nơi đào tạo những tài năng thể thao

    Nơi đào tạo những tài năng thể thao

    Thể thao - Du lịch -
    Năm 2023, các VĐV của Sơn La đã góp mặt ở 34 giải đấu toàn quốc, khu vực và thế giới với giành 43 huy chương vàng, 28 huy chương bạc, 49 huy chương đồng. Con số này là những nỗ lực của tập thể Trung tâm Huấn luyện và Thi đấu TDTT - nơi đào tạo những tài năng trẻ thể thao của tỉnh.
  • 'Chuẩn bị tổ chức chương trình “Hành trình nhân đạo - Trao nhận yêu thương” năm 2024 tại tỉnh Sơn La

    Chuẩn bị tổ chức chương trình “Hành trình nhân đạo - Trao nhận yêu thương” năm 2024 tại tỉnh Sơn La

    Thời sự - Chính trị -
    Ngày 29/3, Đoàn công tác của Trung ương Hội Chữ thập đỏ Việt Nam, do đồng chí Nguyễn Hải Anh, Phó Chủ tịch kiêm Tổng Thư ký Trung ương Hội Chữ thập đỏ Việt Nam đã làm việc tại tỉnh Sơn La về phối hợp chỉ đạo, tổ chức chương trình “Hành trình nhân đạo - Trao nhận yêu thương” năm 2024.
  • 'Khát vọng và cống hiến

    Khát vọng và cống hiến

    QP - AN - ĐN -
    Những năm qua, các đoàn viên thanh niên, hội viên phụ nữ Công an Sơn La đã phát huy tinh thần xung kích, sáng tạo, tình nguyện, khắc phục mọi khó khăn, hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao. Trên mỗi trận tuyến, ở mỗi lĩnh vực công tác, những đoàn viên, thanh niên và những nữ chiến sĩ Công an Sơn La luôn năng động, sáng tạo, góp phần bảo vệ bình yên cho cuộc sống của nhân dân.
  • 'Nhân dân Suối Thín mong sớm hoàn thành tuyến đường bê tông về bản

    Nhân dân Suối Thín mong sớm hoàn thành tuyến đường bê tông về bản

    Xã hội -
    Cách trung tâm xã Chiềng Sơn, huyện Mộc Châu khoảng 8 km, từ nhiều năm nay, tuyến đường về bản Suối Thín vẫn còn hơn nửa là đường đất. Mặt đường bụi bặm khi trời nắng, lầy lội khi trời mưa. Bà con nơi đây mong muốn có được tuyến đường bê tông để đi lại bớt khó khăn, nhọc nhằn và trao đổi hàng hóa thuận lợi.
  • 'Nỗ lực nâng cao chất lượng dạy và học ở Sam Kha

    Nỗ lực nâng cao chất lượng dạy và học ở Sam Kha

    Khoa Giáo -
    Từ trung tâm huyện vượt hơn 40 km đường đèo, dốc quanh co, chúng tôi đến Trường PTDT bán trú tiểu học và THCS Sam Kha, huyện Sốp Cộp. Những năm qua, thầy và trò nhà trường luôn khắc phục khó khăn, nỗ lực nâng cao chất lượng dạy và học.
  • 'Nhịp sống mới ở Chiềng Pha

    Nhịp sống mới ở Chiềng Pha

    Xã hội -
    Là xã vùng 3 của huyện Thuận Châu, Chiềng Pha có lợi thế nằm dọc quốc lộ 6, những năm qua, cùng với chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi, xã đã đẩy mạnh phát triển tiểu thủ công nghiệp và dịch vụ, tạo việc làm, nâng cao đời sống nhân dân.
  • 'Đồng bộ các giải pháp thúc đẩy tiêu thụ nông sản

    Đồng bộ các giải pháp thúc đẩy tiêu thụ nông sản

    Kinh tế -
    Là vùng cây ăn quả lớn của tỉnh, huyện Yên Châu có trên 11.600 ha cây ăn quả các loại, trong đó hơn 9.000 ha xoài, mận hậu, nhãn đang chuẩn bị vào vụ thu hoạch. Đảm bảo các điều kiện tiêu thụ, huyện tích cực triển khai các phương án kết nối, tìm kiếm thị trường; đẩy mạnh hoạt động xúc tiến thương mại, quảng bá sản phẩm.