Sức sống Trường Sa: Kỳ 1: Đến với Trường Sa

Mùa xuân chưa bao giờ lỗi hẹn với Trường Sa. Những chuyến tàu đi kiểm tra công tác tổ chức các hoạt động vui Xuân, đón Tết của quân và dân trên huyện đảo Trường Sa; vận chuyển các loại nhu yếu phẩm, quà tặng của đất liền tới các vị trí đảo - phần máu thịt xa xôi của Tổ quốc... bỗng như thêm hối hả, khẩn trương hơn. Mùa xuân đã đến nơi đảo xa, những người lính vẫn vững chắc tay súng nơi đầu sóng ngọn gió, canh trời, giữ biển, giữ bình yên cho đất nước hưởng trọn niềm vui dịp Tết đến, xuân sang. Thật vinh dự và tự hào, trong dịp này, những người làm báo Sơn La lại được cùng Đoàn công tác theo hải trình đem mùa xuân đến với biển, đảo Tổ quốc, đến với vùng biển đảo đặc biệt và những con người đặc biệt.

Vận chuyển hàng hóa, nhu yếu phẩm lên đảo Tốc Tan A.

Ảnh: Việt Anh.

Háo hức ngày lên đường

Trải qua hành trình hơn 1.000 km, bằng cả đường bộ lẫn đường không, chúng tôi có mặt tại Quân cảng Cam Ranh (Khánh Hòa), hòa cùng hàng trăm phóng viên các cơ quan thông tấn báo chí trong cả nước chuẩn bị lên các tàu ra đảo. Anh Lê Vĩnh Phong, phóng viên Ban Đối ngoại, Đài Tiếng nói Việt Nam, từng lần thứ 7 đến với Trường Sa, trò chuyện với chúng tôi, rằng lần nào ra đảo, anh cũng vẫn như có thêm những cảm xúc mới, bởi được gặp gỡ, trò chuyện với cán bộ, chiến sĩ, cảm nhận thêm những đổi thay ở các đảo...

Cán bộ, chiến sĩ trước giờ lên tàu ra Trường Sa.

Ngày rời cảng, do ảnh hưởng của cơn bão số 1, biển động mạnh, sóng to, gió lớn như muốn thử thách những người lần đầu ra đảo. Tại Lễ chia tay đoàn rời cảng Cam Ranh, Chuẩn đô đốc Nguyễn Đức Vượng, Chính ủy Bộ Tư lệnh vùng 4, Quân chủng Hải quân xúc động: Đây là chuyến tàu đặc biệt, bởi mang đầy tình cảm của người dân cả nước gửi tới cán bộ, chiến sĩ biển đảo. Đặc biệt, có sự xuất hiện của đông đảo phóng viên các cơ quan thông tấn báo chí. Thời điểm này đang vào mùa mưa bão, biển động, sóng có thể cao từ 1,7 m đến trên 2,5 m, nhưng với bản lĩnh, trình độ của các chiến sĩ Hải quân Việt Nam, chắc chắn hải trình sẽ bình an, thuận lợi…

Tàu HQ-561 trên hải trình hướng về quần đảo Trường Sa.

Đợt này, Lữ đoàn 146 bố trí 3 hạm tàu lớn, chia thành 3 tuyến  theo các đảo hướng phía Bắc, phía Nam và tuyến giữa. Các phóng viên Báo Sơn La cùng 36 đồng nghiệp khác được biên chế theo tàu HQ-561 đi tuyến giữa, tới các đảo và điểm đảo: Đá Lớn, Sinh Tồn, Cô Lin, Len Đao, Tốc Tan, Tiên Nữ, Núi Le và Phan Vinh, do đồng chí Thượng tá Lê Đình Hải, Phó Chỉ huy trưởng Lữ đoàn 146, Bộ Tư lệnh vùng 4, người nhiều năm dạn dày sóng gió Trường Sa làm Trưởng đoàn. Đúng 16 giờ, tàu HQ-561 kéo 3 hồi còi dài chào đất liền, các hạm tàu khác trên bờ đồng loạt kéo còi đáp lễ, HQ-561 bắt đầu rẽ sóng rời cảng Cam Ranh hướng về biển đảo xa xôi, mang theo tâm trạng háo hức, chờ đợi của các thành viên trong đoàn,  mong sớm đến được với vùng đảo đầu sóng ngọn gió, nơi tiền tiêu của Tổ quốc. Sau hơn 2 giờ đồng hồ khởi hành, dãy núi cuối cùng của đất liền rồi cũng khuất đỉnh trong sóng nước mênh mông. 

Dù đã được cảnh báo trước, vậy mà tất cả chúng tôi vẫn bất ngờ cảm nhận thế nào là say sóng, cảm giác bồng bềnh, chuếnh choáng khi lướt qua từng con sóng lớn hay mỗi khi sóng đập vào mạn tàu. Đội ngũ phóng viên hầu như ai cũng bị say sóng, thế mới hiểu thêm sự chịu đựng, bất chấp những khó khăn, vất vả, thử thách của những cán bộ, chiến sĩ hải quân và những người làm nhiệm vụ trên quần đảo Trường Sa; càng thêm cảm phục ý chí, nghị lực phi thường của họ, ngày đêm canh giữ vùng trời, vùng biển, hải đảo thiêng liêng của Tổ quốc.

Cuộc sống mới trên những đảo chìm

Nhà văn hóa tại đảo Đá Lớn B.

Vượt qua muôn trùng sóng gió ầm ào, dữ dội, tàu HQ-561 đưa chúng tôi lần lượt đến các điểm đảo của những đảo chìm như: Đá Lớn, Cô Lin, Len Đao, Tốc Tan, Tiên Nữ và Núi Le. Với đặc thù hình thành qua hàng triệu năm biến đổi địa chất, các đảo chìm là dấu tích còn lại của sự phun trào núi lửa giữa đại dương, làm nhô cao một phần thềm lục địa, được các hình thái san hô bồi đắp theo thời gian, tất nhiên những đảo này luôn chìm ngập dưới mực nước biển mỗi lúc triều lên. Ngoài ra, do vị trí không có các dạng đất như ở đất liền, cũng như ở các đảo nổi có diện tích rộng, địa hình phân bố có núi hoặc cồn cùng các thảm thực vật, nên quá trình ngưng tụ nước ngọt tạo thành nước ngầm là điều không thể có. Đương nhiên, cuộc sống giữa trùng khơi sóng cồn, nắng táp, gió giật, bão dông là điều cực kỳ khó khăn, gian khổ. Bởi vậy, đối với các đảo chìm, thì điện - nước ngọt - rau xanh... luôn là những yếu tố quan trọng, cần thiết hàng đầu để phục vụ đời sống sinh hoạt, cũng như nhiệm vụ sẵn sàng chiến đấu của cán bộ và chiến sĩ. Với tinh thần “đảo là nhà, biển cả là quê hương”, những người lính hải quân đã biến những hải đảo khắc nghiệt trở nên tươi mới bởi màu xanh của cây trái, rau xanh đủ loại. Màu xanh đó đã làm cho những đảo chìm bỗng gần hơn với mạch nguồn sông núi. Màu xanh này không chỉ gợi nên sức sống mạnh mẽ giữa đại dương sóng gầm, gió giật, mà còn là biểu tượng của ý chí, lòng dũng cảm, nỗ lực vượt khó của cán bộ, chiến sĩ nơi hải đảo xa xôi.

Nhìn từ tàu HQ-561, đảo Đá Lớn hiện lên như một viên ngọc bích đặc trưng của rặng san hô bồi đắp qua hàng triệu năm của biến đổi địa chất, màu nước biển biêng biếc, lung linh trong nắng sớm, đẹp đến thuần khiết. Chúng tôi xuống xuồng CQ để vào đảo. Giữa mênh mông biển trời, sóng táp ầm ào vào công trình kiên cố phục vụ sinh hoạt và chiến đấu của cán bộ và chiến sĩ đảo. Cảm xúc thiêng liêng dâng trào trong tiềm thức khi đặt chân lên nơi đây, một phần máu thịt của Tổ quốc. Đồng chí Đại úy Đỗ Văn Diễn, Chỉ huy trưởng đảo Đá Lớn, chia sẻ: Mặc dù ở xa đất liền nhưng chúng tôi luôn nhận được sự quan tâm của Đảng, Nhà nước cùng toàn thể nhân dân cả nước cả về vật chất, tinh thần. Bởi vậy, không chỉ riêng các điểm ở đảo Đá Lớn mà tất cả các đảo đều được đầu tư xây dựng rất kiên cố, với nhiều trang thiết bị khá hiện đại, góp phần nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của cán bộ, chiến sĩ; anh em chúng tôi luôn thấy biển đảo như ngày càng gần đất liền hơn.

Cũng trong hải trình, chúng tôi phần nào cảm nhận được thời tiết ở Trường Sa, có lúc hiền hòa yên ả, dịu lắng lạ thường, nhưng cũng có lúc “đỏng đảnh” đến dữ dội, khắc nghiệt như muốn nhấn chìm tất cả. Việc trồng rau trên các đảo chìm vô cùng khó khăn, bởi những màu xanh non này chỉ cần một phút lơ là là có thể bị mưa dập, gió vùi, nước biển cùng nắng cháy thiêu đốt. Thế nhưng các cán bộ, chiến sĩ trên các đảo chìm đã tạo nên các vườn rau sạch để phục vụ cho bữa ăn hàng ngày. Đây thật sự là một “kỳ tích” mà những người chưa đặt chân đến các đảo không thể hình dung ra. Để trồng được rau xanh ở các đảo này, đất phải được chở ra từ đất liền, kèm theo các loại giống cải, mướp, mồng tơi, bầu, bí... Chính việc trồng, chăm sóc rau xanh vô cùng khó khăn nên các cán bộ, chiến sĩ trên các đảo chìm nói riêng và các đảo nổi thuộc quần đảo Trường Sa nói chung quý rau hơn cá, thịt; chăm sóc, bảo vệ rau như những thứ quý giá nhất. Càng xúc động hơn, dù chỉ lần đầu gặp, nhưng tất cả đã như người một nhà. Đưa chúng tôi thăm vườn rau được quây bằng tôn, chằng buộc kỹ lưỡng bằng dây thép, chỉ vào những thùng trồng rau mồng tươi xanh mơn mởn, lá to hơn cả bàn tay, Thượng úy Lê Văn Anh, Chính trị viên đảo Len Đao thật thà: Chỉ cần năm, bảy lá là có nồi canh ngon tuyệt nhà báo ạ! Đối với anh em cán bộ, chiến sĩ trên đảo, ngoài thời gian trực sẵn sàng chiến đấu, chúng tôi còn tăng gia, trồng rau, nuôi lợn, gà, đánh cá cải thiện bữa ăn. Chỉ tính trong năm 2018, đã tăng gia được gần 1 tấn rau xanh, trên 7 tạ cá biển, hơn 5 tạ thịt các loại...

Vườn rau xanh trên đảo Tiên Nữ.

Càng mừng hơn khi thấy các đảo đều được đầu tư xây dựng khang trang, kiên cố. Từ xa nhìn lại. các đảo như con tàu lừng lững giữa mênh mông biển cả, bởi với tinh thần “tất cả vì biển đảo thân yêu”, các đảo được xây dựng kiên cố, đủ sức chống chọi mọi bão giông khắc nghiệt.  Nhiều công trình xây dựng trên các điểm đảo phục vụ sinh hoạt văn hóa, văn nghệ, thể thao cho cán bộ chiến sĩ. Các đảo đều có bể ngầm lớn chứa nước mưa, không những đủ cung cấp nước sinh hoạt và sản xuất trên đảo, mà còn hỗ trợ cho ngư dân trên biển. Cùng với đó, là hệ thống thông tin hiện đại, hệ thống pin mặt trời, năng lượng gió, máy điện công suất cao, máy lọc nước biển..., góp phần nâng cao đời sống sinh hoạt, huấn luyện, sẵn sàng chiến đấu của cán bộ, chiến sĩ. Đặc biệt, các đảo đều có trạm thu phát tín hiệu vệ tinh của Đài Truyền hình Việt Nam, các tủ sách, nhiều đầu báo các loại giúp cán bộ, chiến sĩ nắm bắt thông tin thời sự trong nước, quốc tế, thưởng thức các chương trình giải trí, văn hóa, văn nghệ, thể thao... Đây là những tiền đề quan trọng không chỉ thể hiện tình cảm chan chứa của đất liền gửi ra Trường Sa, mà còn giúp cán bộ chiến sĩ trên đảo thêm chắc tay súng bảo vệ biển đảo, phần máu thịt không thể tách rời của Tổ quốc.

Chính tình yêu quê hương, ý chí kiên cường, lòng dũng cảm vô song, các thế hệ cán bộ, chiến sĩ Trường Sa đến từ mọi miền đất nước không ngừng nỗ lực cố gắng khắc phục khó khăn, phát huy truyền thống dân tộc, xây dựng huyện đảo Trường Sa ngày càng vững mạnh về mọi mặt, sẵn sàng bảo vệ vững chắc chủ quyền biển, đảo, thềm lục địa thiêng liêng của Tổ quốc thân yêu.

Việt Anh - Quang Thành

BÌNH LUẬN

Bạn còn 500/500 ký tự

Bạn vui lòng nhập từ 5 ký tự trở lên !!!

Tin mới

  • 'Tân binh trên thao trường

    Tân binh trên thao trường

    QP - AN - ĐN -
    Sau hơn 1 tháng nhập ngũ, các tân binh tại Tiểu đoàn I, Trung đoàn 754, Bộ CHQS tỉnh chững chạc hơn so với ngày đầu nhập ngũ. Các hoạt động sinh hoạt hằng ngày cũng như kỷ luật quân đội được thực hiện nền nếp, chính quy hơn.
  • 'Phê phán thói vô cảm, “vì dân suông” của một bộ phận cán bộ, đảng viên

    Phê phán thói vô cảm, “vì dân suông” của một bộ phận cán bộ, đảng viên

    Một trong những biểu hiện suy thoái cả về tư tưởng chính trị và đạo đức, lối sống của một bộ phận cán bộ, đảng viên đã được Nghị quyết Hội nghị Trung ương 4 (khóa XII) chỉ ra là: “Không còn ý thức hết lòng vì nước, vì dân”; “thờ ơ, vô cảm, thiếu trách nhiệm trước những khó khăn, bức xúc và đòi hỏi chính đáng của nhân dân”.
  • 'Triệu trái tim cùng hướng về đất Tổ

    Triệu trái tim cùng hướng về đất Tổ

    Văn hoá - Xã hội -
    Nước Việt Nam ta có một di tích lịch sử được các nhà sử học đánh giá là “siêu di tích” - đền thờ 18 đời Vua Hùng, nằm ở vùng đất trung du Phú Thọ - “đất Tổ” của trăm họ dân Việt trên khắp thế giới. Mồng Mười tháng Ba âm lịch, nếu không thể trực tiếp hành hương thắp nhang cúng Tổ thì người Việt Nam mọi miền cùng hướng về đỉnh núi Nghĩa Lĩnh (xã Hy Cương, thành phố Việt Trì) bái vọng chốn linh thiêng, đó là nơi khởi đầu cho sự mở mang một quốc gia có hàng nghìn năm văn hiến…
  • 'Xây dựng nông thôn mới thông minh

    Xây dựng nông thôn mới thông minh

    Chuyển đổi số -
    Duy trì, nâng cao các tiêu chí trong xây dựng nông thôn mới, nông thôn mới nâng cao, các địa phương trong tỉnh đã tập trung đầu tư hạ tầng công nghệ thông tin, từng bước thực hiện chuyển đổi số trong quản lý, điều hành và phát triển kinh tế - xã hội.
  • 'Nâng cao hiệu quả công tác tuyên truyền miệng

    Nâng cao hiệu quả công tác tuyên truyền miệng

    VẤN ĐỀ HÔM NAY -
    Thực hiện chủ trương của Đảng về đổi mới và nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác tuyên truyền miệng trong tình hình mới, nhận thức của các cấp ủy, người đứng đầu cấp ủy, chính quyền các cấp và cán bộ, đảng viên về tầm quan trọng của công tác tuyên truyền miệng được nâng lên. Vai trò của đội ngũ báo cáo viên được phát huy, hoạt động đi vào nền nếp, luôn bám sát cơ sở, là lực lượng nòng cốt trong thực hiện công tác tuyên truyền miệng, góp phần định hướng tư tưởng, dư luận xã hội, tạo sự thống nhất trong nhận thức và hành động, thúc đẩy nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.
  • '“Dân vận khéo” ở Ban CHQS Mường La

    “Dân vận khéo” ở Ban CHQS Mường La

    Xây dựng Đảng -
    Cùng với nhiệm vụ huấn luyện sẵn sàng chiến đấu, Ban CHQS huyện Mường La tích cực triển khai các hoạt động dân vận giúp nhân dân, tạo mối quan hệ gắn bó, góp phần lan tỏa hình ảnh đẹp Bộ đội Cụ Hồ.
  • 'Đảm bảo an ninh kinh tế phục vụ phát triển kinh tế, xã hội

    Đảm bảo an ninh kinh tế phục vụ phát triển kinh tế, xã hội

    An ninh trật tự -
    Với phương châm: “An ninh chủ động”, “Phát triển phải đi đôi với bảo vệ kinh tế và đảm bảo an ninh quốc gia”, Phòng An ninh kinh tế, Công an tỉnh luôn chủ động phát hiện những bất cập, sơ hở, kịp thời tham mưu cấp ủy Đảng, chính quyền địa phương, Ban Giám đốc Công an tỉnh các biện pháp giải quyết kịp thời, góp phần giữ vững an ninh chính trị, an ninh kinh tế tại địa phương.
  • 'Phát triển phong trào văn nghệ trong trường học

    Phát triển phong trào văn nghệ trong trường học

    Văn hoá - Xã hội -
    Huyện Sốp Cộp luôn quan tâm đến các phong trào văn nghệ, tạo không khí vui tươi, phấn khởi và sân chơi lành mạnh cho học sinh tại các trường học trên địa bàn, góp phần thực hiện hiệu quả phong trào “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực”.
  • 'Một thời hoa lửa

    Một thời hoa lửa

    70 năm sau chiến thắng Điện Biên Phủ, Đại tá Nguyễn Văn Cường, nguyên Phó Cục trưởng Cục Hậu cần, Quân khu 2, hiện đang sinh sống ở tiểu khu Bệnh viện, thị trấn Nông trường Mộc Châu, huyện Mộc Châu, vẫn nhớ ký ức một thời hoa lửa cùng đồng đội “khoét núi, ngủ hầm, mưa dầm, cơm vắt”, làm nên chiến thắng Điện Biên Phủ “lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu”.
  • 'Nông dân Mai Sơn chăm sóc cây ăn quả

    Nông dân Mai Sơn chăm sóc cây ăn quả

    Nông nghiệp -
    Với trên 11.200 ha cây ăn quả các loại, sản lượng trên 90.000 tấn/năm, huyện Mai Sơn là một trong những địa phương có sản lượng cây ăn quả lớn của tỉnh. Thời điểm này, bà con nông dân trong huyện đang tập trung chăm sóc, duy trì cho cây ăn quả phát triển, đảm bảo năng suất, chất lượng mùa vụ.
  • 'Vai trò của các HTX trong liên kết sản xuất

    Vai trò của các HTX trong liên kết sản xuất

    Xã hội -
    Phát huy tiềm năng, thế mạnh của địa phương, huyện Bắc Yên có nhiều hợp tác xã được thành lập, áp dụng những cách làm mới, liên kết sản xuất hiệu quả, giúp tăng thu nhập cho thành viên, góp phần phát triển nông nghiệp bền vững.