Rừng bản Tưn đang “chảy máu”

“Bảo vệ rừng là bảo vệ cuộc sống”, thế nhưng, tại khu rừng của bản Tưn, xã Xuân Nha, huyện Vân Hồ vẫn xuất hiện tình trạng những cây gỗ bị khai thác bừa bãi, khiến những cây gỗ trong khu rừng của bản đang dần biến mất.

Điều tra: Trang Nhung

Rừng bị phá nhưng...

Từ trung tâm bản Tưn, chúng tôi đi bộ 2 cây số, vượt qua vài hộ gia đình và mấy đám nương là đến rừng. Đi sâu vào chỉ hơn 100m, chúng đã tiếp cận được vị trí những cây gỗ bị khai thác. Hiện trường chỉ sót lại đống mùn cưa còn rất mới, những bìa gỗ vứt ngổn ngang, thậm chí có cả những gốc cây mới bị đốn hạ vẫn đang rỉ nhựa.

Hướng mắt theo tay ông Đ.V.L (người dẫn đường) về bụi cây gần đó, chúng tôi thấy cả đống vỏ hộp dầu máy cưa nằm ngổn ngang. Ông Đ.V.L bảo: Lâm tặc chủ yếu là người trong bản và một số bản lân cận. Có nhiều lần, khi nghe thấy tiếng cưa máy trong rừng vọng ra, chúng tôi đã báo cán bộ kiểm lâm nhưng không thấy ai giải quyết. Thỉnh thoảng xuất hiện cả xe chở gỗ đi qua bản vào ban đêm. Khắp khu rừng này, hầu như chỗ nào cũng có tình trạng xẻ gỗ. Nhất là những chỗ giáp với huyện Mai Châu (Hòa Bình).

Hình ảnh tại hiện trường

Càng đi sâu vào trong rừng, càng xuất hiện nhiều cây gỗ có đường kính từ 20-60cm bị đốn hạ không thương tiếc (chưa xác định loại gỗ). Cũng ở sâu trong rừng, xuất hiện nhiều lối mòn với nhiều hướng rẽ khác nhau. Ông Đ.V.L khẳng định: “Đây là lối mòn kéo gỗ đấy!”. Lối mòn nào có độ nghiêng cao, lâm tặc đóng cọc xuống đất tạo đường ray để lúc kéo gỗ không bị lăn xuống vực. Mặc dù những lối mòn này bị cây tre tạo thành vòm, đi lại không hề dễ dàng, nhưng khi gỗ được xẻ ra thành dạng thanh hoặc hộp, thì lâm tặc vẫn có thể dùng xe máy kéo gỗ ra khỏi rừng một cách dễ dàng.

Clip hiện trường

Chỉ trong buổi sáng thực tế, chúng tôi phát hiện hàng chục vị trí có cây gỗ bị xẻ. Thậm chí, dưới gầm sàn của một số hộ còn cất giữ gỗ rất mới có dạng hộp, thanh và khúc. Điều đáng nói, ngoài những cây gỗ vừa bị đốn hạ, thì có không ít những cây đã bị chặt từ lâu, giờ chỉ còn trơ gốc với bìa và mùn cưa đã mục. Khẳng định rằng tình trạng khai thác gỗ ở đây đã có từ lâu, không hiểu lý do nào mà những cây gỗ - nhân tố mang lại sự sống cho chính người dân nơi đây - lại bị tàn phá như vậy.

... bản báo cáo vẫn đẹp

Chúng tôi đến nhà ông Vì Văn Học, Trưởng bản Tưn, nhưng không gặp được. Qua trao đổi điện thoại, ông Học cho biết: “Bản có 529 ha rừng, đã được giao cho bản quản lý. Tổ bảo vệ rừng có 12 người, mỗi tháng tuần tra một lần, có tháng cao điểm thì tuần tra 2 lần. Qua tuần tra, chưa phát hiện vụ việc khai thác gỗ nào, chỉ có vài trường hợp làm nương lấn vào rừng thôi”.

Làm việc với UBND xã Xuân Nha, ông Vì Văn Giới, Phó Chủ tịch UBND xã, cho biết: Xã thực hiện tốt kế hoạch bảo vệ rừng, PCCCR. Có xảy ra tình trạng phát vén đất rừng để làm nương, nhưng do bà con không xác định được ranh giới giữa nương và rừng. Khi phát hiện, lực lượng kiểm lâm, cán bộ chuyên môn của xã, tổ bảo vệ rừng của bản, tổ bảo vệ rừng của xã đều vào cuộc xử lý. Năm 2020 và đầu năm 2021 không có tình trạng khai thác gỗ. Hằng năm, xã tổ chức ký cam kết bảo vệ rừng với UBND huyện Vân Hồ, xây dựng phương án bảo vệ rừng và tổ chức ký cam kết bảo vệ rừng với các bản...

Theo Báo cáo số 252/BC-UBND ngày 23/12/2020 của UBND xã Xuân Nha, thì các biện pháp, giải pháp về quản lý, bảo vệ rừng, ngăn chặn chặt phá rừng làm nương, quản lý lâm sản và phòng chống cháy rừng được thường xuyên tăng cường và đổi mới với nhiều hình thức; tình trạng vi phạm pháp luật trong lĩnh vực QLBVR được kiểm soát chặt chẽ, xử lý nghiêm minh, triệt để... Trong mùa khô năm 2019-2020, xã đã phối hợp với kiểm lâm địa bàn tuyên truyền 8 hội nghị tại 8 bản có rừng, có 1.100 người tham gia và ký cam kết bảo vệ rừng và PCCCR với trưởng bản. Trong năm 2020 chỉ có 4 vụ phá rừng trái phép (báo cáo không nêu rõ số liệu diện tích thiệt hại).

Tuy khẳng định không có chuyện khai thác gỗ nhưng khi chúng tôi đưa ra những bằng chứng thì ông Giới cho rằng: Nhìn hình ảnh này thì cũng chưa biết là của bản nào. Có thể là xã không phát hiện ra, không bắt được vụ nào nên chưa đưa vào báo cáo.

Trao đổi sự việc trên với Hạt Kiểm lâm huyện Vân Hồ, ông Đinh Văn Thuấn, Hạt trưởng, nói: Hạt sẽ kiểm tra, xác minh thông tin trên. Nếu phát hiện vi phạm, sẽ xử lý nghiêm các đối tượng phá rừng.

Còn ông Vũ Văn Dũng, Chánh văn phòng UBND huyện Vân Hồ, cho biết: Huyện sẽ chỉ đạo các cơ quan chuyên môn kiểm tra, xác minh thông tin phóng viên cung cấp. Quan điểm của huyện là nếu có vi phạm thì sẽ xử lý nghiêm minh.

Mặc dù lãnh đạo xã Xuân Nha và Trưởng bản Tưn khẳng định việc quản lý và bảo vệ rừng đang được thực hiện tốt, nhưng việc khai thác gỗ đã và đang diễn ra công khai như vậy thì không hề biết. Nếu như những thông tin về phá rừng được người dân cung cấp được xử lý triệt để và công tác bảo vệ rừng thực sự được triển khai nghiêm túc, thì rừng làm sao có thể bị phá.

Hiện nay, dư luận đang quan tâm có hay không việc làm ngơ để lâm tặc ngang nhiên khai thác gỗ ở bản Tưn? Ai sẽ chịu trách nhiệm trước tình trạng khai thác gỗ trong suốt thời gian qua. Đề nghị các cơ quan chức năng vào cuộc, xử lý nghiêm minh những đối tượng liên quan đến vụ việc trên để “máu” của rừng không còn chảy.

Một số hình ảnh tại hiện trường

 

BÌNH LUẬN

Bạn còn 500/500 ký tự

Bạn vui lòng nhập từ 5 ký tự trở lên !!!

Tin mới

  • 'Đồng bộ các giải pháp thúc đẩy tiêu thụ nông sản

    Đồng bộ các giải pháp thúc đẩy tiêu thụ nông sản

    Audio -
    Là vùng cây ăn quả lớn của tỉnh, huyện Yên Châu có trên 11.600 ha cây ăn quả các loại, trong đó hơn 9.000 ha xoài, mận hậu, nhãn đang chuẩn bị vào vụ thu hoạch. Đảm bảo các điều kiện tiêu thụ, huyện tích cực triển khai các phương án kết nối, tìm kiếm thị trường; đẩy mạnh hoạt động xúc tiến thương mại, quảng bá sản phẩm.
  • 'Khen thưởng tổ chức đảng và đảng viên thực chất, hiệu quả

    Khen thưởng tổ chức đảng và đảng viên thực chất, hiệu quả

    Audio -
    Đảng bộ tỉnh có 17 đảng bộ trực thuộc, 829 tổ chức cơ sở đảng, 3.890 chi bộ trực thuộc đảng ủy cơ sở, với tổng số 92.460 đảng viên. Những năm qua, Ban Thường vụ Tỉnh ủy đã tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo việc đánh giá, xếp loại và khen thưởng tổ chức đảng và đảng viên bảo đảm thực chất, hiệu quả, góp phần xây dựng tổ chức đảng trong sạch, vững mạnh.
  • 'Nơi đào tạo những tài năng thể thao

    Nơi đào tạo những tài năng thể thao

    Thể thao - Du lịch -
    Năm 2023, các VĐV của Sơn La đã góp mặt ở 34 giải đấu toàn quốc, khu vực và thế giới với giành 43 huy chương vàng, 28 huy chương bạc, 49 huy chương đồng. Con số này là những nỗ lực của tập thể Trung tâm Huấn luyện và Thi đấu TDTT - nơi đào tạo những tài năng trẻ thể thao của tỉnh.
  • 'Chuẩn bị tổ chức chương trình “Hành trình nhân đạo - Trao nhận yêu thương” năm 2024 tại tỉnh Sơn La

    Chuẩn bị tổ chức chương trình “Hành trình nhân đạo - Trao nhận yêu thương” năm 2024 tại tỉnh Sơn La

    Thời sự - Chính trị -
    Ngày 29/3, Đoàn công tác của Trung ương Hội Chữ thập đỏ Việt Nam, do đồng chí Nguyễn Hải Anh, Phó Chủ tịch kiêm Tổng Thư ký Trung ương Hội Chữ thập đỏ Việt Nam đã làm việc tại tỉnh Sơn La về phối hợp chỉ đạo, tổ chức chương trình “Hành trình nhân đạo - Trao nhận yêu thương” năm 2024.
  • 'Khát vọng và cống hiến

    Khát vọng và cống hiến

    QP - AN - ĐN -
    Những năm qua, các đoàn viên thanh niên, hội viên phụ nữ Công an Sơn La đã phát huy tinh thần xung kích, sáng tạo, tình nguyện, khắc phục mọi khó khăn, hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao. Trên mỗi trận tuyến, ở mỗi lĩnh vực công tác, những đoàn viên, thanh niên và những nữ chiến sĩ Công an Sơn La luôn năng động, sáng tạo, góp phần bảo vệ bình yên cho cuộc sống của nhân dân.
  • 'Nhân dân Suối Thín mong sớm hoàn thành tuyến đường bê tông về bản

    Nhân dân Suối Thín mong sớm hoàn thành tuyến đường bê tông về bản

    Xã hội -
    Cách trung tâm xã Chiềng Sơn, huyện Mộc Châu khoảng 8 km, từ nhiều năm nay, tuyến đường về bản Suối Thín vẫn còn hơn nửa là đường đất. Mặt đường bụi bặm khi trời nắng, lầy lội khi trời mưa. Bà con nơi đây mong muốn có được tuyến đường bê tông để đi lại bớt khó khăn, nhọc nhằn và trao đổi hàng hóa thuận lợi.
  • 'Nỗ lực nâng cao chất lượng dạy và học ở Sam Kha

    Nỗ lực nâng cao chất lượng dạy và học ở Sam Kha

    Khoa Giáo -
    Từ trung tâm huyện vượt hơn 40 km đường đèo, dốc quanh co, chúng tôi đến Trường PTDT bán trú tiểu học và THCS Sam Kha, huyện Sốp Cộp. Những năm qua, thầy và trò nhà trường luôn khắc phục khó khăn, nỗ lực nâng cao chất lượng dạy và học.
  • 'Nhịp sống mới ở Chiềng Pha

    Nhịp sống mới ở Chiềng Pha

    Xã hội -
    Là xã vùng 3 của huyện Thuận Châu, Chiềng Pha có lợi thế nằm dọc quốc lộ 6, những năm qua, cùng với chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi, xã đã đẩy mạnh phát triển tiểu thủ công nghiệp và dịch vụ, tạo việc làm, nâng cao đời sống nhân dân.
  • 'Đồng bộ các giải pháp thúc đẩy tiêu thụ nông sản

    Đồng bộ các giải pháp thúc đẩy tiêu thụ nông sản

    Kinh tế -
    Là vùng cây ăn quả lớn của tỉnh, huyện Yên Châu có trên 11.600 ha cây ăn quả các loại, trong đó hơn 9.000 ha xoài, mận hậu, nhãn đang chuẩn bị vào vụ thu hoạch. Đảm bảo các điều kiện tiêu thụ, huyện tích cực triển khai các phương án kết nối, tìm kiếm thị trường; đẩy mạnh hoạt động xúc tiến thương mại, quảng bá sản phẩm.