Quỳnh Nhai bảo tồn và phát huy những lễ hội đặc sắc

Quỳnh Nhai - vùng đất “sơn thủy hữu tình”, được ví như “Hạ Long” của vùng Tây Bắc. Nơi đây, còn là vùng đất lâu đời của cư dân vùng sông nước dọc đôi bờ sông Đà với nhiều nét văn hóa và lễ hội đặc sắc. Ngày nay, những giá trị ấy đang được bảo tồn và phát huy, đặc biệt là sau 5 năm thực hiện Chỉ thị số 41-CT/TW ngày 05/02/2015 của Ban Bí thư (khóa XI) về việc tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác quản lý và tổ chức lễ hội.

 

Tái hiện Lễ hội rượu cần của dân tộc Kháng tại huyện Quỳnh Nhai.

 

Sau khi tiếp thu Chỉ thị 41-CT/TW của Ban Bí thư, Ban Thường vụ huyện ủy đã tổ chức hội nghị quán triệt Chỉ thị đến cán bộ chủ chốt, các ban, ngành, MTTQ và các tổ chức chính trị xã hội huyện, đội ngũ báo cáo viên của huyện và chỉ đạo các đảng ủy trực thuộc, các ngành chức năng tổ chức triển khai nội dung Chỉ thị đến cán bộ, đảng viên, các tầng lớp nhân dân. Đồng thời, chỉ đạo công tác quản lý, tổ chức các lễ hội đảm bảo trang trọng, nhưng không lãng phí, giảm việc sử dụng ngân sách trong hoạt động tổ chức lễ hội, khuyến khích các cá nhân, tổ chức tham gia các hoạt động tổ chức lễ hội của địa phương. Đặc biệt, huyện đã triển khai thực hiện Chỉ thị 41 gắn với Nghị quyết Trung ương 5 (khóa VIII) về “Xây dựng nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc” và phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa”. Đồng thời, thống nhất công tác lãnh đạo, chỉ đạo của cấp ủy đối với công tác quản lý và tổ chức lễ hội, tổ chức các sự kiện văn hóa, thể thao kỷ niệm các ngày lễ lớn, lễ hội. Qua đó, bảo đảm công tác quản lý và tổ chức lễ hội của địa phương theo đúng quy định của pháp luật; thiết thực, hiệu quả, tiết kiệm; phù hợp với thuần phong mỹ tục, phát huy giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp của dân tộc, có ý nghĩa giáo dục cao; đáp ứng nhu cầu văn hóa, tinh thần lành mạnh của nhân dân. 

Đặc biệt, công tác bảo tồn phong tục tập quán, truyền thống tốt đẹp của các dân tộc được duy trì và phát triển, các lễ hội được quy hoạch cụ thể gắn với không gian, thời gian và địa điểm, như: Lễ hội gội đầu được tổ chức vào ngày 30 tháng Chạp hằng năm, nhằm tưởng nhớ vị tướng Nàng Han của dân tộc Thái, dũng cảm đứng lên bảo vệ bản mường, đồng thời là dịp cầu cho muôn dân được an cư lạc nghiệp, xua đi những điều không may mắn của năm cũ, chuẩn bị đón một năm mới nhiều vui vẻ hạnh phúc. Lễ hội đua thuyền truyền thống, tuần văn hóa, thể thao và du lịch huyện Quỳnh Nhai gắn với mùa lễ hội ngay sau tết Nguyên đán hằng năm; các lễ hội khác trong cộng đồng các dân tộc trên địa bàn huyện cũng gắn với các sự kiện trọng đại của đất nước, địa phương và truyền thống của từng dân tộc. Năm 2019, huyện Quỳnh Nhai vinh dự được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch công nhận lễ hội Xên Pang A của dân tộc La Ha vào danh mục di sản văn hóa phi vật thể quốc gia; năm 2020, nghi lễ gội đầu (lung ta) của người Thái trắng Quỳnh Nhai được công nhận là di sản văn hóa phi vật thể quốc gia; huyện đang tiếp tục lập hồ sơ khoa học đối với Lễ Kin Pang Then của người Thái trắng... Cùng với đó, đến với Quỳnh Nhai du khách còn được thưởng thức ẩm thực phong phú của người Thái trắng với món khẩu lam, khẩu hang, pa pỉnh tộp, pa dảng, gà mọ... Được hòa mình trong vòng xòe, say mê trong tiếng đàn tính tẩu, sống trong sự gần gũi, thân thiện giàu lòng mến khách của tình người nơi đây, tạo những ấn tượng không thể quên mỗi dịp đến vùng sông nước. Đây cũng là lý do ngày càng nhiều du khách đến vùng đất này để tham quan, trải nghiệm.

Để bảo tồn, phát huy các di sản văn hóa phi vật thể, truyền thống tốt đẹp của các dân tộc trên địa bàn, huyện Quỳnh Nhai đang đề nghị phát triển các lễ hội đặc sắc của địa phương và xem xét có thể phát triển thành lễ hội cấp tỉnh, lễ hội cấp quốc gia; hỗ trợ chính sách phát triển với các lễ hội đặc sắc có nguy cơ mai một trong cộng đồng các dân tộc. Có chính sách khuyến khích các nghệ nhân, người nắm giữ thực hành các nghi thức của lễ hội trong cộng đồng các dân tộc phát huy và phổ biến ra cộng đồng.

Việt Anh
BÌNH LUẬN

Bạn còn 500/500 ký tự

Bạn vui lòng nhập từ 5 ký tự trở lên !!!

Tin mới

  • 'Đồng bộ các giải pháp thúc đẩy tiêu thụ nông sản

    Đồng bộ các giải pháp thúc đẩy tiêu thụ nông sản

    Audio -
    Là vùng cây ăn quả lớn của tỉnh, huyện Yên Châu có trên 11.600 ha cây ăn quả các loại, trong đó hơn 9.000 ha xoài, mận hậu, nhãn đang chuẩn bị vào vụ thu hoạch. Đảm bảo các điều kiện tiêu thụ, huyện tích cực triển khai các phương án kết nối, tìm kiếm thị trường; đẩy mạnh hoạt động xúc tiến thương mại, quảng bá sản phẩm.
  • 'Khen thưởng tổ chức đảng và đảng viên thực chất, hiệu quả

    Khen thưởng tổ chức đảng và đảng viên thực chất, hiệu quả

    Audio -
    Đảng bộ tỉnh có 17 đảng bộ trực thuộc, 829 tổ chức cơ sở đảng, 3.890 chi bộ trực thuộc đảng ủy cơ sở, với tổng số 92.460 đảng viên. Những năm qua, Ban Thường vụ Tỉnh ủy đã tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo việc đánh giá, xếp loại và khen thưởng tổ chức đảng và đảng viên bảo đảm thực chất, hiệu quả, góp phần xây dựng tổ chức đảng trong sạch, vững mạnh.
  • 'Nơi đào tạo những tài năng thể thao

    Nơi đào tạo những tài năng thể thao

    Thể thao - Du lịch -
    Năm 2023, các VĐV của Sơn La đã góp mặt ở 34 giải đấu toàn quốc, khu vực và thế giới với giành 43 huy chương vàng, 28 huy chương bạc, 49 huy chương đồng. Con số này là những nỗ lực của tập thể Trung tâm Huấn luyện và Thi đấu TDTT - nơi đào tạo những tài năng trẻ thể thao của tỉnh.
  • 'Chuẩn bị tổ chức chương trình “Hành trình nhân đạo - Trao nhận yêu thương” năm 2024 tại tỉnh Sơn La

    Chuẩn bị tổ chức chương trình “Hành trình nhân đạo - Trao nhận yêu thương” năm 2024 tại tỉnh Sơn La

    Thời sự - Chính trị -
    Ngày 29/3, Đoàn công tác của Trung ương Hội Chữ thập đỏ Việt Nam, do đồng chí Nguyễn Hải Anh, Phó Chủ tịch kiêm Tổng Thư ký Trung ương Hội Chữ thập đỏ Việt Nam đã làm việc tại tỉnh Sơn La về phối hợp chỉ đạo, tổ chức chương trình “Hành trình nhân đạo - Trao nhận yêu thương” năm 2024.
  • 'Khát vọng và cống hiến

    Khát vọng và cống hiến

    QP - AN - ĐN -
    Những năm qua, các đoàn viên thanh niên, hội viên phụ nữ Công an Sơn La đã phát huy tinh thần xung kích, sáng tạo, tình nguyện, khắc phục mọi khó khăn, hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao. Trên mỗi trận tuyến, ở mỗi lĩnh vực công tác, những đoàn viên, thanh niên và những nữ chiến sĩ Công an Sơn La luôn năng động, sáng tạo, góp phần bảo vệ bình yên cho cuộc sống của nhân dân.
  • 'Nhân dân Suối Thín mong sớm hoàn thành tuyến đường bê tông về bản

    Nhân dân Suối Thín mong sớm hoàn thành tuyến đường bê tông về bản

    Xã hội -
    Cách trung tâm xã Chiềng Sơn, huyện Mộc Châu khoảng 8 km, từ nhiều năm nay, tuyến đường về bản Suối Thín vẫn còn hơn nửa là đường đất. Mặt đường bụi bặm khi trời nắng, lầy lội khi trời mưa. Bà con nơi đây mong muốn có được tuyến đường bê tông để đi lại bớt khó khăn, nhọc nhằn và trao đổi hàng hóa thuận lợi.
  • 'Nỗ lực nâng cao chất lượng dạy và học ở Sam Kha

    Nỗ lực nâng cao chất lượng dạy và học ở Sam Kha

    Khoa Giáo -
    Từ trung tâm huyện vượt hơn 40 km đường đèo, dốc quanh co, chúng tôi đến Trường PTDT bán trú tiểu học và THCS Sam Kha, huyện Sốp Cộp. Những năm qua, thầy và trò nhà trường luôn khắc phục khó khăn, nỗ lực nâng cao chất lượng dạy và học.
  • 'Nhịp sống mới ở Chiềng Pha

    Nhịp sống mới ở Chiềng Pha

    Xã hội -
    Là xã vùng 3 của huyện Thuận Châu, Chiềng Pha có lợi thế nằm dọc quốc lộ 6, những năm qua, cùng với chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi, xã đã đẩy mạnh phát triển tiểu thủ công nghiệp và dịch vụ, tạo việc làm, nâng cao đời sống nhân dân.
  • 'Đồng bộ các giải pháp thúc đẩy tiêu thụ nông sản

    Đồng bộ các giải pháp thúc đẩy tiêu thụ nông sản

    Kinh tế -
    Là vùng cây ăn quả lớn của tỉnh, huyện Yên Châu có trên 11.600 ha cây ăn quả các loại, trong đó hơn 9.000 ha xoài, mận hậu, nhãn đang chuẩn bị vào vụ thu hoạch. Đảm bảo các điều kiện tiêu thụ, huyện tích cực triển khai các phương án kết nối, tìm kiếm thị trường; đẩy mạnh hoạt động xúc tiến thương mại, quảng bá sản phẩm.