Quan tâm hỗ trợ các nhóm dân tộc rất ít người

Nội dung: Rơ Măm là một trong 5 dân tộc có số dân dưới 1.000 người, sinh sống chủ yếu ở làng Le, xã Mô Rai (Sa Thầy, Kon Tum). Những năm trước đây đời sống kinh tế, văn hoá, xã hội của dân tộc Rơ Măm và đồng bào các dân tộc trên địa bàn xã Mô Rai nói chung gặp rất nhiều khó khăn. Được sự quan tâm của Đảng, Nhà nước, nhiều chính sách đầu tư hỗ trợ cho các DTTS nhưng ít hiệu quả, trong đó nổi bật là Đề án hỗ trợ phát triển kinh tế - xã hội các dân tộc thiểu số rất ít người, góp phần cải thiện và nâng cao đời sống của đồng bào dân tộc Rơ Măm trên mọi khía cạnh, lĩnh vực.

Radio tiếng Thái:

 

 

Radio tiếng Mông:

 

Chiều nay trên con đường về làng Le, A Khải vừa lái chiếc xe máy mới tinh, vừa hát một điệu dân ca Rơ Măm rất vui vẻ. Bỗng đằng trước có bóng người, A Khải phanh gấp.

Cô giáo: Ôi, cái anh này, đi từ từ thôi nào, suýt đâm vào tôi rồi.

A Khải: Ồ tôi xin lỗi, tôi không cố ý

Cô giáo: Thôi không ai bị gì là tốt rồi, sau đi cẩn thận nhé,  anh đi tiếp đi.

A Khải: Tôi về nhá, cảm ơn cô giáo. À mà...hay cô giáo lên đây, tôi đèo về làng luôn. Đường còn xa lắm.

Cô giáo: Vâng, nếu anh không phiền. Cảm ơn anh!

Cô giáo trẻ ngồi lên xe của A Khải, trên đường đi hai người liên tục nói chuyện rôm rả.

Cô giáo: Anh A Khải này, tôi nghe nói trước đây dân tộc anh ít người lắm đúng không?

A Khải: Vâng, đúng rồi, nghe ông tôi kể là, mấy chục năm trước người Rơ Măm chúng tôi chỉ có chưa đầy 200 người, cuộc sống khó khăn lắm. Nhiều người chỉ mặc khố làm bằng sợi của vỏ cây loong ptô; chỉ biết chặt, đốt, chọc, tỉa, còn phương thức canh tác chủ yếu chỉ là “săn, bắt, hái, lượm” để duy trì cuộc sống. Khổ lắm cô ạ.

Cô giáo: Vậy sao? Tôi thấy cuộc sống bây giờ cũng tốt lắm mà. Tôi thấy nhiều nhà trong bản mình còn có cả xe ô tô, xe tải nữa.

A Khải: Thì cũng mới gần đây, đời sống trong làng tôi mới khá hẳn đấy. Cũng là nhờ ơn Đảng, ơn chính phủ giúp đỡ cho người Rơ Măm, các cán bộ nói chúng tôi là không du canh du cư đốt rừng làm nương rẫy nữa. Nhà nước còn hỗ trợ tặng bà con cây giống, con giống, phân bón, hướng dẫn kỹ thuật, cách làm đất, tu sửa kênh mương, khai hoang, phục hóa ruộng lúa nước, bao tiêu một số sản phẩm... giúp đồng bào Rơ Măm đuổi cái đói ra khỏi làng, hiện giờ trong làng còn ít người nghèo lắm. Nhờ lứa lợn tôi mới mua được chiếc xe này.

Cô giáo: Chúc mừng anh, mà tôi thấy giờ trong làng dân số tăng lên đáng kể anh nhỉ? 

A Khải: Vâng, đúng rồi, giờ làng tôi sắp được 1.000 người rồi đấy. Với lại có nhiều lễ hội xưa không ai biết, giờ được các già làng dạy lại cho con cháu tổ chức rồi. Đấy, sắp đến đầu làng cô giáo có nghe tiếng cồng chiêng không?

( Tiếng cồng chiêng )

Cô giáo: Đúng rồi, tiếng cồng chiêng từ nhà cộng đồng thì phải.

A Khải: Vâng đấy là đội cồng chiêng của làng đang tập luyện. Đội A Thái, A Chấp, A Thu được ông A Dỏi dạy đánh để chuẩn bị đón Tết cổ truyền dân tộc đấy ạ. 

Cô giáo: Thế ạ, tôi cũng mê cồng chiêng lắm, hay lúc nào anh A Khải dạy tôi nhé.

A Khải: Tôi cũng ở trong đội nhưng đánh còn chưa bằng các anh ấy, nhưng mà lúc nào cô giáo qua nhà rông thì tôi chỉ cô giáo rồi cùng tập nhé. Sắp tới, già A Dỏi còn bảo sẽ phục dựng hết các lễ hội, như là: lễ chọc tỉa, cúng mừng lúa lên đòng, cúng lúa mới, lễ bỏ mả... Cô giáo mà tham gia đội lễ cùng chúng tôi thì vui lắm, Có đội Y Loan này, Y Hoa này cũng đang tập múa đấy, cô có thể tham gia cùng.

Cô giáo: Ui thế thì còn gì bằng ạ. Mà nhà tôi đây rồi, anh cho tôi dừng ở đây. Cảm ơn anh đã cho đi nhờ xe ạ.

A Khải: Có gì đâu cô giáo, tôi mới phải cảm ơn cô giáo ấy chứ, cô giáo đến làng tôi giúp lũ trẻ đi học, mọi người ai cũng mừng. Thôi, cô giáo về nhé, nhớ hôm nào qua nhà rông tập múa đấy cô nhé.

Cô giáo: Vâng , chào anh A Khải.

Nhìn  theo bóng cô giáo thoáng đi vào sau những rặng cây, A Khải hơi mỉm cười một mình. Nắng rải nhẹ trên những mái nhà rông cao vút, tiếng cồng chiêng như xa thẳm đâu đây, A Khải thấy lòng mình vui hơn cả lúc mua được chiếc xe máy mới.

BÌNH LUẬN

Bạn còn 500/500 ký tự

Bạn vui lòng nhập từ 5 ký tự trở lên !!!

Tin mới