Quản lý sản xuất, kinh doanh rượu thủ công

Lâu nay, rượu tự nấu theo phương pháp thủ công vẫn được nhiều người tiêu dùng ưa chuộng. Song, vấn đề quản lý an toàn vệ sinh thực phẩm và kiểm soát quy trình sản xuất, vận chuyển, lưu thông trên thị trường của loại rượu này đang là vấn đề đáng bàn. Bởi đa phần là những cơ sở nấu rượu tự phát, nhỏ lẻ, chưa có giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh.

Để tìm hiểu về hoạt động sản xuất, kinh doanh rượu thủ công, chúng tôi đã gặp ông T. V. S, xã Chiềng Ngần (Thành phố), là người có thâm niên hơn chục năm nấu rượu theo phương pháp thủ công. Đều đặn mỗi tháng, gia đình ông sản xuất khoảng 300 lít rượu nếp, chủ yếu bán lẻ cho người dân trong bản, trong xã, với giá 20 nghìn đồng/lít. Theo kinh nghiệm của ông S: Nấu rượu thủ công truyền thống ngoài nguyên liệu đầu vào đảm bảo và tuân thủ quy trình nấu, thì quan trọng nhất là sử dụng loại men để ủ. Trước đây, bà con thường dùng men lá tự làm, nay thay bằng các loại men bột bán trên thị trường. Loại men này chỉ cần ủ với cơm từ 7 - 10 ngày là có thể đem chưng cất, dù mùa đông hay mùa hè đều không ảnh hưởng đến quá trình ủ men và chất lượng rượu. Tuy nhiên, việc lạm dụng các loại men này ảnh hưởng đến chất lượng rượu, khiến rượu bị đắng, có mùi hắc, uống nhiều sẽ gây đau đầu.

Một cơ sở nấu rượu thủ công ở Thành phố

 

Chúng tôi tiếp tục đến khu nấu rượu của gia đình ông V. V. H, xã Chiềng Xôm (Thành phố). Nhà ông H sử dụng chiếc nồi chưng cất lớn, nồi nấu cơm khá đồ sộ, một dãy thùng ủ cơm rượu, song những chiếc nắp đậy bụi bẩn bám đen kịt... Hơn 20 năm nấu rượu thủ công, ông và nhiều người trong bản đều khẳng định, rượu nấu rất an toàn, uống “êm” và không đau đầu. Nhưng từ trước đến nay, ông chưa để ý đến điều kiện vệ sinh dụng cụ sản xuất, nơi ủ rượu, điều kiện môi trường xung quanh, mà chỉ nghĩ chất lượng gạo nấu và men ủ đảm bảo. Rượu sau khi chưng cất, gia đình dùng nhiệt kế đo nồng độ rượu rồi xuất bán, chứ chưa gửi mẫu để cơ quan chức năng đánh giá chất lượng. 

Người dân nấu rượu thủ công 

“Rượu nhà nấu, yên tâm đi! Nhiều người mua lắm, gia đình cô nấu mỗi tháng cả nghìn lít xuất bán trong huyện và cả Hà Nội, không có ai bị sao và cũng chưa có ai phàn nàn về chất lượng rượu” - đó là lời mời chào của bà L. T. T, hộ nấu rượu thủ công đã 8 năm tại xã Mường Bú (Mường La). Chia sẻ với chúng tôi từ kinh nghiệm chọn gạo, nấu cơm ở độ dẻo, thời gian ủ men, đem ngâm, điều chỉnh ngọn lửa khi nấu để rượu sau chưng cất có màu trong suốt, tinh khiết, thơm hương nếp và uống êm, bà T nói: Dù chưa có ai đến kiểm tra việc nấu rượu, nhưng muốn làm ăn lâu dài thì phải nấu rượu đàng hoàng, đảm bảo chất lượng, có uy tín. Người ta uống cũng như mình uống.

Tiếp xúc với những hộ gia đình nấu rượu thủ công này, điều khiến chúng tôi băn khoăn là họ chỉ nấu theo kinh nghiệm, chất lượng đánh giá thông qua truyền miệng là “ngon”. Phần lớn các hộ này đều sản xuất quy mô nhỏ, không đăng ký với chính quyền, nên việc quản lý rất khó khăn; chưa đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm, bởi hầu hết các hộ đều chưng cất thủ công dựa trên kinh nghiệm; tỷ lệ được tập huấn kiến thức rất thấp. Khu vực chưng cất rượu phần lớn là diện tích tận dụng chung với sinh hoạt gia đình, không phù hợp với sản lượng sản xuất. Điều kiện trang thiết bị, dụng cụ không bảo đảm yêu cầu vệ sinh an toàn thực phẩm; chủ yếu dùng nồi nhôm và hợp kim nấu rượu; dụng cụ ủ cơm cho lên men là thùng nhựa; thiết bị thu hồi rượu đa số sử dụng ống cao su hoặc ống nhựa; nguyên liệu đầu vào và các loại men hầu hết mua sẵn trên thị trường...

 

Hơi rượu được chưng cất thông qua ống nhựa nối với ống đồng ngâm trực tiếp trong bể nước

Thực trạng nấu rượu thủ công diễn ra khá phổ biến, ít được kiểm soát, chính là kẽ hở trong quản lý. Theo thông tin từ Phòng Quản lý Công nghiệp (Sở Công Thương), đơn vị chỉ thực hiện chức năng quản lý Nhà nước đối với các cơ sở sản xuất rượu được cấp giấy phép hoạt động và có quy mô sản xuất 3.000.000 lít rượu/năm, còn đối với các cơ sở sản xuất, kinh doanh rượu thủ công quy mô nhỏ được phân cấp cho địa phương quản lý và cấp giấy phép sản xuất. Thủ tục, giấy tờ liên quan đến nhiều cơ quan chức năng, trong khi đa phần các cơ sở có quy mô nhỏ, lại sản xuất không thường xuyên, người dân mất một khoản chi phí để hoàn thiện các thủ tục, nên nhiều hộ đã... bỏ qua việc làm thủ tục.

Theo báo cáo của Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm tỉnh, từ năm 2015 đến nay, trên địa bàn tỉnh có 5 vụ ngộ độc rượu, với 18 trường hợp tại các huyện: Thuận Châu, Mộc Châu, Yên Châu, Thành phố, nguyên nhân là do sử dụng rượu không rõ nguồn gốc, rượu ngâm cây rừng... (trong đó 1 trường hợp tử vong). Theo các bác sỹ chuyên khoa, những trường hợp ngộ độc rượu là do uống rượu giả - rượu có chứa methanol, ethylene glycol; uống rượu ngâm với thảo mộc (lá, rễ, hạt cây...), động vật (mật, phủ tạng, bộ phận khác...) có chứa độc tố, dẫn đến hậu quả nhiễm độc nhất thời, với biểu hiện ở mức độ khác nhau, nhẹ thì không kiềm chế được cảm xúc, đi đứng xiêu vẹo, dễ tức giận, nổi nóng; nặng có biểu hiện nôn nhiều, vã mồ hôi, hôn mê, mạch nhanh, thở nông, hạ huyết áp, có thể dẫn đến tử vong nếu không được cấp cứu kịp thời.

Rượu sau khi chưng cất thường được người dân chứa vào can nhựa.

Để bảo đảm an toàn thực phẩm và hạn chế thấp nhất ngộ độc rượu xảy ra, thiết nghĩ các cơ quan chức năng, chính quyền các địa phương đẩy mạnh việc tuyên truyền Nghị định số 15/2018/NĐ-CP và Nghị định số 105/2017/NĐ-CP tới các đối tượng sản xuất, kinh doanh rượu thủ công; rà soát, giám sát chặt chẽ các tổ chức, cá nhân sản xuất kinh doanh rượu; hướng dẫn chi tiết các thủ tục hành chính cần thiết để cấp giấy phép sản xuất, kinh doanh. Đồng thời, tập huấn kiến thức an toàn vệ sinh thực phẩm cho chủ cơ sở sản xuất, kinh doanh. Khuyến cáo người dân không uống quá 30ml rượu/người/ngày; không uống rượu pha chế, rượu ngâm với lá, rễ cây độc, phủ tạng động vật không rõ ràng độc tính hay rượu ngâm theo kinh nghiệm cá nhân; không uống rượu khi đang đói, mệt và khi đang điều trị bệnh...

Điều 4, Điều 5 của Nghị định số 15/2018/NĐ-CP quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật An toàn thực phẩm, thì các tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh thực phẩm phải thực hiện tự công bố sản phẩm. Hồ sơ tự công bố bắt buộc có phiếu kết quả kiểm nghiệm an toàn thực phẩm của sản phẩm được cấp bởi phòng kiểm nghiệm được công nhận phù hợp ISO 17025. Đơn vị có đủ thẩm quyền kiểm nghiệm mẫu rượu tại tỉnh ta là Trung tâm kiểm nghiệm Thuốc, Mỹ phẩm, Thực phẩm tỉnh. Bên cạnh bản tự công bố, các hộ gia đình còn phải có Giấy đăng ký kinh doanh; mẫu khẳng định chất lượng rượu; giấy khám sức khỏe; giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm... (Theo Nghị định số 105/2017/NĐ-CP ngày 14/9/2017 của Chính phủ quy định về kinh doanh rượu, gồm: Hoạt động sản xuất, nhập khẩu, phân phối, bán buôn, bán lẻ rượu; hoạt động bán rượu tiêu dùng tại chỗ) để hoàn thiện thủ tục xin cấp Giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh. 

 

Lò Thái
BÌNH LUẬN

Bạn còn 500/500 ký tự

Bạn vui lòng nhập từ 5 ký tự trở lên !!!

Tin mới

  • 'Bảo vệ biên giới từ sớm, từ xa: Bài 1. Bức tường thành vững chắc

    Bảo vệ biên giới từ sớm, từ xa: Bài 1. Bức tường thành vững chắc

    Phóng sự -
    Phát huy sức mạnh tổng hợp của cả hệ thống chính trị, vai trò nòng cốt, chuyên trách của lực lượng Bộ đội Biên phòng, cùng sự tham gia tích cực của nhân dân, những năm qua, khu vực biên giới của tỉnh ta luôn được giữ vững, ổn định, tạo nên bức tường thành vững chắc, bảo vệ và xây dựng tuyến biên giới Việt Nam - Lào hoà bình, hữu nghị, hợp tác và phát triển.
  • 'Thủ tướng Phạm Minh Chính gặp mặt đoàn đại biểu các già làng, trưởng bản, nghệ nhân, người có uy tín tiêu biểu

    Thủ tướng Phạm Minh Chính gặp mặt đoàn đại biểu các già làng, trưởng bản, nghệ nhân, người có uy tín tiêu biểu

    Thời sự - Chính trị -
    Hướng tới kỷ niệm 49 năm Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30-4-1975/30-4-2024), 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7-5-1954/7-5-2024) và nhân Ngày Văn hóa các dân tộc Việt Nam, chiều 19-4, tại trụ sở Chính phủ, thay mặt lãnh đạo Đảng, Nhà nước, Thủ tướng Phạm Minh Chính gặp mặt đoàn đại biểu các già làng, trưởng bản, nghệ nhân, người có uy tín tiêu biểu.
  • 'Huấn luyện nghiệp vụ PCCC và CNCH tại BHXH tỉnh

    Huấn luyện nghiệp vụ PCCC và CNCH tại BHXH tỉnh

    Alo 114 -
    Ngày 19/4, BHXH tỉnh Sơn La và Công ty cổ phần kỹ thuật Seen đã phối hợp với Phòng Cảnh sát PCCC và CNCH, Công an tỉnh Sơn La, tổ chức huấn luyện nghiệp vụ PCCC và CNCH cho 35 thành viên Đội PCCC và CNCH cơ quan BHXH tỉnh Sơn La và công nhân Nhà máy xử lý nước thải thành phố Sơn La.
  • 'Báo Nhân Dân ra mắt MV Kenny G "Going Home" quảng bá du lịch Việt Nam

    Báo Nhân Dân ra mắt MV Kenny G "Going Home" quảng bá du lịch Việt Nam

    Văn hoá - Xã hội -
    Chiều 19/4, Báo Nhân Dân phối hợp IB Group Việt Nam tổ chức ra mắt MV “Going Home” - một sản phẩm âm nhạc đặc biệt quảng bá du lịch Việt Nam. Trong MV, nghệ sĩ Kenny G trình diễn ca khúc Going Home tại các địa danh nổi tiếng của Thủ đô Hà Nội như Hồ Gươm, Hoàng Thành Thăng Long, Văn Miếu - Quốc Tử Giám, cầu Long Biên.
  • 'Thăm, tặng quà các chiến sĩ Điện Biên, thanh niên xung phong trên địa bàn Thành phố

    Thăm, tặng quà các chiến sĩ Điện Biên, thanh niên xung phong trên địa bàn Thành phố

    Văn hoá - Xã hội -
    Hướng tới Kỷ niệm 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954 - 7/5/2024), ngày 19/4, Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh đã thăm và chuyển trao quà tặng của Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính; Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam; Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh Điện Biên và Tỉnh ủy, HĐND, UBND, Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh Sơn La cho 11 chiến sĩ Điện Biên, thanh niên xung phong trực tiếp tham gia Chiến dịch Điên Biên Phủ, đang sinh sống trên địa bàn thành phố Sơn La.
  • 'Sông Mã tập trung phòng chống hạn cho cây trồng

    Sông Mã tập trung phòng chống hạn cho cây trồng

    Kinh tế -
    Thời gian qua, trên địa bàn huyện Sông Mã đã xảy ra nắng nóng kéo dài, ít mưa nên lượng nước tại các công trình hồ chứa, sông, suối, đập giảm mạnh. Qua thống kê, có hơn 88 ha lúa vụ xuân có khả năng bị hạn. UBND huyện đã chỉ đạo các xã, thị trấn, cơ quan, đơn vị tập trung triển khai các biện pháp phòng, chống hạn hán, thiếu nước trên địa bàn.
  • 'Thuận Châu phát triển cây ăn quả

    Thuận Châu phát triển cây ăn quả

    Kinh tế -
    Thực hiện chủ trương của tỉnh về phát triển cây ăn quả trên đất dốc, huyện Thuận Châu đã tuyên truyền, vận động nhân dân đưa cây ăn quả vào trồng ở những diện tích cây nông nghiệp kém hiệu quả. Nhiều mô hình trồng cây ăn quả đã cho thu hoạch đạt hiệu quả cao và đang được nhân rộng, góp phần nâng cao đời sống nhân dân.
  • 'Vân Hồ diễn tập ứng phó cháy rừng và tìm kiếm cứu nạn năm 2024

    Vân Hồ diễn tập ứng phó cháy rừng và tìm kiếm cứu nạn năm 2024

    Thời sự - Chính trị -
    Ngày 19/4, huyện Vân Hồ đã tổ chức Diễn tập ứng phó cháy rừng và tìm kiếm cứu nạn năm 2024. Dự diễn tập có các đồng chí: Đại tá Tô Quang Hanh, Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Chỉ huy trưởng Bộ Chỉ huy quân sự tỉnh; Nguyễn Thành Công, Phó Chủ tịch UBND tỉnh; thành viên Ban chỉ đạo phòng, chống cháy rừng, tìm kiếm cứu nạn (PCCCR-TKCN); lãnh đạo một số ban, ngành, Hạt Kiểm lâm các huyện, thành phố của tỉnh.
  • 'Tập huấn bồi dưỡng nghiệp vụ cho cán bộ hội người cao tuổi cơ sở

    Tập huấn bồi dưỡng nghiệp vụ cho cán bộ hội người cao tuổi cơ sở

    Huyện Mộc Châu -
    Trong 6 ngày (từ 14 đến 19/4), Trung tâm Chính trị huyện Mộc Châu đã phối hợp với Thường trực Ban đại diện Hội Người cao tuổi huyện tổ chức 4 lớp tập huấn bồi dưỡng kiến thức, nghiệp vụ 242 cán bộ hội người cao tuổi xã, bản và chủ nhiệm, phó chủ nhiệm, thành viên câu lạc bộ liên thế hệ tự giúp nhau của 4 xã Tà Lại, Hua Păng, Quy Hướng, Nà Mường.
  • 'Bảo tàng Chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ - Địa chỉ đỏ giáo dục truyền thống

    Bảo tàng Chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ - Địa chỉ đỏ giáo dục truyền thống

    Emagazine -
    Bảo tàng Chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ, công trình văn hóa có kiến trúc độc đáo, không gian sống động, ghi dấu về chiến thắng "Lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu" năm xưa, với nhiều tư liệu, hiện vật, hình ảnh trưng bày phong phú. Càng gần đến Ngày kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ, lượng khách tham quan Bảo tàng ngày càng tăng.
  • 'Triển lãm, trưng bày, giới thiệu sách hưởng ứng Ngày sách và Văn hóa đọc Việt Nam năm 2024

    Triển lãm, trưng bày, giới thiệu sách hưởng ứng Ngày sách và Văn hóa đọc Việt Nam năm 2024

    Văn hoá - Xã hội -
    Hưởng ứng Ngày Sách và Văn hóa đọc Việt Nam năm 2024, Sở Thông tin và Truyền thông đã tổ chức triển lãm, trưng bày, giới thiệu sách với các nội dung, chủ đề, lĩnh vực phù hợp với mọi đối tượng, tầng lớp nhân dân, thu hút sự quan tâm, tham gia của nhiều đơn vị và bạn đọc.