Phòng, chống dịch bệnh COVID-19 trên tuyến biên giới

Sơn La có hơn 270 km đường biên giới giáp với hai tỉnh Hủa Phăn và Luông Pha Băng, nước CHDCND Lào; có 2 cửa khẩu chính là cửa khẩu Lóng Sập (Mộc Châu), cửa khẩu Chiềng Khương (Sông Mã); 2 cửa khẩu phụ, gồm: Cửa khẩu Nà Cài (Yên Châu); cửa khẩu Nậm Lạnh (Sốp Cộp) và hàng chục lối mở. Để kiểm soát ngăn chặn dịch COVID-19 lây lan từ khu vực biên giới, lực lượng biên phòng tỉnh đã và đang ngày đêm bám trụ, kiểm soát chặt chẽ từng đường mòn, lối mở; tập trung phòng chống dịch nơi tuyến đầu biên giới.

 

 

Lãnh đạo Đồn Biên phòng Nậm Lạnh chỉ đạo, quán triệt cán bộ, chiến sĩ trực tại chốt mốc 163.

 

“Chống dịch như chống giặc”

 

Đến Đồn Biên phòng cửa khẩu Chiềng Khương (Sông Mã) những ngày này, chúng tôi chứng kiến các cán bộ, chiến sỹ kiểm soát chặt chẽ từng đường mòn, lối mở, với phương châm “Chống dịch như chống giặc”. Trung tá Hoàng Văn Giáp, Chính trị viên Đồn Biên phòng cửa khẩu Chiềng Khương, chia sẻ: Thực hiện các biện pháp phòng chống dịch bệnh COVID-19 trên khu vực biên giới, đơn vị đã chỉ đạo các bộ phận tuyên truyền cho cán bộ, chiến sĩ, gia đình, người thân và nhân dân trên địa bàn hiểu về cách phòng chống dịch. Nắm chắc số lượng người nước ngoài đến du lịch và tạm trú trên địa bàn để báo cáo, tham mưu cho Bộ Chỉ huy BĐBP tỉnh và chính quyền địa phương kịp thời xử lý khi có tình huống xảy ra. Ngoài trạm kiểm soát cửa khẩu, hiện đơn vị đang duy trì 2 chốt cố định thường trực 24/24 giờ tại một số đường mòn; cử 3 tổ tuần tra thường xuyên tại các đường mòn, lối mở, khu vực đường biên giới đơn vị quản lý. Các công dân Việt Nam đi làm ăn ở Lào, khi trở về sẽ được tổ chức cách ly theo đúng quy định. Đến nay, đơn vị đã làm thủ tục nhập cảnh và tham mưu cho Ban Chỉ đạo phòng chống dịch của huyện Sông Mã đưa 87 người đi cách ly theo đúng quy định. Phối hợp với các cấp, các ngành địa phương làm tốt công tác phòng, chống dịch COVID-19; tổ chức tuyên truyền cho 3.000 lượt người nghe; phối hợp với Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh kiểm tra đo thân nhiệt cho 3.676 lượt người qua lại cửa khẩu; phun thuốc khử trùng 111 ô tô, 15 lần tại khu vực đơn vị; phát hơn 700 khẩu trang y tế cùng 2.514 tờ rơi...

 

Đồn Biên phòng Mường Lạn (Sốp Cộp) quản lý hơn 50 km đường biên giới, dài nhất so với các đồn biên phòng khác trong tỉnh nên rất khó khăn trong việc tuần tra, kiểm soát tại các đường mòn, lối mở. Hiện, Đồn đã cho dựng 2 lán kiểm soát tại 2 trạm ở bản Pu Hao và Nà Vạc, nơi có 2 tuyến đường để sang nước bạn Lào. Trung tá Nguyễn Tiến Hiếu, Đồn trưởng Đồn Mường Lạn, cho biết: Các lán kiểm soát đều có các phó trưởng đồn trực tiếp chỉ đạo trực 24/24 giờ; khi phát hiện bà con xuất nhập cảnh, thăm thân thì tuyên truyền phòng chống dịch bệnh COVID- 19, tiến hành đo thân nhiệt, khai báo y tế. Đồn cũng cử 3 tổ tuần tra phối hợp với lực lượng dân quân xã thường xuyên đi tuần tra từ cột mốc 174-187... 

 

Trước diễn biến phức tạp của dịch bệnh COVID- 19, Đồn Biên phòng Nậm Lạnh cũng thường xuyên duy trì các tổ tuần tra gồm cả cán bộ, chiến sĩ và dân quân nắm tình hình, kiểm soát tại các khu vực mốc từ 162-167. Ngoài ra, đơn vị còn phối hợp với Trung tâm Y tế huyện thành lập 2 tổ kiểm dịch, phòng chống dịch bệnh tại Trạm cửa khẩu phụ Nậm Lạnh và Trạm kiểm soát Huổi Dương, xây dựng 1 nhà bạt kiểm dịch y tế, 1 phòng cách ly tại đơn vị... Hằng ngày, các cán bộ, chiến sĩ đều đi bộ băng rừng, vượt suối, kiểm soát các đường mòn, lối mở. Bữa trưa của các anh chỉ với cơm nắm, lương khô, mắc võng nghỉ tạm giữa rừng. Đại úy Lò Văn Loan, Trưởng chốt tại khu vực 163, chia sẻ: Tại lán trại, cán bộ, chiến sĩ và dân quân thay nhau trực cả ngày lẫn đêm. Trong rừng hoang vu nên thường có nhiều rắn, rết; không có nước sinh hoạt, chúng tôi phải thay phiên nhau về Trạm cửa khẩu phụ Nậm Lạnh để chở nước lên dùng. Vất vả là thế nhưng chúng tôi quyết tâm vượt qua khó khăn để hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao.

 

 

Cán bộ, chiến sĩ Đồn Biên phòng Nậm Lạnh tuần tra tại các đường mòn, lối mở.

 

Những câu chuyện cảm động

 

Ngoài được chứng kiến và cảm nhận những khó khăn, vất vả của các cán bộ, chiến sĩ biên phòng đang ngày đêm gồng mình chống dịch trên tuyến biên giới, chúng tôi còn được nghe kể lại nhiều câu chuyện thật cảm động. Đó là trường hợp của Đại úy Trần Viết Nam, quê ở Thái Bình, là cán bộ quân y của Đồn Biên phòng Mường Lạn, có em ruột ở Thành phố Hồ Chí Minh bị ung thư mất tối 24/3; nhận được tin báo của gia đình, nhưng trước diễn biến phức tạp của dịch bệnh, lại là cán bộ quân y trực tiếp làm nhiệm vụ chống dịch nên không về lo việc hậu sự cho em mình được, anh đành nén đau thương, cùng đồng đội hoàn thành tốt nhiệm vụ, bởi anh và những người lính biên phòng luôn xác định biên phòng là chốt chặn đầu tiên ở biên giới, chống dịch là quan trọng, thiếu một người là trống một chỗ, là đồng đội lại thêm phần vất vả, rất ảnh hưởng đến công tác chống dịch...

 

Câu chuyện về Trung tá Mai Xuân Huy, quê Ninh Bình, cán bộ Đội công tác vận động quần chúng Đồn Biên phòng Nậm Lạnh, do tập trung phòng chống dịch mà không thể về lo làm lễ cúng 49 ngày cho bố. Anh Huy tâm sự: Tôi là con cả, việc gia đình vô cùng quan trọng, nhưng những ngày này không chỉ riêng mình tôi mà nhiều anh em trong đơn vị đều đang phải gác việc riêng để cùng cả nước chung tay phòng chống dịch bệnh. Ngày bố tôi mất, khi đó dịch chưa phức tạp, nên tôi vẫn được nghỉ phép 10 ngày để về lo việc tang, đó là niềm an ủi với tôi và gia đình. Cũng giống như anh Huy, Thiếu tá Đặng Văn Lê, quê Nam Định là cán bộ Đội tuần tra của Đồn Nậm Lạnh, đầu tháng 4 này cũng là giỗ đầu của bố, nhưng anh cũng chỉ có thể gọi điện về hỏi thăm, động viên gia đình. Anh cũng không quên dặn người thân hạn chế đi lại và không tụ tập đông người để phòng dịch.

 

Trường hợp của Trung úy Ngô Văn Cảnh, quê ở Thái Nguyên, là Đội trưởng Đội Phòng chống ma túy và tội phạm, Đồn Biên phòng Chiềng On (Yên Châu) đã đăng ký kết hôn và chụp ảnh cưới nhưng phải dừng tổ chức đám cưới vì anh phải trực chốt phòng chống dịch COVID-19... Và còn rất nhiều những câu chuyện cảm động khác của các cán bộ, chiến sĩ mà chúng tôi không thể kể hết. Với nhiệm vụ quan trọng hàng đầu là phòng, chống dịch bệnh COVID-19, quyết tâm “chống dịch như chống giặc”, các cán bộ, chiến sĩ biên phòng trong tỉnh đang phải gác việc riêng để hoàn thành nhiệm vụ; ngày đêm tuần tra, kiểm soát chặt chẽ các đường mòn, lối mở, không để xảy ra tình trạng xuất nhập cảnh trái phép.

 

 

Cán bộ, chiến sĩ Đồn Biên phòng Chiềng Khương lập chốt tại các đường mòn, lối mở phòng, chống dịch bệnh.

 

Thay cho lời kết

 

Để kiểm soát, phòng chống dịch bệnh lây lan qua biên giới, Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh đã chỉ đạo tất cả các đồn biên phòng trên địa bàn tỉnh trực 24/24 giờ, dựng các lán, chốt kiểm soát; tăng cường tuần tra, kiểm soát dọc biên giới và các đường mòn, lối mở qua lại hai bên biên giới để kịp thời phát hiện ngăn chặn người dân vượt biên trái phép; phối hợp chặt chẽ với các cơ quan chức năng, cấp ủy, chính quyền địa phương triển khai quyết liệt các biện pháp phòng ngừa, ngăn chặn, kiên quyết không để dịch bệnh xâm nhập qua biên giới, lây lan vào địa bàn tỉnh.

 

 

Cán bộ, chiến sĩ Đồn Biên phòng Mường Lạn phát khẩu trang cho người dân bản Pú Hao đi làm nương qua chốt.

 

Tính đến ngày 29/3/2020, Bộ đội Biên phòng tỉnh đã tiến hành tuyên truyền cho nhân dân và cán bộ, chiến sĩ, gia đình, người thân nâng cao nhận thức, kiến thức và trách nhiệm về phòng chống dịch bệnh với 62 buổi trên hệ thống truyền thanh nội bộ ở các bản biên giới, khu vực cửa khẩu với tổng số 608 giờ phát sóng. Triển khai 57 tổ, đội thực hiện nhiệm vụ tại các đường mòn, lối mở trên tuyến biên giới, duy trì chốt trực 24/24 giờ. Lực lượng Biên phòng tỉnh đã phát hiện 19 đối tượng xuất, nhập cảnh trái phép, đã phối hợp với các cơ quan chức năng tiến hành đưa đi cách ly theo quy định. Các đồn biên phòng đã phối hợp với cơ quan y tế các xã, huyện biên giới và cơ quan chức năng đưa 87 người đi cách ly ở các trung tâm, yêu cầu 21 người cách ly tại nhà, 2 người cách ly tại Bệnh viện Đa khoa Mộc Châu (diện được phép nhập cảnh đồng thời phải đi cách ly 14 ngày); tăng cường lực lượng cho Đồn Biên phòng cửa khẩu Chiềng Khương, Chiềng On, Chiềng Sơn và Đồn Biên phòng cửa khẩu Lóng Sập. Đo thân nhiệt 10.256 lượt người dân qua lại biên giới, cấp phát trên 10.000 khẩu trang miễn phí cho nhân dân; phun khử khuẩn hơn 2.000 phương tiện qua các trạm kiểm soát... góp phần tích cực cùng với các cấp, ngành, địa phương trong toàn tỉnh thực hiện tốt công tác phòng, chống dịch bệnh COVID-19 trên địa bàn.

Quàng Hưởng
BÌNH LUẬN

Bạn còn 500/500 ký tự

Bạn vui lòng nhập từ 5 ký tự trở lên !!!

Tin mới

  • 'Đổi thay trên vùng đất anh hùng

    Đổi thay trên vùng đất anh hùng

    Nông thôn mới -
    70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ, chúng ta không thể quên địa chỉ đỏ Ngã ba Cò Nòi, nơi đã từng là “túi bom” hứng chịu những trận đánh phá ác liệt của Thực dân Pháp hòng cắt đứt con đường huyết mạch chi viện cho chiến trường. Ghi nhận những đóng góp của địa phương, Đảng bộ, chính quyền, nhân dân và lực lượng vũ trang nhân dân xã Cò Nòi đã vinh dự được Chủ tịch nước phong tặng danh hiệu “Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân thời kỳ kháng chiến chống Pháp”. Xứng đáng với truyền thống anh hùng, Cò Nòi hôm nay đang từng ngày khởi sắc.
  • 'Phòng ngừa từ sớm, từ xa tham nhũng, tiêu cực

    Phòng ngừa từ sớm, từ xa tham nhũng, tiêu cực

    Thời sự - Chính trị -
    Ngày 24/4, đồng chí Nguyễn Hữu Đông, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Trưởng Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh, Trưởng Ban Chỉ đạo phòng, chống tham nhũng, tiêu cực tỉnh chủ trì cuộc họp Thường trực Ban Chỉ đạo, đánh giá kết quả tháng 4/2024.
  • 'Bồi dưỡng cán bộ trẻ, cán bộ nữ, cán bộ người dân tộc thiểu số

    Bồi dưỡng cán bộ trẻ, cán bộ nữ, cán bộ người dân tộc thiểu số

    Xây dựng Đảng -
    Ngày 24/4, Trường Chính trị tỉnh Sơn La phối hợp với Học viện Chính trị khu vực I, Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh tổ chức Lễ khai giảng lớp bồi dưỡng cán bộ trẻ, cán bộ nữ, cán bộ người dân tộc thiểu số theo Đề án số 03-ĐA/TU ngày 30/12/2021 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy (đợt I). Dự lễ khai giảng có đồng chí Lê Hồng Long, Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Trưởng ban Tổ chức Tỉnh ủy.
  • 'Phiên họp thứ 34, UBND tỉnh khóa XV

    Phiên họp thứ 34, UBND tỉnh khóa XV

    Thời sự - Chính trị -
    Ngày 24/4, đồng chí Hoàng Quốc Khánh, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh, chủ trì Phiên họp thứ 34, UBND tỉnh khóa XV, nhiệm kỳ 2021 – 2026, đánh giá kết quả phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng - an ninh tháng 4; triển khai nhiệm vụ tháng 5.
  • 'Du lịch Quỳnh Nhai sẵn sàng cho kỳ nghỉ lễ

    Du lịch Quỳnh Nhai sẵn sàng cho kỳ nghỉ lễ

    Du lịch -
    Nằm cách thành phố Sơn La 60 km, huyện Quỳnh Nhai có nhiều điểm đến tham quan, trải nghiệm hấp dẫn, như: Cầu Pá Uôn, Đảo Trái tim, Đền Linh Sơn Thủy Từ, Suối khoáng nóng bản Bon, Vịnh Uy Phong... Khám phá cảnh đẹp vùng lòng hồ Quỳnh Nhai đang là lựa chọn hấp dẫn cho nhiều du khách dịp nghỉ lễ 30/4 và 1/5 năm nay. Các điểm du lịch, khách sạn trên địa bàn huyện Quỳnh Nhai đã sắn sàng đón tiếp du khách tới tham quan, trải nghiệm.
  • 'Xanh mãi rừng Đại tướng Võ Nguyên Giáp

    Xanh mãi rừng Đại tướng Võ Nguyên Giáp

    Những ngày cuối tháng 4, thăm Di tích lịch sử kháng chiến chống Pháp khu rừng bản Nhọt, xã Gia Phù, huyện Phù Yên, được nghe, tìm hiểu khu rừng mang tên Đại tướng Võ Nguyên Giáp, chúng tôi càng tự hào về đoàn quân giải phóng tham gia Chiến dịch Điện Biên Phủ, làm nên chiến thắng “Lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu”.
  • 'Bảo đảm giáo dục thực chất, bền vững

    Bảo đảm giáo dục thực chất, bền vững

    Khoa Giáo -
    Với sự đoàn kết, đổi mới, sáng tạo, sau hơn 3 năm thực hiện các chỉ tiêu nghị quyết đại hội đảng các cấp, nhiệm kỳ 2020 - 2025, lĩnh vực giáo dục và đào tạo trên địa bàn tỉnh đã đạt được nhiều kết quả quan trọng. Trên 66% số trường học đạt chuẩn quốc gia; chất lượng giáo dục đại trà, chất lượng giáo dục mũi nhọn chuyển biến rõ nét; tích cực thực hiện chuyển đổi số giáo dục.
  • 'Nuôi cá lăng nha theo tiêu chuẩn VietGAP

    Nuôi cá lăng nha theo tiêu chuẩn VietGAP

    Kinh tế -
    Khai thác tiềm năng nguồn nước, phát triển kinh tế gắn với du lịch sinh thái lòng hồ thủy điện Sơn La, Trung tâm Khuyến nông tỉnh đã triển khai mô hình “Nuôi cá lăng nha trong lồng bè theo tiêu chuẩn VietGAP gắn với liên kết tiêu thụ sản phẩm” tại huyện Quỳnh Nhai, mô hình hứa hẹn mang lại nhiều lợi ích.
  • 'Chủ động phòng, chống cháy rừng

    Chủ động phòng, chống cháy rừng

    Xã hội -
    Trước diễn biến phức tạp của thời tiết, nắng nóng kéo dài, nguy cơ xảy ra cháy rừng cao, huyện Bắc Yên đã tập trung chỉ đạo chủ động các phương án quản lý, bảo vệ, phòng cháy, chữa cháy rừng.
  • 'Nông dân Song Khủa làm giàu từ chăn nuôi

    Nông dân Song Khủa làm giàu từ chăn nuôi

    Kinh tế -
    Là địa bàn thuộc khu vực lòng hồ sông Đà, xã Song Khủa, huyện Vân Hồ có diện tích tự nhiên trên 5.200 ha với địa hình nhiều nương bãi, đồng cỏ. Tận dụng lợi thế đó, nhiều hộ nông dân trên địa bàn xã đã đẩy mạnh phát triển chăn nuôi theo hình thức gia trại, trang trại gắn với bảo đảm vệ sinh môi trường.
  • 'Nữ bí thư chi bộ, trưởng bản gương mẫu

    Nữ bí thư chi bộ, trưởng bản gương mẫu

    Gương sáng bản làng -
    Bản Quyết Thắng, xã Chiềng Khương, huyện Sông Mã những năm trở lại đây đang có nhiều khởi sắc, kinh tế phát triển; cả bản có 62 hộ, nhưng hiện chỉ còn 1 hộ cận nghèo; thu nhập bình quân đầu người đạt 45 triệu đồng/năm. Năm 2023, Chi bộ bản Quyết Thắng được xếp loại hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ. Kết quả đó có vai trò đóng góp của bí thư chi bộ, trưởng bản Bùi Thị Dung.