Phát triển chuỗi liên kết sản xuất, tiêu thụ nông sản là xu hướng tất yếu, nhân tố quan trọng thay đổi mô hình tăng trưởng kinh tế, tăng giá trị sản phẩm hàng hóa (*)

Đồng chí Nguyễn Hữu Đông phát biểu tại Hội thảo.

(Lược trích bài phát biểu của đồng chí Nguyễn Hữu Đông, Uỷ viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Trưởng Đoàn đại biểu quốc hội tỉnh Sơn La tại Hội thảo khoa học)

 

Sơn La rất vui mừng, vinh dự được Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh lựa chọn là nơi tổ chức Hội thảo “Phát triển chuỗi liên kết sản xuất, tiêu thụ nông sản tỉnh Sơn La trong bối cảnh mới”. Sơn La là một tỉnh miền núi, biên giới nằm ở phía Tây Bắc của Tổ quốc, có diện tích tự nhiên trên 14.109 km2, với trên 274 km đường biên giới giáp với hai tỉnh Hủa Phăn và Luông Pha Băng - nước Cộng hoà dân chủ nhân dân Lào. Tỉnh có 11 huyện, 1 thành phố; 204 xã, phường, thị trấn; 2.509 bản, tiểu khu, tổ dân phố, trong đó có 2 huyện nghèo, 126 xã và 1.449 bản có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn, có 17 xã với 73 bản biên giới. Đảng bộ tỉnh có 17 đảng bộ trực thuộc; có 608 tổ chức cơ sở đảng, 4.397 chi bộ trực thuộc đảng ủy cơ sở với 89.664 đảng viên.

Tỉnh Sơn La có khí hậu nhiệt đới, mang đặc điểm khí hậu chung của vùng Tây Bắc. Từ các lợi thế về điều kiện tự nhiên, tỉnh Sơn La có thể phát triển các loại nông sản, thủy sản và đa dạng hóa các sản phẩm nông nghiệp chất lượng cao mang tính đặc trưng của địa phương, góp phần phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh trong thời gian qua, trong đó: Tốc độ tăng tổng sản phẩm trên địa bàn (GRDP) 6 tháng đầu năm 2022 đạt 6,39% (tăng 1,39% so với kịch bản tăng trưởng đã đề ra); dự ước năm 2022, tăng 8,54%. Thu ngân sách trên địa bàn 9 tháng đầu năm ước đạt 3.091 tỷ đồng, bằng 82% dự toán Trung ương giao, bằng 113% so cùng kỳ (phấn đấu hết năm 2022 thu 4.550 tỷ đồng). GRDP bình quân đầu người năm 2022 phấn đấu đạt 47 triệu đồng/người/năm. Tổng nguồn vốn huy động tại địa phương ước đạt khoảng 28.500 tỷ đồng, tăng 9,53% (+2.479 tỷ đồng) so với 31/12/2021. Tỷ lệ giải ngân vốn đầu tư công đến hết tháng 9/2022 ước đạt 1.850 tỷ đồng, bằng 37,3% kế hoạch vốn giao.

Lĩnh vực công nghiệp được duy trì phát triển, chỉ số sản xuất công nghiệp 9 tháng đầu năm 2022 ước tăng 27% so với cùng kỳ năm trước; trên địa bàn tỉnh có 03 nhà máy thủy điện lớn, 56 nhà máy thủy điện nhỏ với tổng công suất trên 3.780 MW, sản lượng điện sản xuất năm dự kiến 12 tỷ Kwh/năm, đóng góp 4,96% sản lượng điện toàn quốc. Các hoạt động thương mại, du lịch được phục hồi mạnh mẽ; công tác xúc tiến thương mại, kết nối, tiêu thụ và xuất khẩu hàng hóa được đẩy mạnh; giá trị hàng hóa tham gia xuất khẩu 9 tháng đầu năm 2022 ước đạt 121 triệu USD tăng 7,7% so với với cùng kỳ năm trước; tổng lượt khách du lịch ước đạt hơn 2,2 triệu lượt (bằng 301% so với cùng kỳ năm trước); doanh thu từ hoạt động du lịch ước đạt 2.000 tỷ đồng (bằng 323% so với cùng kỳ năm trước).

Tỉnh đã phối hợp với Trung ương Hội Nông dân Việt Nam tổ chức thành công chuỗi sự kiện Hội nghị Thủ tướng Chính phủ đối thoại với nông dân Việt Nam và Festival trái cây, sản phẩm OCOP Việt Nam năm 2022 tại tỉnh Sơn La và làm việc với Thủ tướng Chính phủ, trong đó đã được Thủ tướng đồng ý chủ trương đầu tư dự án đường Hòa Bình - Mộc Châu (Sơn La) theo hình thức đầu tư công, Cảng hàng không Nà Sản theo hình thức PPP; khởi công dự án “Tổ hợp thiên đường sữa” tại Mộc Châu; đưa Trung tâm chế biến xuất khẩu rau, quả Doveco tại Mai Sơn vào hoạt động; khánh thành cầu kính Bạch Long tại Mộc Châu…

Lĩnh vực văn hóa - xã hội được tỉnh quan tâm và có nhiều chuyển biến tích cực: tỉnh đang duy trì và hỗ trợ trên 3.300 đội văn nghệ bản, tiểu khu, tổ dân phố; đã tổ chức Lễ vinh danh "Nghệ thuật xòe Thái" là di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại; các hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể dục, thể thao tiếp tục được đẩy mạnh, đặc biệt tỉnh tại SEA Games 31 tỉnh có 03 vận động viên đạt huy chương Vàng (môn Ném lao, Taekwondo và Pencack Silat); tại giải vô địch Pencack Silat lần thứ 19 tại Malaysia có 01 vận động viên đạt Huy chương vàng, 01 vận động viên đạt Huy chương Bạc... Chỉ đạo hoàn thành chương trình, kế hoạch năm học 2021-2022 và tổ chức kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2022 đảm bảo an toàn, nghiêm túc; tỷ lệ đỗ tốt nghiệp đạt 99,6%, tăng 1,25% so với năm 2021; có 01 em học sinh giành vé vào chung kết năm Đường lên đỉnh Olympia; đến nay tỷ lệ trường mầm non, phổ thông đạt chuẩn quốc gia đạt 56,52% (338 trường).

Lĩnh vực an sinh xã hội được quan tâm, đời sống nhân dân ổn định, đẩy mạnh thực hiện có hiệu quả Đề án hỗ trợ hộ nghèo khó khăn về nhà ở giai đoạn 2021 - 2025: trong năm đã hỗ trợ làm nhà cho 797 hộ nghèo khó khăn về nhà ở (689 nhà xây mới, 108 nhà sửa chữa), với tổng kinh phí hơn 57 tỷ đồng, trong đó có 02 huyện Mường La, Quỳnh Nhai đã hoàn thành việc hỗ trợ xóa nhà tạm; tỉnh đang phấn đấu trong năm 2022 có thêm 01 huyện Bắc Yên hoàn thành công tác xóa nhà tạm.

Công tác bảo vệ, chăm sóc sức khỏe nhân dân được tăng cường, đặc biệt là công tác phòng, chống dịch Covid-19 được tỉnh tập trung lãnh đạo, chỉ đạo triển khai đồng bộ, quyết liệt, hiệu quả; đã điều trị và quản lý có hiệu quả trên 151.000 ca mắc Covid-19; tỷ lệ tiêm vắc xin đạt cao, đang tập trung tiêm vắc xin mũi 4 đối với người trên 18 tuổi đạt 85,5%; mũi 3 đối với trẻ từ 12 đến dưới 18 tuổi đạt 65,9%; mũi 2 cho trẻ từ 5 đến dưới 12 tuổi đạt 71,5%.  Tình hình an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội trên địa bàn tỉnh được ổn định; an ninh biên giới được đảm bảo và giữ vững. Duy trì và phát triển các mối quan hệ hợp tác với các tổ chức quốc tế, đặc biệt là với 09 tỉnh của Lào, trong đó: đã hỗ trợ xây dựng 51 trụ sở Công an các bản giáp biên của 2 tỉnh Hủa Phăn, Luông Pha Băng; tiếp tục hỗ trợ đào tạo cho gần 1.000 lưu học sinh Lào theo học trên địa bàn tỉnh; tiếp tục ký biên bản hợp tác với các tỉnh Bắc Lào trong giai đoạn 2022-2024, trong đó hỗ trợ cho 9 tỉnh mỗi tỉnh 01 công trình trị giá 5 tỷ; tổ chức các hoạt động kỷ niệm 60 năm Ngày thiết lập quan hệ ngoại giao và 45 năm Ngày ký Hiệp ước Hữu nghị và Hợp tác Việt Nam-Lào (đặc biệt là đã phối hợp và tổ chức thành công Ngày hội Văn hóa - Du lịch năm 2022 với chủ đề "Bản tình ca Sơn La - Luông Pha Băng" tại tỉnh Luông Pha Băng; tổ chức Lễ kỷ niệm 60 năm Ngày thiết lập Quan hệ ngoại giao, 45 năm ký kết Hiệp ước Hữu nghị, Hợp tác Việt Nam-Lào và đón nhận Bằng xếp hạng di tích quốc gia đặc biệt Khu di tích lịch sử cách mạng Việt Nam-Lào tại tỉnh với sự tham dự của Đại đặc mệnh toàn quyền và 07 tỉnh nước CHDCND Lào).

Về công tác xây dựng đảng, củng cố hệ thống chính trị: Tỉnh đã tập trung tổ chức triển khai thực hiện có hiệu quả các Đề án, Nghị quyết, Kết luận thực hiện Nghị quyết Đại hội; trong đó đã đã tổ chức đánh giá kết quả 01 năm thực hiện đối với các Đề án, Nghị quyết để đôn đốc việc thực hiện, đưa Nghị quyết vào cuộc sống. Rà soát ban hành, sửa đổi các quy định về xây dựng đảng, củng cố hệ thống chính trị để tăng cường sự lãnh đạo của của Đảng như: Quy định về trách nhiệm và xem xét trách nhiệm đối với người đứng đầu, cấp phó của người đứng đầu trong thực hiện chức trách, nhiệm vụ được giao; Chỉ thị về nâng cao tinh thần, trách nhiệm nêu gương của cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức; Quy định về tiêu chuẩn chức danh cán bộ thuộc diện Tỉnh ủy quản lý; Quy định tiếp nhận, xử lý đơn khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh… Đã hoàn thành công tác rà soát, bổ sung quy hoạch cán bộ cấp tỉnh nhiệm kỳ 2020 - 2025, 2021 - 2026 và xây dựng quy hoạch cán bộ nhiệm kỳ 2025 - 2030, 2026 - 2031; tỉnh đang tập trung xây dựng Kế hoạch luân chuyển, điều chỉnh cơ cấu và kiện toàn Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh theo quy định.

Về lĩnh vực nông nghiệp: Tỉnh đã tập trung phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, nông nghiệp sạch, nông nghiệp hữu cơ; nâng cao chất lượng sản phẩm nông sản hàng hóa chủ lực của tỉnh theo chuỗi giá trị gắn với xây dựng, phát triển và bảo vệ thương hiệu; định hướng phát triển chăn nuôi đại gia súc tại các xã vùng III và bản đặc biệt khó khăn trên địa bàn tỉnh… Toàn tỉnh hiện có 113.000 ha cây lâu năm, trong đó có 84.000 ha cây ăn quả; sản lượng quả năm 2022 đạt 436.956 tấn; đã tiêu thụ 291.072 tấn, giá trị đạt 3.572 tỷ đồng, trong đó: xuất khẩu 9.071 tấn, giá trị 347,7 tỷ đồng (một số loại quả cho giá trị cao như: quả Nhãn giá trị 1.510,3 tỷ đồng; quả Mận giá trị 1.031,8 tỷ đồng; quả Xoài giá trị 444,5 tỷ đồng); hiện tỉnh đang tiếp tục tập trung hỗ trợ nhân dân tiêu thụ 145.884,2 tấn các loại quả còn lại. Hiện nay trên địa bàn tỉnh có trên 8,7 triệu con gia súc, gia cầm; sản lượng thịt hơi đạt trên 58,3 nghìn tấn; sản lượng sữa tươi đạt trên 75,7 nghìn tấn. Có 2.960 ha diện tích nuôi trồng thủy sản và trên 7.288 lồng nuôi trồng thủy sản; sản lượng thủy sản đạt trên 6.800 tấn.

Đến nay toàn tỉnh có 240 chuỗi cung ứng thực phẩm nông sản, thủy sản an toàn, 241 mã số vùng trồng với diện tích 3.865,45 ha cây ăn quả và 37 cơ sở đóng gói phục vụ xuất khẩu. Sản phẩm nông sản đã được đưa lên 35 sàn thương mại điện tử, đã xuất khẩu và giới thiệu 17 sản phẩm nông sản vào thị trường 21 nước và vùng lãnh thổ; 24 sản phẩm nông sản được Cục Sở hữu trí tuệ cấp văn bằng bảo hộ, 83 sản phẩm OCOP...

Phát huy tiềm năng, lợi thế của tỉnh, Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh đã đề ra mục tiêu phấn đấu đến năm 2025 xây dựng và hình thành 01 khu, 20 vùng nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao; 08 vùng trở lên đủ điểu kiện công nhận là vùng nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, 02 doanh nghiệp trở lên được công nhận là doanh nghiệp nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao...

Hiện nay, toàn tỉnh có 17 nhà máy, 543 cơ sở chế biến nông sản; trong đó có 50 cơ sở, nhà máy chế biến nông sản xuất khẩu như sữa, mía đường, cà phê, chè…; 744 hợp tác xã nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản, trên 30% hợp tác xã có ứng dụng công nghệ tưới tiết kiệm nước, nhà lưới, nhà kính, áp dụng quy trình sản xuất nông nghiệp tốt. Tỉnh đã thu hút được các doanh nghiệp lớn quan đầu tư các nhà máy chế biến sản phẩm rau, quả tại tỉnh, như: Vinamilk (đầu tư Nhà máy chế biến sữa tại Mộc Châu; dự án "Tổ hợp thiên đường sữa" tại Mộc Châu); Tập đoàn TH (đầu tư Nhà máy chế biến hoa quả tươi và thảo dược Vân Hồ); Công ty cổ phần thực phẩm Đồng Giao (đầu tư Trung tâm chế biến rau, quả Doveco Sơn La); Tổng công ty chè Việt Nam (đầu tư Nhà máy chè Mộc Châu); Tập đoàn Công nghiệp Cao su Việt Nam (đầu tư Nhà máy chế biến mủ Cao Su Sơn La), Tập đoàn MaVin đang nghiên cứu, đầu tư cơ sở nuôi trồng và chế biến thủy sản...

Về phát triển chuỗi liên kết sản xuất, tiêu thụ nông sản: Đại hội Đại biểu Đảng bộ tỉnh Sơn La lần thứ XV đã xác định: "Tổ chức lại sản xuất, tăng cường liên kết sản xuất theo chuỗi giá trị, khuyến khích, hỗ trợ các tổ chức, cá nhân đầu tư các vùng nguyên liệu tập trung, sản xuất quy mô hàng hóa, gắn với chế biến và xuất khẩu. Khuyến khích, hỗ trợ các hình thức liên kết hợp tác, liên kết tổ chức sản xuất gắn với chế biến sâu, xây dựng quảng bá thương hiệu và tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao".

Việc phát triển chuỗi liên kết sản xuất, tiêu thụ nông sản trong bối cảnh mới là xu hướng tất yếu, là nhân tố quan trọng thay đổi mô hình tăng trưởng kinh tế, tăng giá trị sản phẩm hàng hóa; hình thành tư duy sản xuất hiện đại, mang tính thị trường và từng bước nâng cao thu nhập cho người dân; đây cũng là tiền đề quan trọng giúp các doanh nghiệp tạo ra vùng nguyên liệu lớn, mở rộng sản xuất; giúp ngành nông nghiệp thực hiện tái cơ cấu theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững.

Phát huy tiềm năng về đất đai, lao động, khí hậu, tỉnh đã lãnh đạo, chỉ đạo đẩy mạnh ứng dụng khoa học công nghệ vào sản xuất; chuyển mạnh từ kinh tế cá thể nhỏ lẻ, hiệu quả thấp sang kinh tế tập thể; áp dụng các quy trình sản xuất nông nghiệp tốt như: Chuyển mạnh từ xây dựng các “chuỗi cung ứng nông sản” sang phát triển các “chuỗi giá trị ngành hàng”. Gắn kết các tác nhân trong chuỗi theo nguyên tắc minh bạch, trách nhiệm, cùng chia sẻ lợi ích theo mức độ đóng góp giá trị. Tăng cường liên kết 6 nhà (nhà nông - nhà nước - nhà doanh nghiệp - nhà băng (ngân hàng) - nhà khoa học - nhà phân phối) với nòng cốt là liên kết nhà nông - nhà doanh nghiệp. Khuyến khích, hỗ trợ phát triển mối liên kết giữa các hiệp hội ngành hàng và doanh nghiệp, hợp tác xã với các tập đoàn thương mại quốc tế lớn trong sản xuất, thu hoạch, bảo quản, sơ chế, chế biến quả. Phát triển kết cấu hạ tầng nông nghiệp, nông thôn và hạ tầng thương mại ở nông thôn ngày càng hiện đại, đảm bảo tăng cường liên kết vùng, đáp ứng yêu cầu của nền sản xuất nông nghiệp bền vững, hiện đại với quy mô sản xuất hàng hóa lớn, hội nhập quốc tế và thích ứng với biến đổi khí hậu.

Tỉnh ban hành một số cơ chế, chính sách hỗ trợ đáp ứng được nhu cầu, nguyện vọng của nhiều tổ chức, cá nhân như: Chính sách hỗ trợ phát triển hợp tác xã trồng cây ăn quả, cây dược liệu; quy định mức hỗ trợ cải tạo vườn tạp và trồng cây ăn quả; chính sách hỗ trợ phát triển sản xuất, chế biến, tiêu thụ nông sản, thực phẩm an toàn; hỗ trợ kinh phí để triển khai nhiệm vụ quản lý mã số vùng trồng trên địa bàn tỉnh như: Nghị quyết số 128/2020/NQ-HĐND ngày 28/02/2020 của HĐND tỉnh Ban hành chính sách khuyến khích đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn. Quyết định số 1818/QĐ-UBND ngày 28/7/2021 của UBND tỉnh Về việc quy định nội dung và mức hỗ trợ đầu tư các cơ sở sơ chế, chế biến, bảo quản sản phẩm Nhãn và nông sản khác năm 2021…

Thực hiện Nghị quyết số 11-NQ/TW ngày 10/02/2022 của Bộ Chính trị về phương hướng phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh vùng trung du và miền núi Bắc bộ đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045, Ban Thường vụ Tỉnh ủy ban hành Chương trình hành động triển khai thực hiện trong đó xác định Sơn La là: "Trung tâm chế biến sản phẩm nông nghiệp của vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ; phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, thông minh, sinh thái, hữu cơ, tuần hoàn, phát thải các-bon thấp, thân thiện với môi trường, thích ứng với biến đổi khí hậu và kết hợp phát triển du lịch; xây dựng thành phố Sơn La trở thành cực tăng trưởng, hạt nhân quan trọng của vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ".

Để thực hiện tốt chương trình hành động thực hiện Nghị quyết số 11-NQ/TU của Bộ Chính trị, tỉnh Sơn La đang tập trung lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện các nhiệm vụ, giải pháp  cơ cấu lại ngành nông nghiệp và phát triển kinh tế nông thôn, tiểu thủ công nghiệp và dịch vụ theo hướng kinh tế tuần hoàn, nông nghiệp sinh thái, phát huy lợi thế về khí hậu, cảnh quan thiên nhiên và hạ tầng kinh tế xã hội. Trong đó: tập trung quy hoạch vùng sản xuất; xây dựng và phát triển các vùng nguyên liệu tập trung; tăng cường liên kết 6 nhà với nòng cốt là liên kết nhà nông - nhà doanh nghiệp, nâng cao vai trò của HTX; thu hút doanh nghiệp “đầu tàu” có đủ năng lực về vốn, khoa học công nghệ và thị trường đầu tư tại tỉnh; đẩy mạnh thí điểm và nhân rộng các mô hình sản xuất nông nghiệp mới; hình thành một số khu, cụm công nghiệp và dịch vụ phục vụ sản xuất nông sản…

Hội thảo khoa học cấp bộ “Phát triển chuỗi liên kết sản xuất, tiêu thụ nông sản tỉnh Sơn La trong bối cảnh mới” được tổ chức tại tỉnh Sơn La hôm nay là sự kiện quan trọng, cần thiết để tỉnh được học tập, trao đổi, nghiên cứu phương thức, giải pháp hiệu quả góp phần nâng cao chuỗi liên kết sản xuất, tiêu thụ nông sản trên địa bàn tỉnh Sơn La. Do vậy, tại Hội thảo này, tỉnh Sơn La rất mong nhận được nhiều ý kiến đóng góp, đề xuất các giải pháp cụ thể trong phát triển chuỗi liên kết sản xuất, tiêu thụ nông sản của các nhà khoa học, nhà nghiên cứu, các doanh nhân... đối với tỉnh Sơn La nói riêng và các tỉnh trong khu vực trung du và miền núi phía Bắc nói chung.

 

(*) đầu đề do tòa soạn đặt

BÌNH LUẬN

Bạn còn 500/500 ký tự

Bạn vui lòng nhập từ 5 ký tự trở lên !!!

Tin mới

  • 'Nhân dân Suối Thín mong sớm hoàn thành tuyến đường bê tông về bản

    Nhân dân Suối Thín mong sớm hoàn thành tuyến đường bê tông về bản

    Xã hội -
    Cách trung tâm xã Chiềng Sơn, huyện Mộc Châu khoảng 8 km, từ nhiều năm nay, tuyến đường về bản Suối Thín vẫn còn hơn nửa là đường đất. Mặt đường bụi bặm khi trời nắng, lầy lội khi trời mưa. Bà con nơi đây mong muốn có được tuyến đường bê tông để đi lại bớt khó khăn, nhọc nhằn và trao đổi hàng hóa thuận lợi.
  • 'Nỗ lực nâng cao chất lượng dạy và học ở Sam Kha

    Nỗ lực nâng cao chất lượng dạy và học ở Sam Kha

    Khoa Giáo -
    Từ trung tâm huyện vượt hơn 40 km đường đèo, dốc quanh co, chúng tôi đến Trường PTDT bán trú tiểu học và THCS Sam Kha, huyện Sốp Cộp. Những năm qua, thầy và trò nhà trường luôn khắc phục khó khăn, nỗ lực nâng cao chất lượng dạy và học.
  • 'Nhịp sống mới ở Chiềng Pha

    Nhịp sống mới ở Chiềng Pha

    Xã hội -
    Là xã vùng 3 của huyện Thuận Châu, Chiềng Pha có lợi thế nằm dọc quốc lộ 6, những năm qua, cùng với chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi, xã đã đẩy mạnh phát triển tiểu thủ công nghiệp và dịch vụ, tạo việc làm, nâng cao đời sống nhân dân.
  • 'Đồng bộ các giải pháp thúc đẩy tiêu thụ nông sản

    Đồng bộ các giải pháp thúc đẩy tiêu thụ nông sản

    Kinh tế -
    Là vùng cây ăn quả lớn của tỉnh, huyện Yên Châu có trên 11.600 ha cây ăn quả các loại, trong đó hơn 9.000 ha xoài, mận hậu, nhãn đang chuẩn bị vào vụ thu hoạch. Đảm bảo các điều kiện tiêu thụ, huyện tích cực triển khai các phương án kết nối, tìm kiếm thị trường; đẩy mạnh hoạt động xúc tiến thương mại, quảng bá sản phẩm.
  • 'Khen thưởng tổ chức đảng và đảng viên thực chất, hiệu quả

    Khen thưởng tổ chức đảng và đảng viên thực chất, hiệu quả

    Xây dựng Đảng -
    Đảng bộ tỉnh có 17 đảng bộ trực thuộc, 829 tổ chức cơ sở đảng, 3.890 chi bộ trực thuộc đảng ủy cơ sở, với tổng số 92.460 đảng viên. Những năm qua, Ban Thường vụ Tỉnh ủy đã tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo việc đánh giá, xếp loại và khen thưởng tổ chức đảng và đảng viên bảo đảm thực chất, hiệu quả, góp phần xây dựng tổ chức đảng trong sạch, vững mạnh.
  • 'Thành phố nhân rộng nhiều phong trào thi đua

    Thành phố nhân rộng nhiều phong trào thi đua

    Xã hội -
    Thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XV, Nghị quyết Đại hội Đảng bộ Thành phố lần thứ XIX, nhiệm kỳ 2020-2025, hơn 3 năm qua, các cơ quan, đơn vị, xã, phường trên địa bàn thành phố Sơn La đã đẩy mạnh các phong trào thi đua trên các lĩnh vực; nỗ lực hoàn thành các chỉ tiêu đề ra.
  • 'Phát huy giá trị Chiến thắng Điện Biên Phủ trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc

    Phát huy giá trị Chiến thắng Điện Biên Phủ trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc

    LTS: Điện Biên Phủ là trận quyết chiến chiến lược trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp, có ý nghĩa lịch sử và tầm vóc thời đại to lớn. Chiến thắng đã để lại nhiều bài học kinh nghiệm quý báu và vận dụng sáng tạo, hiệu quả trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Tại Hội thảo khoa học “Chiến thắng Điện Biên Phủ-Giá trị lịch sử và tầm vóc thời đại”, do Học viện Chính trị phối hợp cùng Báo Quân đội nhân dân, Viện Lịch sử Đảng (Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh) tổ chức, nhiều tham luận của các cán bộ, chuyên gia, nhà khoa học đã nhấn mạnh và khẳng định điều này. Báo Quân đội nhân dân trích đăng một số ý kiến trong số báo hôm nay.
  • 'Chủ tịch Quốc hội tiếp Đoàn đại biểu Liên đoàn các tổ chức kinh tế Nhật Bản

    Chủ tịch Quốc hội tiếp Đoàn đại biểu Liên đoàn các tổ chức kinh tế Nhật Bản

    Kinh tế -
    Sáng 28/3, tại Nhà Quốc hội, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ tiếp Ngài Fujimoto Masayoshi và Ngài Hyodo Masayuki, Chủ tịch Ủy ban kinh tế Nhật - Việt của Liên đoàn các tổ chức kinh tế Nhật Bản (Keidanren) cùng một số lãnh đạo các Tập đoàn hàng đầu của Nhật Bản là thành viên của Keidanren sang Việt Nam tham dự Cuộc họp cấp cao khởi động giai đoạn 1, Sáng kiến chung Việt Nam - Nhật Bản trong kỷ nguyên mới.