Phát huy tinh thần trách nhiệm cao trước cử tri và nhân dân

Cách đây 75 năm, ngày 6/1/1946 đã diễn ra cuộc tổng tuyển cử đầu tiên trong toàn quốc để bầu ra Quốc hội nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà, nay là nước Cộng hoà Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam. Đây là sự kiện chính trị quan trọng trong lịch sử, lần đầu tiên ngay sau khi nước ta giành được độc lập, thoát khỏi chế độ thực dân nửa phong kiến, người dân được thể hiện quyền làm chủ đất nước, thông qua lá phiếu trực tiếp lựa chọn, bầu cử những người có đức, có tài vào Quốc hội để gánh vác công việc của nước nhà. Trải qua 14 khóa, Quốc hội ngày càng khẳng định vị trí, vai trò quan trọng là cơ quan đại biểu cao nhất của nhân dân, cơ quan quyền lực Nhà nước cao nhất, thực hiện tốt chức năng lập hiến, lập pháp, giám sát tối cao và quyết định những vấn đề quan trọng của đất nước, góp phần hoàn thành trọng trách mà nhân dân giao phó.

 

Đại biểu Quốc hội tỉnh trao đổi với cử tri xã Phiêng Côn, huyện Bắc Yên (tháng 11/2020).

Ảnh: PV

 

Từ Quốc hội khóa I đến nay, Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Sơn La có 60 vị đại biểu, nhiều đại biểu giữ chức vụ quan trọng của Đảng, Nhà nước và địa phương. Các đại biểu Quốc hội tỉnh luôn phát huy tinh thần trách nhiệm cao trước cử tri và nhân dân, có nhiều đóng góp quan trọng cho sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nước và của tỉnh Sơn La.

 

Thực hiện công cuộc đổi mới do Đảng khởi xướng và lãnh đạo, với những thuận lợi, thời cơ và khó khăn, thách thức đan xen,  Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh không ngừng đổi mới, nâng cao chất lượng và hiệu quả hoạt động, thực hiện tốt chức năng, nhiệm vụ do pháp luật quy định, hoàn thành trọng trách mà Đảng và nhân dân giao phó, xứng đáng với niềm tin và sự tín nhiệm của các tầng lớp nhân dân trong tỉnh.

 

Đặc biệt, trong nhiệm kỳ 2016-2021, Đoàn ĐBQH tỉnh khóa XIV đã tích cực thực hiện nhiệm vụ xây dựng pháp luật, tăng cường tổ chức lấy ý kiến tham gia vào các dự án luật theo chỉ đạo của Ủy ban Thường vụ Quốc hội (UBTVQH) bằng nhiều hình thức, như: Tổ chức 38 hội nghị lấy ý kiến, 5 cuộc tiếp xúc cử tri chuyên đề, gửi văn bản lấy ý kiến tham gia vào 65 dự án luật. Các ý kiến tham gia xây dựng luật được Đoàn ĐBQH tổng hợp báo cáo kịp thời với UBTVQH. Hoạt động giám sát, khảo sát chuyên đề được Đoàn đại biểu Quốc hội tích cực quan tâm đổi mới về quy trình, thủ tục, hình thức giám sát, dành thời gian làm việc tại địa phương, cơ sở, giảm nghe trình bày báo cáo, tăng thời gian nghe phản ánh, kiến nghị của cử tri và những đối tượng liên quan đến vấn đề giám sát, khảo sát... Sau giám sát, khảo sát, Đoàn ĐBQH tỉnh đã ban hành báo cáo, có 49 kiến nghị với Quốc hội, Chính phủ, các bộ, ngành Trung ương và có 119 kiến nghị với UBND tỉnh, một số sở, ban, ngành và UBND các huyện, thành phố. Các kiến nghị của Đoàn ĐBQH cụ thể, rõ ràng, phản ánh rõ các vướng mắc, bất cập của chính sách pháp luật và tồn tại, hạn chế trong quá trình tổ chức thực hiện; nhiều kiến nghị được các cơ quan chịu sự giám sát tiếp thu, giải quyết kịp thời.

 

 

Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh tiếp xúc cử tri tại xã Mường Thải (Phù Yên).

 Ảnh: PV

 

Tham gia quyết định những vấn đề quan trọng của đất nước, các ĐBQH tỉnh luôn nêu cao tinh thần trách nhiệm, tích cực nghiên cứu tài liệu, nắm bắt nguyện vọng của cử tri, tham gia nhiều ý kiến vào các nội dung quyết định của Quốc hội tại các buổi thảo luận tổ, thảo luận tại Hội trường. Đặc biệt, trong nhiệm kỳ Quốc hội khóa XIV đã ban hành 2 nghị quyết quan trọng, mang tính lịch sử trong lĩnh vực dân tộc: Nghị quyết số 88/2019/QH14 ngày 18/11/2019 phê duyệt Đề án tổng thể phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021 - 2030 (Kỳ họp thứ 9); Nghị quyết số 120/2020/QH14 ngày 19/6/2020 phê duyệt chủ trương đầu tư Chương trình mục tiêu Quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021 - 2030 (Kỳ họp thứ 10). Đây là cơ sở pháp lý quan trọng để các cấp, các ngành tập trung phát huy mọi nguồn lực phát triển vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi nhanh, bền vững.

 

Đoàn ĐBQH tỉnh còn thường xuyên liên hệ chặt chẽ với cử tri, tìm hiểu tâm tư, nguyện vọng của cử tri; thu thập và phản ánh trung thực ý kiến, kiến nghị của cử tri với Quốc hội và cơ quan hữu quan. Trong nhiệm kỳ, Đoàn ĐBQH tỉnh phối hợp với Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh tổ chức 101 hội nghị tiếp xúc cử tri, thu hút hơn 19.000 lượt cử tri tham gia. Tại các hội nghị tiếp xúc cử tri, các vị ĐBQH trao đổi, giải đáp rõ các kiến nghị thuộc thẩm quyền và nhận được sự đồng thuận, nhất trí cao của cử tri. Bên cạnh đó, công tác tiếp công dân, xử lý đơn, thư và giám sát việc giải quyết khiếu nại, tố cáo của công dân được ĐBQH trao đổi thẳng thắn, làm rõ những vấn đề vướng mắc.

 

Là tỉnh có đường biên giới tiếp giáp với nước CHDCND Lào, góp phần tiếp tục giữ gìn, phát huy truyền thống đoàn kết, hữu nghị giữa hai nước Việt Nam - Lào nói chung, giữa Quốc hội Việt Nam và Quốc hội Lào, giữa tỉnh Sơn La với các tỉnh Bắc Lào nói riêng, Đoàn ĐBQH tỉnh phối hợp tham gia tổ chức các sự kiện quan trọng, đón tiếp các đoàn công tác thăm, làm việc tại tỉnh, như: các hoạt động Năm đoàn kết hữu nghị Việt Nam - Lào năm 2017 nhân dịp kỷ niệm 35 năm Ngày thiết lập quan hệ ngoại giao, 40 năm Ngày ký Hiệp ước Hữu nghị và Hợp tác Việt Nam - Lào...

 

Bên cạnh đó, hằng năm nhân dịp lễ, tết, Đoàn ĐBQH tỉnh đã phối hợp với cấp ủy, chính quyền địa phương đến thăm hỏi, động viên, tặng quà các đồn biên phòng, xã đặc biệt khó khăn, gia đình chính sách, gia đình có công, Bà mẹ Việt Nam Anh hùng, các cán bộ lão thành cách mạng qua các thời kỳ. Các hoạt động an sinh xã hội của Đoàn đã góp phần chia sẻ, động viên nhân dân vượt qua khó khăn, làm tăng thêm mối quan hệ mật thiết, gắn bó giữa các ĐBQH tỉnh với cử tri và nhân dân.

 

Nhìn lại chặng đường hoạt động qua các thời kỳ, càng khẳng định vị thế, vai trò của đại biểu Quốc hội, Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh. Tự hào và tin tưởng, dưới sự lãnh đạo đúng đắn của Đảng, sự phối hợp chặt chẽ của các cơ quan trong bộ máy Nhà nước, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và sự ủng hộ và giám sát của nhân dân, thời gian tới,  Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Sơn La và các đại biểu Quốc hội tỉnh tiếp tục phát huy những kinh nghiệm và truyền thống vẻ vang của Quốc hội, đổi mới mạnh mẽ tổ chức và phương thức hoạt động, góp sức cùng Đảng bộ, chính quyền và nhân dân các dân tộc tỉnh Sơn La triển khai thực hiện hiệu quả Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh Sơn La lần thứ XV và Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng.

Quỳnh Ngọc
BÌNH LUẬN

Bạn còn 500/500 ký tự

Bạn vui lòng nhập từ 5 ký tự trở lên !!!

Tin mới

  • 'Tân binh trên thao trường

    Tân binh trên thao trường

    QP - AN - ĐN -
    Sau hơn 1 tháng nhập ngũ, các tân binh tại Tiểu đoàn I, Trung đoàn 754, Bộ CHQS tỉnh chững chạc hơn so với ngày đầu nhập ngũ. Các hoạt động sinh hoạt hằng ngày cũng như kỷ luật quân đội được thực hiện nền nếp, chính quy hơn.
  • 'Phê phán thói vô cảm, “vì dân suông” của một bộ phận cán bộ, đảng viên

    Phê phán thói vô cảm, “vì dân suông” của một bộ phận cán bộ, đảng viên

    Một trong những biểu hiện suy thoái cả về tư tưởng chính trị và đạo đức, lối sống của một bộ phận cán bộ, đảng viên đã được Nghị quyết Hội nghị Trung ương 4 (khóa XII) chỉ ra là: “Không còn ý thức hết lòng vì nước, vì dân”; “thờ ơ, vô cảm, thiếu trách nhiệm trước những khó khăn, bức xúc và đòi hỏi chính đáng của nhân dân”.
  • 'Triệu trái tim cùng hướng về đất Tổ

    Triệu trái tim cùng hướng về đất Tổ

    Văn hoá - Xã hội -
    Nước Việt Nam ta có một di tích lịch sử được các nhà sử học đánh giá là “siêu di tích” - đền thờ 18 đời Vua Hùng, nằm ở vùng đất trung du Phú Thọ - “đất Tổ” của trăm họ dân Việt trên khắp thế giới. Mồng Mười tháng Ba âm lịch, nếu không thể trực tiếp hành hương thắp nhang cúng Tổ thì người Việt Nam mọi miền cùng hướng về đỉnh núi Nghĩa Lĩnh (xã Hy Cương, thành phố Việt Trì) bái vọng chốn linh thiêng, đó là nơi khởi đầu cho sự mở mang một quốc gia có hàng nghìn năm văn hiến…
  • 'Xây dựng nông thôn mới thông minh

    Xây dựng nông thôn mới thông minh

    Chuyển đổi số -
    Duy trì, nâng cao các tiêu chí trong xây dựng nông thôn mới, nông thôn mới nâng cao, các địa phương trong tỉnh đã tập trung đầu tư hạ tầng công nghệ thông tin, từng bước thực hiện chuyển đổi số trong quản lý, điều hành và phát triển kinh tế - xã hội.
  • 'Nâng cao hiệu quả công tác tuyên truyền miệng

    Nâng cao hiệu quả công tác tuyên truyền miệng

    VẤN ĐỀ HÔM NAY -
    Thực hiện chủ trương của Đảng về đổi mới và nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác tuyên truyền miệng trong tình hình mới, nhận thức của các cấp ủy, người đứng đầu cấp ủy, chính quyền các cấp và cán bộ, đảng viên về tầm quan trọng của công tác tuyên truyền miệng được nâng lên. Vai trò của đội ngũ báo cáo viên được phát huy, hoạt động đi vào nền nếp, luôn bám sát cơ sở, là lực lượng nòng cốt trong thực hiện công tác tuyên truyền miệng, góp phần định hướng tư tưởng, dư luận xã hội, tạo sự thống nhất trong nhận thức và hành động, thúc đẩy nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.
  • '“Dân vận khéo” ở Ban CHQS Mường La

    “Dân vận khéo” ở Ban CHQS Mường La

    Xây dựng Đảng -
    Cùng với nhiệm vụ huấn luyện sẵn sàng chiến đấu, Ban CHQS huyện Mường La tích cực triển khai các hoạt động dân vận giúp nhân dân, tạo mối quan hệ gắn bó, góp phần lan tỏa hình ảnh đẹp Bộ đội Cụ Hồ.
  • 'Đảm bảo an ninh kinh tế phục vụ phát triển kinh tế, xã hội

    Đảm bảo an ninh kinh tế phục vụ phát triển kinh tế, xã hội

    An ninh trật tự -
    Với phương châm: “An ninh chủ động”, “Phát triển phải đi đôi với bảo vệ kinh tế và đảm bảo an ninh quốc gia”, Phòng An ninh kinh tế, Công an tỉnh luôn chủ động phát hiện những bất cập, sơ hở, kịp thời tham mưu cấp ủy Đảng, chính quyền địa phương, Ban Giám đốc Công an tỉnh các biện pháp giải quyết kịp thời, góp phần giữ vững an ninh chính trị, an ninh kinh tế tại địa phương.
  • 'Phát triển phong trào văn nghệ trong trường học

    Phát triển phong trào văn nghệ trong trường học

    Văn hoá - Xã hội -
    Huyện Sốp Cộp luôn quan tâm đến các phong trào văn nghệ, tạo không khí vui tươi, phấn khởi và sân chơi lành mạnh cho học sinh tại các trường học trên địa bàn, góp phần thực hiện hiệu quả phong trào “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực”.
  • 'Một thời hoa lửa

    Một thời hoa lửa

    70 năm sau chiến thắng Điện Biên Phủ, Đại tá Nguyễn Văn Cường, nguyên Phó Cục trưởng Cục Hậu cần, Quân khu 2, hiện đang sinh sống ở tiểu khu Bệnh viện, thị trấn Nông trường Mộc Châu, huyện Mộc Châu, vẫn nhớ ký ức một thời hoa lửa cùng đồng đội “khoét núi, ngủ hầm, mưa dầm, cơm vắt”, làm nên chiến thắng Điện Biên Phủ “lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu”.
  • 'Nông dân Mai Sơn chăm sóc cây ăn quả

    Nông dân Mai Sơn chăm sóc cây ăn quả

    Nông nghiệp -
    Với trên 11.200 ha cây ăn quả các loại, sản lượng trên 90.000 tấn/năm, huyện Mai Sơn là một trong những địa phương có sản lượng cây ăn quả lớn của tỉnh. Thời điểm này, bà con nông dân trong huyện đang tập trung chăm sóc, duy trì cho cây ăn quả phát triển, đảm bảo năng suất, chất lượng mùa vụ.
  • 'Vai trò của các HTX trong liên kết sản xuất

    Vai trò của các HTX trong liên kết sản xuất

    Xã hội -
    Phát huy tiềm năng, thế mạnh của địa phương, huyện Bắc Yên có nhiều hợp tác xã được thành lập, áp dụng những cách làm mới, liên kết sản xuất hiệu quả, giúp tăng thu nhập cho thành viên, góp phần phát triển nông nghiệp bền vững.