Những “cột mốc sống” trên biển quê hương

Kiên cường bám trụ với nghề đi biển truyền thống, mỗi lúc ra khơi đánh bắt thủy hải sản, những ngư dân huyện Phú Lộc (Thừa Thiên Huế) đã thực sự là những “cột mốc sống” giữa Biển Đông góp phần bảo vệ chủ quyền biển đảo thiêng liêng của Tổ quốc.

Lực lượng chức năng phối hợp tuyên truyền pháp luật đối với bà con ngư dân

Sau chuyến bám biển dài ngày, ngư dân của trên 20 tàu thuyền đánh bắt, thu mua thủy hải sản xa bờ tại các xã Khu Ba, Lộc Bình thuộc huyện Phú Lộc lại có dịp gặp mặt trao đổi thông tin về tình hình biển đảo. Các ngư dân hào hứng, chăm chú khi cán bộ Đồn Biên phòng Vinh Hiền tuyên truyền về tính pháp lý chủ quyền Biển Đông của Việt Nam; các chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước trong việc bảo vệ chủ quyền biển đảo của Tổ quốc… Anh Nguyễn Văn Thường chia sẻ: “Ngư dân chúng tôi đều phải nắm vững quy định của pháp luật Việt Nam, Công ước Luật Biển 1982 và các quy định về hoạt động khai thác khơi xa như chế độ thông tin, xác định vị trí tọa độ... để đánh bắt, khai thác đúng ngư trường quy định của nước ta trên khu vực Biển Đông”.

Tìm hiểu được biết, thực hiện chủ trương thành lập các đội tàu thuyền đoàn kết trên biển, cấp ủy, chính quyền các xã Khu Ba, Lộc Bình đã tích cực phối hợp cùng Đồn Biên phòng Vinh Hiền vận động ngư dân đoàn kết gắn bó để nâng cao hiệu quả khai thác hải sản trên biển và tham gia bảo vệ chủ quyền biển đảo. Ngư dân còn góp phần vào công tác đấu tranh, ngăn chặn các vụ vi phạm pháp luật, luật pháp quốc tế trên biển và các hành vi xâm phạm chủ quyền, an ninh trật tự trong vùng lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam. Đồng thời, bà con ngư dân cũng ngày càng hiểu rõ lợi ích thiết thực của việc tham gia vào đội tàu thuyền đoàn kết, nên đã hưởng ứng, tự nguyện viết đơn xin gia nhập. Trong mỗi đợt đi biển, những thông tin về vị trí tọa độ, phương án đấu tranh trên biển đều được bà con ngư dân phối hợp thực hiện nhằm bảo vệ ngư trường và tham gia bảo vệ chủ quyền biển đảo, nâng cao hiệu quả khai thác đánh bắt. Chỉ tính từ năm 2015 đến nay, các đội tàu thuyền đoàn kết đã phát hiện và kịp thời báo cho Đồn Biên phòng Vinh Hiển, chính quyền địa phương hàng trăm nguồn tin về tố giác tội phạm, tệ nạn xã hội; từ đó giúp lực lượng chức năng điều tra, xác minh làm rõ, xử lý nhiều vụ việc vi phạm.

Theo đồng chí Đại úy Hoàng Mạnh Tý, Chính trị viên phó Đồn Biên phòng Vinh Hiển, với phương châm “đồng hành với bà con ngư dân”, đơn vị đã phối hợp cùng các ban, ngành, đoàn thể địa tranh thủ giữa những mùa biển động, mùa nghỉ trăng của ngư dân để tuyên truyền về “Ngày biên phòng toàn dân”; đồng thời phát động phong trào quần chúng tham gia tự quản về chủ quyền vùng biển và an ninh trật tự ở khu vực biên giới biển, xây dựng khu dân cư, bến bãi an toàn... Nhờ vậy, nhìn chung nhận thức và ý thức trách nhiệm của ngư dân đã dần được nâng lên. “Những ngư dân ở các xã Khu Ba, Lộc Bình đã thực sự trở thành những cột mốc sống trên biển. Nhìn những đội tàu thuyền đoàn kết ra khơi, sắc cờ đỏ tung bay trong gió chính là sự khẳng định rõ ràng về chủ quyền biển, đảo quê hương”, đồng chí Đại úy Hoàng Mạnh Tý chia sẻ thêm với chúng tôi.

Có thể thấy, với việc kiên cường bám trụ cùng nghề đi biển, vượt qua những khó khăn, nguy hiểm, bà con ngư dân huyện Phú Lộc (Thừa Thiên Huế) đã góp một phần không nhỏ khẳng định chủ quyền biển, đảo của Tổ quốc. Họ đồng thời cũng là những “hạt nhân” xây dựng phong trào đánh bắt hải sản, tăng sản lượng kinh tế, tạo lập các mô hình đảm bảo an ninh trật tự trong mỗi tàu thuyền cũng như cho các thuyền viên địa phương. “Chúng tôi đã và sẽ tiếp tục bám biển để vừa đánh bắt thủy hải sản vừa bảo vệ chủ quyền biển đảo quê hương”, ngư dân Nguyễn Văn Thường khẳng định./.

Theo ĐCSVN
BÌNH LUẬN

Bạn còn 500/500 ký tự

Bạn vui lòng nhập từ 5 ký tự trở lên !!!

Tin mới

  • 'Đồng bộ các giải pháp thúc đẩy tiêu thụ nông sản

    Đồng bộ các giải pháp thúc đẩy tiêu thụ nông sản

    Audio -
    Là vùng cây ăn quả lớn của tỉnh, huyện Yên Châu có trên 11.600 ha cây ăn quả các loại, trong đó hơn 9.000 ha xoài, mận hậu, nhãn đang chuẩn bị vào vụ thu hoạch. Đảm bảo các điều kiện tiêu thụ, huyện tích cực triển khai các phương án kết nối, tìm kiếm thị trường; đẩy mạnh hoạt động xúc tiến thương mại, quảng bá sản phẩm.
  • 'Khen thưởng tổ chức đảng và đảng viên thực chất, hiệu quả

    Khen thưởng tổ chức đảng và đảng viên thực chất, hiệu quả

    Audio -
    Đảng bộ tỉnh có 17 đảng bộ trực thuộc, 829 tổ chức cơ sở đảng, 3.890 chi bộ trực thuộc đảng ủy cơ sở, với tổng số 92.460 đảng viên. Những năm qua, Ban Thường vụ Tỉnh ủy đã tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo việc đánh giá, xếp loại và khen thưởng tổ chức đảng và đảng viên bảo đảm thực chất, hiệu quả, góp phần xây dựng tổ chức đảng trong sạch, vững mạnh.
  • 'Nơi đào tạo những tài năng thể thao

    Nơi đào tạo những tài năng thể thao

    Thể thao - Du lịch -
    Năm 2023, các VĐV của Sơn La đã góp mặt ở 34 giải đấu toàn quốc, khu vực và thế giới với giành 43 huy chương vàng, 28 huy chương bạc, 49 huy chương đồng. Con số này là những nỗ lực của tập thể Trung tâm Huấn luyện và Thi đấu TDTT - nơi đào tạo những tài năng trẻ thể thao của tỉnh.
  • 'Chuẩn bị tổ chức chương trình “Hành trình nhân đạo - Trao nhận yêu thương” năm 2024 tại tỉnh Sơn La

    Chuẩn bị tổ chức chương trình “Hành trình nhân đạo - Trao nhận yêu thương” năm 2024 tại tỉnh Sơn La

    Thời sự - Chính trị -
    Ngày 29/3, Đoàn công tác của Trung ương Hội Chữ thập đỏ Việt Nam, do đồng chí Nguyễn Hải Anh, Phó Chủ tịch kiêm Tổng Thư ký Trung ương Hội Chữ thập đỏ Việt Nam đã làm việc tại tỉnh Sơn La về phối hợp chỉ đạo, tổ chức chương trình “Hành trình nhân đạo - Trao nhận yêu thương” năm 2024.
  • 'Khát vọng và cống hiến

    Khát vọng và cống hiến

    QP - AN - ĐN -
    Những năm qua, các đoàn viên thanh niên, hội viên phụ nữ Công an Sơn La đã phát huy tinh thần xung kích, sáng tạo, tình nguyện, khắc phục mọi khó khăn, hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao. Trên mỗi trận tuyến, ở mỗi lĩnh vực công tác, những đoàn viên, thanh niên và những nữ chiến sĩ Công an Sơn La luôn năng động, sáng tạo, góp phần bảo vệ bình yên cho cuộc sống của nhân dân.
  • 'Nhân dân Suối Thín mong sớm hoàn thành tuyến đường bê tông về bản

    Nhân dân Suối Thín mong sớm hoàn thành tuyến đường bê tông về bản

    Xã hội -
    Cách trung tâm xã Chiềng Sơn, huyện Mộc Châu khoảng 8 km, từ nhiều năm nay, tuyến đường về bản Suối Thín vẫn còn hơn nửa là đường đất. Mặt đường bụi bặm khi trời nắng, lầy lội khi trời mưa. Bà con nơi đây mong muốn có được tuyến đường bê tông để đi lại bớt khó khăn, nhọc nhằn và trao đổi hàng hóa thuận lợi.
  • 'Nỗ lực nâng cao chất lượng dạy và học ở Sam Kha

    Nỗ lực nâng cao chất lượng dạy và học ở Sam Kha

    Khoa Giáo -
    Từ trung tâm huyện vượt hơn 40 km đường đèo, dốc quanh co, chúng tôi đến Trường PTDT bán trú tiểu học và THCS Sam Kha, huyện Sốp Cộp. Những năm qua, thầy và trò nhà trường luôn khắc phục khó khăn, nỗ lực nâng cao chất lượng dạy và học.
  • 'Nhịp sống mới ở Chiềng Pha

    Nhịp sống mới ở Chiềng Pha

    Xã hội -
    Là xã vùng 3 của huyện Thuận Châu, Chiềng Pha có lợi thế nằm dọc quốc lộ 6, những năm qua, cùng với chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi, xã đã đẩy mạnh phát triển tiểu thủ công nghiệp và dịch vụ, tạo việc làm, nâng cao đời sống nhân dân.
  • 'Đồng bộ các giải pháp thúc đẩy tiêu thụ nông sản

    Đồng bộ các giải pháp thúc đẩy tiêu thụ nông sản

    Kinh tế -
    Là vùng cây ăn quả lớn của tỉnh, huyện Yên Châu có trên 11.600 ha cây ăn quả các loại, trong đó hơn 9.000 ha xoài, mận hậu, nhãn đang chuẩn bị vào vụ thu hoạch. Đảm bảo các điều kiện tiêu thụ, huyện tích cực triển khai các phương án kết nối, tìm kiếm thị trường; đẩy mạnh hoạt động xúc tiến thương mại, quảng bá sản phẩm.