Nhiều giải pháp nâng cao đời sống người dân

Xác định nâng cao thu nhập, xóa đói giảm nghèo là một trong những nội dung quan trọng, góp phần thúc đẩy hoàn thành các tiêu chí trong xây dựng nông thôn mới, những năm qua, huyện Phù Yên đã triển khai nhiều giải pháp, ưu tiên tập trung nguồn lực đầu tư, khuyến khích, hỗ trợ người dân phát triển sản xuất, nâng cao thu nhập và vươn lên thoát nghèo.

Ca sản xuất của công nhân Nhà máy may Phù Yên.

             

Là địa phương có tiềm năng phát triển kinh tế nông nghiệp, Đảng bộ huyện Phù Yên đã tập trung lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện nhiệm vụ phát triển sản xuất nông nghiệp, phát huy tiềm năng, lợi thế của các tiểu vùng. Huy động khai thác và sử dụng hiệu quả các nguồn lực chuyển đổi cơ cấu kinh tế, chỉ đạo ngành chức năng và các địa phương tập trung tuyên truyền, vận động người dân mạnh dạn chuyển đổi mô hình sản xuất, áp dụng khoa học kỹ thuật để tăng năng suất, sản lượng cây trồng... Nhằm, khai thác hiệu quả tiềm năng, huyện Phù Yên đã chia thành bốn tiểu vùng kinh tế, phát triển hợp lý các ngành nghề. Trong đó, 6 xã vùng Mường tập trung trồng cây ăn quả, xây dựng nhãn hiệu sản phẩm gắn với chuỗi giá trị hàng hóa; phát triển chăn nuôi đại gia súc, khoanh nuôi bảo vệ rừng, trồng rừng, bảo vệ môi trường sinh thái. Thị trấn và 9 xã khu vực cánh đồng Mường Tấc thâm canh lúa nước chất lượng cao theo hướng canh tác hữu cơ; hình thành vùng sản xuất gạo Mường Tấc; tỏi khu vực Gia Phù, Tường Phù; rau, củ, quả ở Huy Bắc, Huy Tân. Đồng thời, mở rộng và phát triển cụm công nghiệp Gia Phù, Quang Huy; xây dựng, phát triển thương mại dịch vụ và du lịch. 9 xã thuộc vùng hồ Sông Đà phát huy lợi thế lòng hồ, phát triển nghề nuôi trồng, đánh bắt và hình thành các HTX nuôi thủy sản gắn với bảo vệ nguồn lợi thủy sản; phát triển chăn nuôi gắn với trồng cỏ, bảo vệ rừng tái sinh, trồng rừng, phát triển cây ăn quả; mở rộng dịch vụ du lịch, vận tải đường sông. 3 xã vùng cao tập trung trồng rừng, bảo vệ rừng; canh tác ruộng bậc thang, khai hoang ruộng nước, phát triển chăn nuôi đại gia súc...

             

Trên cơ sở phân chia thành các tiểu vùng kinh tế, nhiều HTX trong lĩnh vực nông nghiệp được thành lập, xây dựng các mô hình kinh tế gắn với chuỗi sản phẩm OCOP; từng bước giảm diện tích cây lương thực kém hiệu quả, cải tạo vườn tạp, ứng dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất. Nổi bật, là việc triển khai thực hiện Đề án chuyển đổi cây trồng trên đất dốc giai đoạn 2017-2020, toàn huyện hiện có hơn 2.800 ha trồng cây ăn quả; trong đó cây cam được Cục sở hữu trí tuệ (Bộ Khoa học và Công nghệ) cấp Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu “Cam Phù Yên”. Huyện phối hợp với Học viện Công nghệ xanh, Hiệp hội hữu cơ Việt Nam và các Công ty triển khai trồng 150 ha lúa hướng hữu cơ trên cánh đồng Mường Tắc gắn liên kết chuỗi giá trị, tiêu thụ sản phẩm. Bên cạnh đó, huyện đã khai thác hiệu quả hơn 3.000 ha mặt nước hồ thủy điện Hòa Bình và các hồ thủy lợi để phát triển nghề nuôi trồng, khai thác thủy sản. Hiện, trên địa bàn toàn huyện có 767 lồng cá, sản lượng đạt 1.100 tấn/năm. Chương trình phát triển chăn nuôi được chú trọng với hơn 112 nghìn con gia súc, trên 800 nghìn con gia cầm; huyện đã thực hiện tốt chính sách hỗ trợ con giống theo Chương trình 30a, giúp các hộ nghèo có điều kiện phát triển chăn nuôi theo hướng hàng hóa. Đến nay, đã xây dựng được 6 chuỗi liên kết sản xuất, tiêu thụ sản phẩm, gồm 5 chuỗi lĩnh vực trồng trọt và 1 chuỗi chăn nuôi. Để khuyến khích người dân liên kết phát triển sản xuất, tìm đầu ra cho sản phẩm huyện đã tuyên truyền, vận động người dân thành lập được 23 HTX nông nghiệp... 

             

Công tác giảm nghèo, giảm nghèo bền vững được quan tâm, huyện đã triển khai hiệu quả lồng ghép các chương trình, dự án, chính sách hỗ trợ người nghèo; đẩy mạnh phong trào giúp nhau làm kinh tế, hỗ trợ vốn vay ưu đãi, kỹ thuật, kiến thức quản lý kinh doanh, lao động; hỗ trợ cây, con giống, phát triển sản xuất, kinh doanh... Từ năm 2015 đến nay, đã giải quyết việc làm cho hơn 14.700 người, hiện có trên 14.000 lao động làm việc tại các doanh nghiệp trong và ngoài huyện, với mức thu nhập bình quân 5 triệu đồng/người/tháng. Từ những giải pháp hiệu quả, thiết thực đời sống của nhân dân được cải thiện và nâng lên đáng kể, tỷ lệ hộ nghèo giảm từ 29,91% năm 2015 xuống còn 15,5% năm 2020. Tháng 3/2018, huyện được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt là huyện thoát nghèo. Đời sống của người dân được nâng lên đã góp phần tích cực vào kết quả chương trình xây dựng NTM trên địa bàn. Đến hết năm 2020, Phù Yên có 7/26 xã đạt chuẩn nông thôn mới; 19 xã đạt từ 10-14 tiêu chí, không có xã đạt dưới 10 tiêu chí.

             

Thời gian tới, huyện Phù Yên tiếp tục đẩy mạnh phát triển nông nghiệp toàn diện, chú trọng sản xuất nông nghiệp theo hướng hữu cơ, áp dụng công nghệ cao, khuyến khích, tạo điều kiện cho sản xuất hàng hóa tập trung, chuyên canh phù hợp với nhu cầu thị trường; thu hút mạnh các nguồn lực đầu tư vào nông nghiệp, ứng dụng công nghệ sinh học, nâng cao chất lượng sản phẩm, gắn với xây dựng, bảo vệ và phát triển thương hiệu các sản phẩm chủ lực của huyện. Phấn đấu đến năm 2025 toàn huyện có 12 xã đạt chuẩn nông thôn mới.

Việt Anh
BÌNH LUẬN

Bạn còn 500/500 ký tự

Bạn vui lòng nhập từ 5 ký tự trở lên !!!

Tin mới

  • 'Sông Mã phát triển vùng nguyên liệu quế

    Sông Mã phát triển vùng nguyên liệu quế

    Kinh tế -
    Triển khai Đề án "Phát triển quế trên địa bàn huyện, giai đoạn 2022-2025, định hướng đến năm 2023", huyện Sông Mã đã tích cực vận động nhân dân tham gia trồng quế với mục tiêu tạo vùng nguyên liệu tập trung gắn với công nghiệp chế biến, góp phần phủ xanh đất trống đồi trọc, tạo thu nhập cho nhân dân.
  • 'Phát huy vai trò lãnh đạo của Đảng trong hoạt động tín dụng chính sách

    Phát huy vai trò lãnh đạo của Đảng trong hoạt động tín dụng chính sách

    Xây dựng Đảng -
    Thực hiện Chỉ thị số 40-CT/TW ngày 22/11/2014 của Ban Bí thư Trung ương Đảng về “Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với tín dụng chính sách xã hội”, huyện Vân Hồ đã triển khai đồng bộ các giải pháp và đạt được nhiều kết quả tích cực. Quy mô tăng trưởng tín dụng mở rộng, đảm bảo nguồn vốn tín dụng chính sách đến với người được thụ hưởng, góp phần thực hiện hiệu quả mục tiêu xóa đói, giảm nghèo, tạo việc làm và đảm bảo an sinh xã hội.
  • 'Thực hiện khâu đột phá ở Đảng bộ xã Phổng Lập

    Thực hiện khâu đột phá ở Đảng bộ xã Phổng Lập

    Xây dựng Đảng -
    Đảng bộ xã Phổng Lập, huyện Thuận Châu, có 359 đảng viên, sinh hoạt tại 19 chi bộ trực thuộc. Năm 2024, Đảng ủy xã chọn nội dung “Chỉ đạo bản Nà Khoang xây dựng mô hình tiêu biểu nông thôn mới sáng, xanh, sạch, đẹp, văn minh” và xây dựng mô hình “Quả mắc khén đạt OCOP” làm khâu đột phá trong học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh. 
  • 'Agribank Quỳnh Nhai đẩy mạnh chuyển đổi số

    Agribank Quỳnh Nhai đẩy mạnh chuyển đổi số

    Chuyển đổi số -
    Nâng cao chất lượng phục vụ, mang đến cho khách hàng nhiều cơ hội trải nghiệm các dịch vụ ngân hàng số hiện đại, nhanh chóng, Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam (Agribank) Chi nhánh huyện Quỳnh Nhai đẩy mạnh chuyển đổi số, đáp ứng các nhu cầu của khách hàng và bắt kịp xu thế của thời đại công nghệ cao.
  • 'Chăm lo đời sống đoàn viên, người lao động

    Chăm lo đời sống đoàn viên, người lao động

    Xã hội -
    Bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của đoàn viên, người lao động, Liên đoàn Lao động huyện Mai Sơn đã triển khai nhiều chương trình, hoạt động thiết thực hướng về đoàn viên công đoàn và người lao động.
  • 'Thúc đẩy phong trào chạy bộ phát triển, chuyên nghiệp

    Thúc đẩy phong trào chạy bộ phát triển, chuyên nghiệp

    Thể thao -
    Chạy bộ đang là một trong những môn thể thao được nhiều người ưa chuộng vì không chỉ tốt cho sức khỏe mà còn giúp kết nối những người có cùng niềm đam mê, không phân biệt độ tuổi, thành phần. Câu lạc bộ những người chạy bộ Sơn La (Sơn La Runners, tên viết tắt R26) được thành lập đã và đang góp phần cổ vũ, thúc đẩy phong trào chạy bộ trên địa bàn tỉnh ngày càng phát triển và chuyên nghiệp.
  • 'Ký ức của người lính Điện Biên năm xưa

    Ký ức của người lính Điện Biên năm xưa

    Đã 70 năm trôi qua, nhưng trong ký ức của cựu chiến binh Lường Văn Đảng, sinh năm 1925, bản Nong Cóc, xã Pắc Ngà, huyện Bắc Yên, không bao giờ quên những tháng năm cùng đồng đội chiến đấu, góp phần làm nên chiến thắng Điện Biên Phủ “lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu”.
  • 'Nâng độ che phủ rừng, tăng thu nhập cho nhân dân

    Nâng độ che phủ rừng, tăng thu nhập cho nhân dân

    Xã hội -
    Những năm qua, huyện Sốp Cộp đã tích cực vận động nhân dân trồng các loại cây thông để phủ xanh những vùng đất trống, đồi trọc, đảm bảo nguồn nguyên liệu phục vụ chế biến gỗ. Các mô hình trồng thông ngày càng được nhân rộng, giúp tăng thu nhập cho nhân dân và từng bước đưa lâm nghiệp phát triển bền vững.
  • 'Tăng cường quản lý các cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm

    Tăng cường quản lý các cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm

    Xã hội -
    Thực hiện nhiệm vụ được giao, Sở Công Thương đã chỉ đạo phòng chuyên môn rà soát, nắm bắt tình hình, hoạt động, phối hợp thanh tra, kiểm tra, hậu kiểm các cơ sở sản xuất, chế biến, kinh doanh thực phẩm thuộc ngành quản lý, nhằm bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm, bảo vệ người tiêu dùng.
  • 'Lan tỏa tinh thần đổi mới trong hoạt động giải trình

    Lan tỏa tinh thần đổi mới trong hoạt động giải trình

    Diễn đàn cử tri -
    Cử tri và nhân dân ghi nhận và đánh giá cao việc lần đầu Ủy ban Thường vụ Quốc hội ban hành Nghị quyết số 969/NQ-UBTVQH15 ngày 25/1/2024 hướng dẫn chi tiết việc tổ chức hoạt động giải trình tại phiên họp Hội đồng Dân tộc, các ủy ban của Quốc hội. Điều này giúp tiếp tục nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động giải trình, thể hiện rõ nét tinh thần đổi mới của Quốc hội trong lĩnh vực giám sát.