Nhiều giải pháp đồng bộ xây dựng vùng nguyên liệu nông sản phục vụ xuất khẩu

Đến hết tháng 10, tổng giá trị xuất khẩu nông sản của tỉnh đạt hơn 105 triệu USD, ước thực hiện cả năm 2018 sẽ cán mốc 115 triệu USD. Đây là kết quả tích cực, mở ra hướng tiêu thụ nông sản bền vững cho nông dân. Kết quả đó có sự đóng góp quan trọng của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn trong việc xây dựng, quản lý vùng nguyên liệu nông sản phục vụ xuất khẩu, đảm bảo sản phẩm, đáp ứng các yêu cầu về chất lượng, vệ sinh an toàn thực phẩm, được người tiêu dùng đánh giá cao, ưa chuộng và tin dùng.

 

Sản xuất rau xanh theo quy trình VietGAP tại HTX rau an toàn bản Ta Niết, xã Chiềng Hắc (Mộc Châu).

 

Thực hiện kế hoạch xuất khẩu nông sản năm 2018 của tỉnh, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã triển khai hiệu quả các chính sách hỗ trợ các tổ chức, cá nhân áp dụng quy trình thực hành sản xuất nông nghiệp tốt. Phối hợp với Công ty VinECo triển khai chương trình đồng hành hỗ trợ và thúc đẩy sản xuất nông nghiệp Việt. Chỉ đạo các đơn vị trực thuộc tổ chức tuyên truyền, hướng dẫn các doanh nghiệp, các HTX, hộ gia đình tổ chức sản xuất, chăm sóc theo quy trình kỹ thuật, đảm bảo chất lượng nông sản đủ tiêu chuẩn xuất khẩu; hướng dẫn ghi chép, kiểm soát tài liệu và hồ sơ, quy trình sản xuất cho từng cây trồng để đảm bảo sản phẩm an toàn thực phẩm, an toàn môi trường, an toàn cho người lao động và truy xuất được nguồn gốc. Chỉ đạo Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật chủ trì tổ chức các lớp tập huấn kiến thức an toàn thực phẩm; sử dụng các loại phân bón đúng kỹ thuật đạt hiệu quả cao đảm bảo an toàn thực phẩm và hạn chế gây ô nhiễm môi trường; sử dụng thuốc bảo vệ thực vật theo nguyên tắc 4 đúng, thu gom bao gói thuốc bảo vệ thực vật sau sử dụng để tiêu hủy đúng quy định; hướng dẫn cho các doanh nghiệp, HTX, hộ sản xuất chuỗi rau, quả áp dụng quy trình thực hành sản xuất nông nghiệp tốt VietGAP. Xây dựng bộ thuốc bảo vệ thực vật được phép sử dụng để khuyến cáo người sản xuất sử dụng trong các mã vùng trồng phục vụ công tác xuất khẩu.

Công tác kiểm tra, giám sát sản xuất được đặc biệt quan tâm. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tích cực phối hợp với tổ chức cấp chứng nhận như: Trung tâm Kiểm dịch thực vật sau nhập khẩu I; Trung tâm Chất lượng nông lâm thủy sản vùng I (Cục Quản lý chất lượng nông lâm và thủy sản)... kiểm tra, giám sát việc thực hiện quy trình sản xuất, ghi chép nhật ký của các tổ chức, cá nhân được cấp chứng nhận theo quy định. Định kỳ 1 lần/tháng tổ chức kiểm tra, giám sát hoạt động sản xuất, sổ ghi chép nhật ký trong mã số vùng trồng, kiểm tra về vệ sinh, quản lý dịch hại trong mã số vùng sản xuất, kiểm tra việc sử dụng thuốc bảo vệ thực vật theo đúng danh mục thuốc bảo vệ thực vật được phép sử dụng. Đồng thời, tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra các cơ sở sản xuất, kinh doanh giống cây trồng, thủy sản, thuốc BVTV, thuốc thủy sản, vật tư nông nghiệp.

Niên vụ sản xuất năm nay, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã chỉ đạo xây dựng vùng nguyên liệu phục vụ xuất khẩu với tổng diện tích 9.490 ha cây trồng các loại được cấp chứng nhận VietGAP và tương đương tại các huyện, thành phố, gồm: Gần 60 ha xoài được cấp giấy chứng nhận VietGAP và 29,5 ha xoài được cấp mã vùng trồng xuất khẩu; 66 ha nhãn được cấp chứng nhận VietGAP và 126 ha nhãn được mã vùng trồng xuất khẩu; gần 29 ha chanh leo được cấp chứng nhận VietGAP, GlobalGAP; 105 ha mận; 13 ha bơ; 5,2 ha thanh long; 115 ha chè và 83,5 ha rau được chứng nhận VietGAP; 9.000 ha cà phê đạt tiêu chuẩn 4C, UTZ...

Mô hình tưới nhỏ giọt theo công nghệ Israel gắn với sản xuất

theo quy trình VietGAP tại HTX Phương Nam, xã Lóng Phiêng (Yên Châu). 

Theo chủ trương của tỉnh, các mặt hàng nông sản xuất khẩu năm 2019, gồm: Đường, cà phê, chè, quả tươi và sản phẩm chế biến từ quả, tinh bột sắn, rau các loại, cá tầm... Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã tham mưu, trình UBND tỉnh xem xét, quyết định vùng sản xuất nông sản phục vụ xuất khẩu cụ thể về diện tích, sản lượng và gắn với đơn vị sản xuất và tiêu thụ sản phẩm. Tổng diện tích cây trồng áp dụng quy trình sản xuất VietGAP hoặc các tiêu chuẩn khác khoảng 19.960 ha, gồm: 8.800 ha cây ăn quả các loại, 606 ha chè và 255 ha rau áp dụng quy trình sản xuất VietGAP; 10.300 ha cà phê áp dụng quy trình sản xuất 4C, UTZ hoặc GAP; sản lượng cá tầm sản xuất áp dụng VietGAP khoảng 400 tấn. Tổng diện tích sản xuất nông sản theo hướng hữu cơ hoặc hữu cơ khoảng 2.915 ha, gồm: 2.400 ha cây ăn quả; 150 ha cây cà phê; 250 ha chè; 15 ha rau; 100 ha lúa.

Với các giải pháp đồng bộ và sự nỗ lực của ngành Nông nghiệp và Phát triển nông thôn trong việc xây dựng và quản lý chặt chẽ vùng nguyên liệu nông sản sẽ đảm bảo các tiêu chuẩn xuất khẩu vào các thị trường trên thế giới, góp phần đưa nông sản Sơn La vươn ra các thị trường lớn, nâng cao sức cạnh tranh và giá trị sản phẩm, tăng thu nhập cho người nông dân.

Minh Đức
BÌNH LUẬN

Bạn còn 500/500 ký tự

Bạn vui lòng nhập từ 5 ký tự trở lên !!!

Tin mới

  • 'Người dân vất vả mưu sinh dưới nắng nóng

    Người dân vất vả mưu sinh dưới nắng nóng

    Văn hóa - Xã hội -
    Những ngày qua, trên địa bàn tỉnh Sơn La xảy ra tình trạng nắng nóng cục bộ tại nhiều địa phương. Nhiệt độ ngoài trời có thời điểm lên đến hơn 40 độ C gây ảnh hưởng không nhỏ đến công việc mưu sinh và đời sống sinh hoạt của người dân, nhất là những người lao động.
  • 'Chiến dịch Điện Biên Phủ: Ngày 19-4-1954, quân ta bắn cháy xe tăng địch

    Chiến dịch Điện Biên Phủ: Ngày 19-4-1954, quân ta bắn cháy xe tăng địch

    Chiến dịch Điện Biên Phủ: Ngày 19-4-1954, mặc dù máy ngắm súng ĐKZ bị hỏng, nhưng đồng chí Trần Đình Hùng đã bình tĩnh lắp đạn, ngắm mục tiêu qua nòng súng và bắn cháy một chiếc xe tăng. Chiến công của anh đã kết thúc công việc lấp đường hào, buộc địch phải rút lui.
  • 'Từ ngày 19/4, nắng nóng bao phủ toàn miền Bắc

    Từ ngày 19/4, nắng nóng bao phủ toàn miền Bắc

    Bạn cần biết -
    Ngày mai (19/4), phía Tây Bắc Bộ và từ Thanh Hóa đến Phú Yên có nắng nóng và nắng nóng gay gắt, với nhiệt độ cao nhất có nơi trên 39 độ C. Sau đó, ngày 20/4 nắng nóng mở rộng ra toàn khu vực phía Đông Bắc Bộ với nhiệt độ cao nhất có nơi trên 36 độ C.
  • 'Bảo tồn, phát huy giá trị di sản văn hóa phi vật thể

    Bảo tồn, phát huy giá trị di sản văn hóa phi vật thể

    Văn hoá - Xã hội -
    Sơn La có 12 dân tộc anh em sinh sống, mỗi dân tộc có nền văn hóa lâu đời, phong phú và đặc sắc. Đó là những di sản văn hóa phi vật thể có giá trị được đồng bào lưu giữ từ thế hệ này sang thế hệ khác, mang ý nghĩa đặc biệt, đại diện cho tín ngưỡng, văn hóa truyền thống và nguồn cội dân tộc.
  • 'Giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc gắn với du lịch cộng đồng

    Giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc gắn với du lịch cộng đồng

    Văn hoá - Xã hội -
    Những năm qua, Hội LHPN xã Ngọc Chiến, huyện Mường La đã vận động hội viên tham gia giữ gìn vệ sinh môi trường theo phương châm “Sạch nhà - sạch ngõ”, gắn với Cuộc vận động “Xây dựng gia đình 5 không, 3 sạch”, “Toàn dân đoàn kết xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh”, góp phần giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc, gắn với phát triển du lịch cộng đồng.
  • 'Nhớ mãi một thời hào hùng

    Nhớ mãi một thời hào hùng

    70 năm đã trôi qua, những ký ức về chiến dịch Điện Biên Phủ vẫn còn vẹn nguyên trong tâm trí của những chiến sĩ Điện Biên năm xưa, hiện đang ở huyện Sông Mã. Nay tuổi đều đã cao, nhưng nhắc tới chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ, trên gương mặt các cựu chiến binh vẫn ánh lên niềm tự hào.
  • 'Viettel Sơn La "Chung sức đồng lòng - Cộng hưởng giá trị - Kiến tạo tương lai"

    Viettel Sơn La "Chung sức đồng lòng - Cộng hưởng giá trị - Kiến tạo tương lai"

    Văn hoá - Xã hội -
    Trải qua 20 năm xây dựng và phát triển, Viettel Sơn La luôn nhận được sự quan tâm lãnh đạo trực tiếp của Đảng ủy, Ban lãnh đạo Tập đoàn Công nghiệp - Viễn thông Quân đội (Viettel), Tổng Công ty Viễn thông Viettel và sự quan tâm, tạo điều kiện của Tỉnh ủy, HĐND, UBND, Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh, cùng các sở, ban, ngành của tỉnh Sơn La. Đội ngũ cán bộ, nhân viên Viettel Sơn La đã không ngừng nỗ lực, đổi mới, sáng tạo, mở rộng phủ sóng rộng khắp từ thành thị tới vùng sâu, vùng xa, vùng cao, biên giới, kết nối viễn thông tới mọi người, mọi nhà, mọi miền, đáp ứng nhu cầu thông tin liên lạc phục vụ phát triển kinh tế - xã hội, đảm bảo quốc phòng, an ninh địa phương và thúc đẩy chuyển đổi số.
  • 'Nâng cao chất lượng giáo dục chính trị cho cán bộ, chiến sĩ

    Nâng cao chất lượng giáo dục chính trị cho cán bộ, chiến sĩ

    Quốc Phòng - An Ninh -
    Giáo dục chính trị, tư tưởng có vai trò quan trọng trong công tác quân sự, quốc phòng địa phương. Vì vậy, Ban CHQS huyện Sốp Cộp đã thực hiện đồng bộ các giải pháp nâng cao chất lượng công tác giáo dục chính trị, tư tưởng, nâng cao bản lĩnh cho cán bộ, chiến sĩ, góp phần xây dựng đơn vị vững mạnh toàn diện,
  • 'Phát huy vai trò nêu gương của đảng viên

    Phát huy vai trò nêu gương của đảng viên

    Xây dựng Đảng -
    Thực hiện phương châm “Đảng viên đi trước, làng nước theo sau”, Đảng bộ xã Hang Chú, huyện Bắc Yên, đã phát huy vai trò nêu gương, tiên phong, gương mẫu của đội ngũ cán bộ, đảng viên trong thực hiện nhiệm vụ được giao, góp phần xây dựng sự đoàn kết, thống nhất, chung sức thực hiện hiệu quả nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội.
  • 'Các đồng chí lãnh đạo tỉnh dâng hương tại Khu di tích Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Phủ Chủ tịch

    Các đồng chí lãnh đạo tỉnh dâng hương tại Khu di tích Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Phủ Chủ tịch

    Thời sự - Chính trị -
    Hướng tới kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954 - 7/5/2024); 65 năm Ngày Bác Hồ về thăm Tây Bắc tại Sơn La (7/5/1959 - 7/5/2024) và 134 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890 – 19/5/2024), ngày 18/4, Đoàn công tác của tỉnh Sơn La, do đồng chí Nguyễn Hữu Đông, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Trưởng Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh làm Trưởng đoàn, đã đến dâng hương tưởng niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Khu di tích Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Phủ Chủ tịch.