“Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam”

Từ chỗ người tiêu dùng “sính” hàng ngoại, ưa chuộng sử dụng hàng ngoại, sau 10 năm triển khai thực hiện Cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam” đã tạo ra bước chuyển biến quan trọng trong nhận thức và hành vi của người tiêu dùng trên địa bàn tỉnh theo hướng “ưu tiên mua sắm hàng Việt”, góp phần thúc đẩy kinh tế - xã hội phát triển và đề cao tinh thần yêu nước, tự tôn dân tộc.

Người dân mua sắm tại điểm bán hàng Việt tổ 1, phường Chiềng Sinh (Thành phố).

Ảnh: PV

Ban Chỉ đạo Cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam” của tỉnh đã xây dựng kế hoạch thực hiện, trong đó, đặc biệt quan tâm công tác tuyên truyền nâng cao nhận thức, thay đổi hành vi của người sản xuất và tiêu thụ sản phẩm hàng hóa thương hiệu Việt, tạo sự lan tỏa mạnh mẽ trong nhân dân. Tỉnh ta đã tập trung lãnh đạo, chỉ đạo triển khai các cơ chế, chính sách giải pháp chủ yếu, đồng bộ, tạo môi trường thông thoáng, thuận lợi cho các tổ chức kinh tế thúc đẩy sản xuất, lưu thông hàng hóa; cơ chế vay vốn, hỗ trợ lãi suất cho vay vốn để các doanh nghiệp duy trì sản xuất, kinh doanh, thực hiện các giải pháp bình ổn thị trường, giá cả, phục vụ nhân dân. Bên cạnh đó, tích cực kêu gọi, tạo điều kiện thuận lợi thu hút các doanh nghiệp tham gia bán hàng Việt khuyến mại; tổ chức các hội chợ, triển lãm; đưa hàng Việt về nông thôn; bình ổn giá thị trường...

Ông Lê Quang Trung, Phó Giám đốc Sở Công Thương, cho biết: Nhu cầu sử dụng hàng Việt chất lượng, giá phải chăng của người dân trên địa bàn các huyện, nhất là ở những vùng khó khăn là rất lớn. Do đó, việc tổ chức các phiên chợ hàng Việt về nông thôn là cơ hội tốt để người dân được mua sắm những mặt hàng chất lượng bảo đảm, giá thành hợp lý. Trong 10 năm qua, tỉnh ta đã tổ chức 186 hội chợ đưa hàng Việt Nam về nông thôn, trong đó có 106 hội chợ tổ chức tại trung tâm các huyện, thành phố, 80 hội chợ tại các cụm xã với gần 20.000 gian hàng các loại, thu hút gần 15.000 lượt doanh nghiệp, cơ sở sản xuất tham gia, giá trị trao đổi trên 400 tỷ đồng. Đồng thời, triển khai xây dựng mới 45 chợ, đưa tổng số chợ trên địa bàn tỉnh đến nay là 122 chợ; 1 trung tâm thương mại, 5 siêu thị và nhiều cửa hàng thương mại tiện ích; thiết lập các điểm bán hàng khu trưng bày giới thiệu sản phẩm hàng hóa đặc trưng của tỉnh tại các địa phương, lồng ghép với chương trình bình ổn thị trường; thiết lập 6 mô hình thí điểm bán hàng “Tự hào hàng Việt Nam” tại Thành phố và các huyện: Mộc Châu, Bắc Yên, Sông Mã.

 

Người dân lựa chọn hàng hóa tại điểm bán hàng Việt Nam trên địa bàn Thành phố.

 

Với sự vào cuộc tích cực của các cấp, các ngành và các thành phần kinh tế, bước đầu hình thành nét văn hóa trong sản xuất và tiêu dùng của người dân, dần xóa bỏ tâm lý “sính” hàng ngoại trong một bộ phận người dân, góp phần nâng cao sức cạnh tranh của hàng hóa sản xuất trong nước nói chung và hàng sản xuất tại địa phương nói riêng. Ngày càng có nhiều địa điểm đại lý, bán buôn, bán lẻ các mặt hàng “Made in Việt Nam”, nhiều cửa hàng còn in, dán tại quầy bán sản phẩm khẩu hiệu “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam” để nhắc nhở người tiêu dùng khi lựa chọn sản phẩm. Qua khảo sát, đến nay, tại các siêu thị, trung tâm thương mại, tỷ lệ hàng hóa sản xuất trong nước chiếm 80%; tại các chợ truyền thống, cửa hàng bán buôn, bán lẻ tỷ lệ hàng hóa sản xuất trong nước chiếm 75%. Đối với các mặt hàng lương thực, thực phẩm, thực phẩm chế biến có mặt ở tất cả các kênh phân phối trên thị trường, lựa chọn của người tiêu dùng chiếm 95% là các sản phẩm có nguồn gốc nội địa. Hàng tiêu dùng chiếm trên 70%, hàng may mặc chiếm 65% lựa chọn là hàng Việt, thông qua các kênh phân phối như chợ, hệ thống các cửa hàng, hệ thống siêu thị, trung tâm thương mại. Để đảm bảo chất lượng hàng hóa, lực lượng quản lý thị trường tăng cường kiểm tra nguồn gốc, chất lượng hàng hóa, vấn đề bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm và việc niêm yết giá bán hàng. Đồng thời, khuyến khích các doanh nghiệp có các chương trình khuyến mãi, thực hiện các chương trình từ thiện, an sinh xã hội lồng ghép trong khuôn khổ hội chợ... Vì vậy, các phiên chợ hàng Việt đã mang lại hiệu quả tích cực.

Để hàng Việt đến nhiều hơn với người tiêu dùng, các ngành liên quan của tỉnh cần tiếp tục đẩy mạnh công tác tuyên truyền, tổ chức thực hiện Cuộc vận động, tạo thói quen mua sắm hàng Việt. Đồng thời, thực hiện tốt việc triển khai hiệu quả chương trình xúc tiến thương mại thị trường, hỗ trợ doanh nghiệp quảng bá thương hiệu, tìm kiếm, mở rộng thị trường, liên kết, hợp tác, đầu tư. Phát triển kết cấu hạ tầng thương mại; khuyến khích doanh nghiệp đẩy mạnh hợp tác, liên kết trong các khâu cung cấp thông tin, khai thác thị trường, chống cạnh tranh không lành mạnh, chống bán phá giá, buôn bán hàng giả, hàng kém chất lượng.

Nguyễn Yến
BÌNH LUẬN

Bạn còn 500/500 ký tự

Bạn vui lòng nhập từ 5 ký tự trở lên !!!

Tin mới

  • 'Người dân vất vả mưu sinh dưới nắng nóng

    Người dân vất vả mưu sinh dưới nắng nóng

    Văn hóa - Xã hội -
    Những ngày qua, trên địa bàn tỉnh Sơn La xảy ra tình trạng nắng nóng cục bộ tại nhiều địa phương. Nhiệt độ ngoài trời có thời điểm lên đến hơn 40 độ C gây ảnh hưởng không nhỏ đến công việc mưu sinh và đời sống sinh hoạt của người dân, nhất là những người lao động.
  • 'Chiến dịch Điện Biên Phủ: Ngày 19-4-1954, quân ta bắn cháy xe tăng địch

    Chiến dịch Điện Biên Phủ: Ngày 19-4-1954, quân ta bắn cháy xe tăng địch

    Chiến dịch Điện Biên Phủ: Ngày 19-4-1954, mặc dù máy ngắm súng ĐKZ bị hỏng, nhưng đồng chí Trần Đình Hùng đã bình tĩnh lắp đạn, ngắm mục tiêu qua nòng súng và bắn cháy một chiếc xe tăng. Chiến công của anh đã kết thúc công việc lấp đường hào, buộc địch phải rút lui.
  • 'Từ ngày 19/4, nắng nóng bao phủ toàn miền Bắc

    Từ ngày 19/4, nắng nóng bao phủ toàn miền Bắc

    Bạn cần biết -
    Ngày mai (19/4), phía Tây Bắc Bộ và từ Thanh Hóa đến Phú Yên có nắng nóng và nắng nóng gay gắt, với nhiệt độ cao nhất có nơi trên 39 độ C. Sau đó, ngày 20/4 nắng nóng mở rộng ra toàn khu vực phía Đông Bắc Bộ với nhiệt độ cao nhất có nơi trên 36 độ C.
  • 'Bảo tồn, phát huy giá trị di sản văn hóa phi vật thể

    Bảo tồn, phát huy giá trị di sản văn hóa phi vật thể

    Văn hoá - Xã hội -
    Sơn La có 12 dân tộc anh em sinh sống, mỗi dân tộc có nền văn hóa lâu đời, phong phú và đặc sắc. Đó là những di sản văn hóa phi vật thể có giá trị được đồng bào lưu giữ từ thế hệ này sang thế hệ khác, mang ý nghĩa đặc biệt, đại diện cho tín ngưỡng, văn hóa truyền thống và nguồn cội dân tộc.
  • 'Giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc gắn với du lịch cộng đồng

    Giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc gắn với du lịch cộng đồng

    Văn hoá - Xã hội -
    Những năm qua, Hội LHPN xã Ngọc Chiến, huyện Mường La đã vận động hội viên tham gia giữ gìn vệ sinh môi trường theo phương châm “Sạch nhà - sạch ngõ”, gắn với Cuộc vận động “Xây dựng gia đình 5 không, 3 sạch”, “Toàn dân đoàn kết xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh”, góp phần giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc, gắn với phát triển du lịch cộng đồng.
  • 'Nhớ mãi một thời hào hùng

    Nhớ mãi một thời hào hùng

    70 năm đã trôi qua, những ký ức về chiến dịch Điện Biên Phủ vẫn còn vẹn nguyên trong tâm trí của những chiến sĩ Điện Biên năm xưa, hiện đang ở huyện Sông Mã. Nay tuổi đều đã cao, nhưng nhắc tới chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ, trên gương mặt các cựu chiến binh vẫn ánh lên niềm tự hào.
  • 'Viettel Sơn La "Chung sức đồng lòng - Cộng hưởng giá trị - Kiến tạo tương lai"

    Viettel Sơn La "Chung sức đồng lòng - Cộng hưởng giá trị - Kiến tạo tương lai"

    Văn hoá - Xã hội -
    Trải qua 20 năm xây dựng và phát triển, Viettel Sơn La luôn nhận được sự quan tâm lãnh đạo trực tiếp của Đảng ủy, Ban lãnh đạo Tập đoàn Công nghiệp - Viễn thông Quân đội (Viettel), Tổng Công ty Viễn thông Viettel và sự quan tâm, tạo điều kiện của Tỉnh ủy, HĐND, UBND, Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh, cùng các sở, ban, ngành của tỉnh Sơn La. Đội ngũ cán bộ, nhân viên Viettel Sơn La đã không ngừng nỗ lực, đổi mới, sáng tạo, mở rộng phủ sóng rộng khắp từ thành thị tới vùng sâu, vùng xa, vùng cao, biên giới, kết nối viễn thông tới mọi người, mọi nhà, mọi miền, đáp ứng nhu cầu thông tin liên lạc phục vụ phát triển kinh tế - xã hội, đảm bảo quốc phòng, an ninh địa phương và thúc đẩy chuyển đổi số.
  • 'Nâng cao chất lượng giáo dục chính trị cho cán bộ, chiến sĩ

    Nâng cao chất lượng giáo dục chính trị cho cán bộ, chiến sĩ

    Quốc Phòng - An Ninh -
    Giáo dục chính trị, tư tưởng có vai trò quan trọng trong công tác quân sự, quốc phòng địa phương. Vì vậy, Ban CHQS huyện Sốp Cộp đã thực hiện đồng bộ các giải pháp nâng cao chất lượng công tác giáo dục chính trị, tư tưởng, nâng cao bản lĩnh cho cán bộ, chiến sĩ, góp phần xây dựng đơn vị vững mạnh toàn diện,
  • 'Phát huy vai trò nêu gương của đảng viên

    Phát huy vai trò nêu gương của đảng viên

    Xây dựng Đảng -
    Thực hiện phương châm “Đảng viên đi trước, làng nước theo sau”, Đảng bộ xã Hang Chú, huyện Bắc Yên, đã phát huy vai trò nêu gương, tiên phong, gương mẫu của đội ngũ cán bộ, đảng viên trong thực hiện nhiệm vụ được giao, góp phần xây dựng sự đoàn kết, thống nhất, chung sức thực hiện hiệu quả nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội.
  • 'Các đồng chí lãnh đạo tỉnh dâng hương tại Khu di tích Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Phủ Chủ tịch

    Các đồng chí lãnh đạo tỉnh dâng hương tại Khu di tích Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Phủ Chủ tịch

    Thời sự - Chính trị -
    Hướng tới kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954 - 7/5/2024); 65 năm Ngày Bác Hồ về thăm Tây Bắc tại Sơn La (7/5/1959 - 7/5/2024) và 134 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890 – 19/5/2024), ngày 18/4, Đoàn công tác của tỉnh Sơn La, do đồng chí Nguyễn Hữu Đông, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Trưởng Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh làm Trưởng đoàn, đã đến dâng hương tưởng niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Khu di tích Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Phủ Chủ tịch.