Người nặng lòng với văn hóa dân tộc Thái

Với tình yêu và niềm tự hào về văn hóa dân tộc Thái, ông Lò Văn Thắng, bản Nà Bó 2, xã Mường Sang (Mộc Châu) đã dành cả cuộc đời để nghiên cứu, sưu tầm, bảo tồn tiếng nói, chữ viết, phong tục tập quán dân tộc Thái. Với những đóng góp đó, cuối tháng 7/2019, ông Thắng vinh dự được Chủ tịch nước phong tặng danh hiệu “Nghệ nhân ưu tú”.

Ông Lò Văn Thắng và các cháu học sinh học lớp tiếng Thái

ở bản Nà Bó 2, xã Mường Sang (Mộc Châu).

Say mê nghiên cứu văn hóa Thái

Ấn tượng đầu tiên khi gặp ông Lò Văn Thắng là người đàn ông có dáng người cao, giọng nói trầm ấm, nhìn bề ngoài trẻ hơn so tuổi ngoài 60 của mình. Rót chén nước chè mời khách, ông bắt đầu giới thiệu về quá trình gắn bó với văn hóa dân tộc Thái. Trong câu chuyện, chúng tôi biết được vài nét cơ bản về “lý lịch trích ngang” của ông Thắng. Ông sinh năm 1957, trong gia đình có truyền thống hiếu học tại bản Nà Bó, xã Mường Sang, một trong những vùng đất quần cư lâu đời của người Thái Mộc Châu. Cha mẹ ông đều thông thạo chữ viết của dân tộc Thái, đam mê nghiên cứu văn hóa dân tộc và là những người hát dân ca, hát giao duyên của dân tộc Thái có tiếng trong vùng thời bấy giờ. Có lẽ vì thế mà những câu chuyện về bản mường, những giai điệu mượt mà của các làn điệu dân ca, những bài khắp Thái đã ngấm vào ông từ lúc còn nhỏ. Đặc biệt, cha mẹ của ông rất quan tâm đến việc truyền dạy cho các con trong gia đình chữ viết, cũng như những nét văn hóa riêng biệt, độc đáo của dân tộc Thái. Khi thấy ông say sưa học, tìm hiểu về văn hóa dân tộc, cha ông căn dặn: Văn hóa, phong tục của dân tộc Thái rất hay, phong phú, đa dạng, càng tìm hiểu kỹ, biết nhiều sẽ càng yêu dân tộc mình hơn. Con phải nghiên cứu tìm hiểu thật kỹ để còn truyền dạy cho con cháu... Và từ đó, ông Thắng bắt đầu tìm hiểu, nghiên cứu, bảo tồn và phát huy văn hóa dân tộc mình.

Năm 1981, ông Lò Văn Thắng tốt nghiệp khoa Lý, Trường Đại học Sư phạm Việt Bắc (nay là Đại học Sư phạm Thái Nguyên) về công tác tại Trường THPT Thảo Nguyên, THPT Mộc Lỵ và giữ chức Hiệu trưởng Trường THPT Tân Lập đến lúc nghỉ chế độ vào năm 2016. Dù ở vị trí, công việc nào thì niềm đam mê nghiên cứu văn hóa dân tộc Thái luôn cháy bỏng trong ông. Bởi vậy, sau gần 50 năm dày công nghiên cứu, sưu tầm, ông đã sở hữu bộ sưu tập đồ sộ với nhiều tư liệu về văn hóa, tín ngưỡng, tôn giáo, địa danh lịch sử, sách thiên di thiên can của dân tộc Thái. Nổi bật, ông đã nghiên cứu, sưu tầm, phục dựng, lưu giữ, truyền dạy, thực hành, cách thức tổ chức các lễ hội như:  Hết Chá, Xên Mường, Cầu mưa. Các lễ về tâm linh như: Lễ tang, cúng đưa người khuất, thờ tổ tiên, thờ thần núi, thần long mạch. Nghi lễ về cưới xin, ăn hỏi, lấy vợ, gả chồng của người Thái Mộc Châu. Sưu tầm, khôi phục, vận động các đoàn thể trong bản duy trì múa hát các điệu múa dân gian, các hình thức hát trong lễ hội, trong lao động sản xuất, trong các ngày vui của đám cưới, mừng ngày mùa, ngày tết, năm mới. Lưu giữ được nhiều câu tục ngữ, dân gian, thơ văn của người Thái. Tiêu biểu như các trường ca: “Sống chụ xon xao”, “Sị Thôn”, “Khun Lú- Nàng Ủa”, “Xạm Lương - Inh Đài” “Vặn Hoan”...

Để văn hóa Thái sống mãi với thời gian

Trong quá trình tìm hiểu, nghiên cứu về văn hóa Thái, điều làm ông trăn trở là hiện nay, những người hiểu kỹ, hiểu sâu về văn hóa dân tộc ngày càng ít; lớp trẻ lại không mấy quan tâm đến văn hóa dân tộc; nhiều nét văn hóa truyền thống tốt đẹp đang ngày càng bị mai một. Với mong muốn của ông là làm sao lưu giữ và truyền đạt cho thế hệ trẻ hiểu và yêu thích nét văn hóa truyền thống của đồng bào dân tộc Thái, từ những năm 1990, ông bắt đầu dạy chữ viết, văn hóa, phong tục dân tộc Thái cho con cháu và những người có nhu cầu học tập, tìm hiểu về văn hóa Thái. Năm 2008, ông còn mở các lớp dạy tiếng Thái cho gần 300 người tại một số xã trên địa bàn huyện. Hiện tại, ông duy trì dạy 3 lớp, cho người dân xã Đông Sang, người dân bản Nà Bó 2 và các cháu học sinh của Nà Bó 2 (Mường Sang) với gần 100 học viên. Điều đáng trân trọng là các lớp của ông đều miễn phí cho người học. Đối với ông, niềm hạnh phúc lớn nhất là nhiều học trò được ông truyền dạy đã tiếp bước con đường của thầy, tiếp tục truyền dạy tiếng nói, chữ viết, văn hóa Thái cho con cháu và người dân địa phương.

Đến thăm lớp học của ông Thắng dành cho các cháu học sinh trong bản Nà Bó 2, chúng tôi cảm nhận không khí hào hứng, say mê học tập của những “mầm non tương lai”, em Lò Hoàng Anh, học sinh lớp 5, Trường Tiểu học Mường Sang khoe: Trong những tháng hè, chúng em được ông tận tình dạy bảo, bây giờ em đã có thể đọc, viết tiếng Thái. Em thấy lớp học rất hay và bổ ích, ngoài học chữ, chúng em còn được ông dạy về những nét văn hóa truyền thống, những bài thơ, câu tục ngữ của dân tộc Thái, chúng em càng tự hào và yêu dân tộc mình hơn...

Chia sẻ với chúng tôi, ông Thắng nói: Bao giờ còn sức khỏe, ông còn tiếp tục nghiên cứu, tìm hiểu và truyền dạy văn hóa Thái, với mong muốn những nét đẹp của văn hóa Thái sống mãi với con cháu đời sau, góp sức nhỏ bé của mình vào việc bảo tồn, giữ gìn và phát huy nền văn hoá Việt Nam tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc.

Việt Anh
BÌNH LUẬN

Bạn còn 500/500 ký tự

Bạn vui lòng nhập từ 5 ký tự trở lên !!!

Tin mới

  • 'Hỗ trợ cháu bé bị bỏng nặng gần 160 triệu đồng

    Hỗ trợ cháu bé bị bỏng nặng gần 160 triệu đồng

    Xã hội -
    Chia sẻ với hoàn cảnh của cháu Vàng Đức Trung (Vàng Xuân Đức), trú tại bản Suối Khang, xã Suối Tọ, huyện Phù Yên, không may bị bỏng nặng, Công an huyện Phù Yên đã phối hợp với các nhà hảo tâm, các mạnh thường quân quyên góp, hỗ trợ kinh phí điều trị cho cháu với tổng số tiền gần 160 triệu đồng.
  • 'Bảo vệ biên giới từ sớm, từ xa: Bài 1. Bức tường thành vững chắc

    Bảo vệ biên giới từ sớm, từ xa: Bài 1. Bức tường thành vững chắc

    Phóng sự -
    Phát huy sức mạnh tổng hợp của cả hệ thống chính trị, vai trò nòng cốt, chuyên trách của lực lượng Bộ đội Biên phòng, cùng sự tham gia tích cực của nhân dân, những năm qua, khu vực biên giới của tỉnh ta luôn được giữ vững, ổn định, tạo nên bức tường thành vững chắc, bảo vệ và xây dựng tuyến biên giới Việt Nam - Lào hoà bình, hữu nghị, hợp tác và phát triển.
  • 'Thủ tướng Phạm Minh Chính gặp mặt đoàn đại biểu các già làng, trưởng bản, nghệ nhân, người có uy tín tiêu biểu

    Thủ tướng Phạm Minh Chính gặp mặt đoàn đại biểu các già làng, trưởng bản, nghệ nhân, người có uy tín tiêu biểu

    Thời sự - Chính trị -
    Hướng tới kỷ niệm 49 năm Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30-4-1975/30-4-2024), 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7-5-1954/7-5-2024) và nhân Ngày Văn hóa các dân tộc Việt Nam, chiều 19-4, tại trụ sở Chính phủ, thay mặt lãnh đạo Đảng, Nhà nước, Thủ tướng Phạm Minh Chính gặp mặt đoàn đại biểu các già làng, trưởng bản, nghệ nhân, người có uy tín tiêu biểu.
  • 'Huấn luyện nghiệp vụ PCCC và CNCH tại BHXH tỉnh

    Huấn luyện nghiệp vụ PCCC và CNCH tại BHXH tỉnh

    Alo 114 -
    Ngày 19/4, BHXH tỉnh Sơn La và Công ty cổ phần kỹ thuật Seen đã phối hợp với Phòng Cảnh sát PCCC và CNCH, Công an tỉnh Sơn La, tổ chức huấn luyện nghiệp vụ PCCC và CNCH cho 35 thành viên Đội PCCC và CNCH cơ quan BHXH tỉnh Sơn La và công nhân Nhà máy xử lý nước thải thành phố Sơn La.
  • 'Báo Nhân Dân ra mắt MV Kenny G "Going Home" quảng bá du lịch Việt Nam

    Báo Nhân Dân ra mắt MV Kenny G "Going Home" quảng bá du lịch Việt Nam

    Văn hoá - Xã hội -
    Chiều 19/4, Báo Nhân Dân phối hợp IB Group Việt Nam tổ chức ra mắt MV “Going Home” - một sản phẩm âm nhạc đặc biệt quảng bá du lịch Việt Nam. Trong MV, nghệ sĩ Kenny G trình diễn ca khúc Going Home tại các địa danh nổi tiếng của Thủ đô Hà Nội như Hồ Gươm, Hoàng Thành Thăng Long, Văn Miếu - Quốc Tử Giám, cầu Long Biên.
  • 'Thăm, tặng quà các chiến sĩ Điện Biên, thanh niên xung phong trên địa bàn Thành phố

    Thăm, tặng quà các chiến sĩ Điện Biên, thanh niên xung phong trên địa bàn Thành phố

    Văn hoá - Xã hội -
    Hướng tới Kỷ niệm 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954 - 7/5/2024), ngày 19/4, Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh đã thăm và chuyển trao quà tặng của Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính; Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam; Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh Điện Biên và Tỉnh ủy, HĐND, UBND, Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh Sơn La cho 11 chiến sĩ Điện Biên, thanh niên xung phong trực tiếp tham gia Chiến dịch Điên Biên Phủ, đang sinh sống trên địa bàn thành phố Sơn La.
  • 'Sông Mã tập trung phòng chống hạn cho cây trồng

    Sông Mã tập trung phòng chống hạn cho cây trồng

    Kinh tế -
    Thời gian qua, trên địa bàn huyện Sông Mã đã xảy ra nắng nóng kéo dài, ít mưa nên lượng nước tại các công trình hồ chứa, sông, suối, đập giảm mạnh. Qua thống kê, có hơn 88 ha lúa vụ xuân có khả năng bị hạn. UBND huyện đã chỉ đạo các xã, thị trấn, cơ quan, đơn vị tập trung triển khai các biện pháp phòng, chống hạn hán, thiếu nước trên địa bàn.
  • 'Thuận Châu phát triển cây ăn quả

    Thuận Châu phát triển cây ăn quả

    Kinh tế -
    Thực hiện chủ trương của tỉnh về phát triển cây ăn quả trên đất dốc, huyện Thuận Châu đã tuyên truyền, vận động nhân dân đưa cây ăn quả vào trồng ở những diện tích cây nông nghiệp kém hiệu quả. Nhiều mô hình trồng cây ăn quả đã cho thu hoạch đạt hiệu quả cao và đang được nhân rộng, góp phần nâng cao đời sống nhân dân.
  • 'Vân Hồ diễn tập ứng phó cháy rừng và tìm kiếm cứu nạn năm 2024

    Vân Hồ diễn tập ứng phó cháy rừng và tìm kiếm cứu nạn năm 2024

    Thời sự - Chính trị -
    Ngày 19/4, huyện Vân Hồ đã tổ chức Diễn tập ứng phó cháy rừng và tìm kiếm cứu nạn năm 2024. Dự diễn tập có các đồng chí: Đại tá Tô Quang Hanh, Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Chỉ huy trưởng Bộ Chỉ huy quân sự tỉnh; Nguyễn Thành Công, Phó Chủ tịch UBND tỉnh; thành viên Ban chỉ đạo phòng, chống cháy rừng, tìm kiếm cứu nạn (PCCCR-TKCN); lãnh đạo một số ban, ngành, Hạt Kiểm lâm các huyện, thành phố của tỉnh.
  • 'Tập huấn bồi dưỡng nghiệp vụ cho cán bộ hội người cao tuổi cơ sở

    Tập huấn bồi dưỡng nghiệp vụ cho cán bộ hội người cao tuổi cơ sở

    Huyện Mộc Châu -
    Trong 6 ngày (từ 14 đến 19/4), Trung tâm Chính trị huyện Mộc Châu đã phối hợp với Thường trực Ban đại diện Hội Người cao tuổi huyện tổ chức 4 lớp tập huấn bồi dưỡng kiến thức, nghiệp vụ 242 cán bộ hội người cao tuổi xã, bản và chủ nhiệm, phó chủ nhiệm, thành viên câu lạc bộ liên thế hệ tự giúp nhau của 4 xã Tà Lại, Hua Păng, Quy Hướng, Nà Mường.
  • 'Bảo tàng Chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ - Địa chỉ đỏ giáo dục truyền thống

    Bảo tàng Chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ - Địa chỉ đỏ giáo dục truyền thống

    Emagazine -
    Bảo tàng Chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ, công trình văn hóa có kiến trúc độc đáo, không gian sống động, ghi dấu về chiến thắng "Lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu" năm xưa, với nhiều tư liệu, hiện vật, hình ảnh trưng bày phong phú. Càng gần đến Ngày kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ, lượng khách tham quan Bảo tàng ngày càng tăng.