Ngày xuân gặp các nhà khoa học, trí thức tiêu biểu

Năm 2019 là một năm thành công đối với đội ngũ trí thức của tỉnh. Trong không khí đón mừng Xuân Canh Tý, chúng tôi tìm gặp những gương mặt trí thức tiêu biểu, điển hình trong lao động sáng tạo, cống hiến sức lực, trí tuệ để xây dựng quê hương Sơn La.

 

Nhà khoa học của nhà nông

 

Kỹ sư Phạm Hân Hạnh áp dụng kỹ thuật điều chỉnh mùa vụ, vị trí ra hoa, đậu quả trên cây bưởi da xanh.

 

Với hơn 23 năm công tác tại Trung tâm dịch vụ nông nghiệp huyện Mai Sơn, Kỹ sư Phạm Hân Hạnh thường xuyên tư vấn, tập huấn kỹ thuật phát triển trồng trọt, chăn nuôi gia súc, gia cầm cho nông dân, xây dựng các mô hình kinh tế tại các xã trên địa bàn huyện Mai Sơn. Ngoài ra, anh còn nghiên cứu, tham gia sáng tạo, đưa các cải tiến kỹ thuật vào phục vụ sản xuất, như: Giải pháp kỹ thuật điều chỉnh mùa vụ, vị trí ra hoa, đậu quả trên cây bưởi da xanh theo ý muốn; mô hình máy ấp trứng gia cầm tự chế đơn giản. Thêm vào đó, anh đã tham gia hoàn thành 3.500 công trình khí sinh học, sử dụng hiệu quả trong việc chạy các loại máy sử dụng khí sinh học, thay nhiên liệu xăng dầu. Các nghiên cứu của anh không chỉ giúp người dân nâng cao thu nhập mà còn góp phần không nhỏ vào việc bảo vệ môi trường. Đặc biệt, tại các bản tái định cư, kỹ sư Hạnh đã mở 10 lớp tập huấn về kỹ thuật chăn nuôi lợn, gà, thỏ, bò nái sinh sản cho 370 lượt nông dân các bản tái định cư thủy điện Sơn La. Với những thành tích của cá nhân đã đạt được trong những năm qua, anh đã được Hội Nông dân Việt Nam tôn vinh là “Nhà khoa học của nhà nông” Việt Nam lần thứ nhất, năm 2018. Chia sẻ về dự định trong năm mới, anh nói: Bản thân tôi sẽ không ngừng học hỏi, nâng cao trình độ, trau dồi kiến thức, kinh nghiệm thực tiễn, tiếp tục nghiên cứu để ngày càng có nhiều sáng kiến được triển khai, áp dụng trong thực tiễn, giúp bà con nông dân có mùa màng bội thu.

 

Giảng viên trẻ say mê nghiên cứu khoa học

 

Tiến sỹ Phạm Văn Anh phát biểu tham luận tại Lễ tôn vinh trí thức tiêu biểu,

điển hình lao động sáng tạo tỉnh Sơn La năm 2019.

 

Tiến sỹ Phạm Văn Anh là giảng viên khoa Khoa học tự nhiên - công nghệ, Trường Đại học Tây Bắc. Với đặc thù của bộ môn giảng dạy, tiến sỹ Phạm Văn Anh luôn trăn trở tìm giải pháp để tích hợp những kiến thức khoa học thuộc lĩnh vực tự nhiên vào bài giảng. Anh đã xây dựng kế hoạch nghiên cứu cụ thể theo từng kỳ học, thường xuyên tranh thủ thời gian từ các ngày nghỉ để làm việc trên phòng thí nghiệm và đi thực địa... không chỉ nâng cao chất lượng bài giảng mà còn đóng góp không nhỏ cho việc nghiên cứu khoa học của tỉnh, của đất nước về lĩnh vực môi trường, đa dạng và bảo tồn đa dạng sinh học. Anh cho biết: “Thực tế hiện nay, nguy cơ mất về đa dạng sinh học, sự tàn phá môi trường tự nhiên đang diễn ra khắp nơi, trong đó có vùng Tây Bắc, nơi địa đầu của Tổ quốc, nơi đầu nguồn của con sông Hồng. Nếu bảo vệ tốt môi trường tự nhiên ở đây, sẽ bảo vệ được nguồn nước sạch, giảm thiểu được các tác động xấu như biến đổi khí hậu, lũ lụt, hạn hán, sạt lở, ô nhiễm môi trường...”. Hiện, anh đã và đang chủ trì, tham gia 12 đề tài, dự án, chương trình nghiên cứu khoa học cấp Nhà nước có tính ứng dụng cao, Nafoted, Idea Wild, cấp bộ, tỉnh và cấp cơ sở. Kết quả thu được có ý nghĩa rất lớn, đã phát hiện và mô tả được 10 loài lưỡng cư, bò sát mới cho khoa học, 12 loài mới xuất hiện tại Việt Nam và nhiều loài mới xuất hiện tại các tỉnh Tây Bắc. Đáng chú ý đã phát hiện ra hơn 30 loài lưỡng cư, bò sát quý hiếm, là những nguồn gen quý cần phải bảo tồn, phát triển. Ngoài ra, anh đã công bố 59 công trình khoa học trên các tạp chí khoa học uy tín trong nước và quốc tế, với 21 bài báo quốc tế và 38 bài báo trong nước. Bằng những cống hiến của mình, Tiến sỹ Phạm Văn Anh đã được trao các giải thưởng cao quý như: Quả cầu vàng Việt Nam, Giải thưởng Môi trường Việt Nam, giải Nhì Giải thưởng Giáo viên trẻ nghiên cứu khoa học trong các cơ sở giáo dục đại học Việt Nam năm 2019. Với sự đam mê nghiên cứu khoa học, Tiến sỹ Phạm Văn Anh sẽ tiếp tục nghiên cứu, phát triển các đề tài thành công để đưa vào các bài giảng, nâng cao tính thực tế, truyền được động lực, đam mê nghiên cứu khoa học cho cán bộ, giảng viên và sinh viên trong nhà trường.

 

Thầy thuốc trẻ tiêu biểu

 

 

Bác sỹ Khuất Thanh Bình (người mặc áo blouse trắng) ứng dụng kỹ thuật chiếu đèn điều trị vàng da cho trẻ sơ sinh.

 

Những năm qua, Bác sỹ Khuất Thanh Bình đã cùng với tập thể các bác sĩ, điều dưỡng trong Bệnh viện Đa khoa huyện Mộc Châu tích cực đẩy mạnh công tác nghiên cứu khoa học, ứng dụng các kỹ thuật mới vào chẩn đoán và điều trị hiệu quả cho người bệnh. Bác sĩ Bình đã ứng dụng đưa hệ thống nội soi tiêu hóa thực quản, dạ dày, đại trực tràng vào hoạt động, góp phần chẩn đoán chính xác nhiều bệnh lý đường tiêu hóa để cầm máu do vỡ giãn tĩnh mạch thực quản, cắt các khối u, polip đường tiêu hóa, cầm máu do chảy máu của các ổ loét đường tiêu hóa... Ứng dụng kỹ thuật mới, được triển khai đầu tiên đối với bệnh viện tuyến huyện ở khu vực miền núi - kỹ thuật điều trị thuốc tiêu sợi huyết vào điều trị nhồi máu não và nhồi máu cơ tim tại bệnh viện, góp phần cứu sống và giảm di chứng bại liệt của nhiều bệnh nhân, mang lại niềm tin cho nhân dân trên địa bàn. Năm 2018, bác sỹ Khuất Thanh Bình đã vinh dự được trao danh hiệu Thầy thuốc trẻ Việt Nam tiêu biểu. Đây là phần thưởng xứng đáng dành cho những đóng góp của anh trong việc thể hiện vai trò, trách nhiệm đối với sự nghiệp chăm sóc, bảo vệ sức khỏe nhân dân.

 

Nhà sáng tạo trẻ

 

 

Em Nguyễn Bật Dũng  (ngoài cùng bên phải) nhận Bằng khen và

Huy chương Bạc của Triển lãm dành cho các Nhà sáng tạo trẻ năm 2019 tại Indonesia.

 

Sinh viên Nguyễn Bật Dũng, sinh năm 2000, tại phường Chiềng Sinh, Thành phố, em vừa xuất sắc dành Huy chương Bạc tại Triển lãm quốc tế dành cho các nhà sáng tạo trẻ (IEYI) 2019, được ghi danh trong Sách Vàng Sáng tạo Việt Nam năm 2019; Giải Nhất Cuộc thi Sáng tạo Thanh thiếu niên, nhi đồng toàn quốc lần thứ 14 với sản phẩm Máy xúc điều khiển từ xa ứng dụng công nghệ thực tế ảo. Khi được hỏi về cảm xúc dành được những thành công, chàng sinh viên lớp tài năng Trường Đại học Sư phạm kỹ thuật Hưng Yên, chia sẻ: Em đã không ngừng học tập, tìm tòi những công nghệ mới để ứng dụng vào việc nghiên cứu của mình. Em hy vọng những thành tích mà em đạt được vừa qua sẽ góp một phần vào việc phát triển phong trào thi đua sáng tạo, nghiên cứu khoa học kỹ thuật cho các bạn trẻ. Được biết, hiện nay Dũng cũng thường xuyên tham gia vào các phong trào, cuộc thi sáng tạo khoa học của trường, của lớp và đạt được nhiều kết quả đáng khích lệ.

Mùa xuân và tuổi trẻ cùng sự đam mê nghiên cứu khoa học, ý chí vươn lên không ngừng nghỉ, Nguyễn Bật Dũng sẽ có sức “bật” mới để có thêm nhiều những công trình, sản phẩm khoa học mang tính thực tiễn, góp phần vào sự phát triển kinh tế - xã hội của địa phương

Trung Hiếu
BÌNH LUẬN

Bạn còn 500/500 ký tự

Bạn vui lòng nhập từ 5 ký tự trở lên !!!

Tin mới

  • 'Chuẩn bị tổ chức chương trình “Hành trình nhân đạo - Trao nhận yêu thương” năm 2024 tại tỉnh Sơn La

    Chuẩn bị tổ chức chương trình “Hành trình nhân đạo - Trao nhận yêu thương” năm 2024 tại tỉnh Sơn La

    Thời sự - Chính trị -
    Ngày 29/3, Đoàn công tác của Trung ương Hội Chữ thập đỏ Việt Nam, do đồng chí Nguyễn Hải Anh, Phó Chủ tịch kiêm Tổng Thư ký Trung ương Hội Chữ thập đỏ Việt Nam đã làm việc tại tỉnh Sơn La về phối hợp chỉ đạo, tổ chức chương trình “Hành trình nhân đạo - Trao nhận yêu thương” năm 2024.
  • 'Khát vọng và cống hiến

    Khát vọng và cống hiến

    QP - AN - ĐN -
    Những năm qua, các đoàn viên thanh niên, hội viên phụ nữ Công an Sơn La đã phát huy tinh thần xung kích, sáng tạo, tình nguyện, khắc phục mọi khó khăn, hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao. Trên mỗi trận tuyến, ở mỗi lĩnh vực công tác, những đoàn viên, thanh niên và những nữ chiến sĩ Công an Sơn La luôn năng động, sáng tạo, góp phần bảo vệ bình yên cho cuộc sống của nhân dân.
  • 'Nhân dân Suối Thín mong sớm hoàn thành tuyến đường bê tông về bản

    Nhân dân Suối Thín mong sớm hoàn thành tuyến đường bê tông về bản

    Xã hội -
    Cách trung tâm xã Chiềng Sơn, huyện Mộc Châu khoảng 8 km, từ nhiều năm nay, tuyến đường về bản Suối Thín vẫn còn hơn nửa là đường đất. Mặt đường bụi bặm khi trời nắng, lầy lội khi trời mưa. Bà con nơi đây mong muốn có được tuyến đường bê tông để đi lại bớt khó khăn, nhọc nhằn và trao đổi hàng hóa thuận lợi.
  • 'Nỗ lực nâng cao chất lượng dạy và học ở Sam Kha

    Nỗ lực nâng cao chất lượng dạy và học ở Sam Kha

    Khoa Giáo -
    Từ trung tâm huyện vượt hơn 40 km đường đèo, dốc quanh co, chúng tôi đến Trường PTDT bán trú tiểu học và THCS Sam Kha, huyện Sốp Cộp. Những năm qua, thầy và trò nhà trường luôn khắc phục khó khăn, nỗ lực nâng cao chất lượng dạy và học.
  • 'Nhịp sống mới ở Chiềng Pha

    Nhịp sống mới ở Chiềng Pha

    Xã hội -
    Là xã vùng 3 của huyện Thuận Châu, Chiềng Pha có lợi thế nằm dọc quốc lộ 6, những năm qua, cùng với chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi, xã đã đẩy mạnh phát triển tiểu thủ công nghiệp và dịch vụ, tạo việc làm, nâng cao đời sống nhân dân.
  • 'Đồng bộ các giải pháp thúc đẩy tiêu thụ nông sản

    Đồng bộ các giải pháp thúc đẩy tiêu thụ nông sản

    Kinh tế -
    Là vùng cây ăn quả lớn của tỉnh, huyện Yên Châu có trên 11.600 ha cây ăn quả các loại, trong đó hơn 9.000 ha xoài, mận hậu, nhãn đang chuẩn bị vào vụ thu hoạch. Đảm bảo các điều kiện tiêu thụ, huyện tích cực triển khai các phương án kết nối, tìm kiếm thị trường; đẩy mạnh hoạt động xúc tiến thương mại, quảng bá sản phẩm.
  • 'Khen thưởng tổ chức đảng và đảng viên thực chất, hiệu quả

    Khen thưởng tổ chức đảng và đảng viên thực chất, hiệu quả

    Xây dựng Đảng -
    Đảng bộ tỉnh có 17 đảng bộ trực thuộc, 829 tổ chức cơ sở đảng, 3.890 chi bộ trực thuộc đảng ủy cơ sở, với tổng số 92.460 đảng viên. Những năm qua, Ban Thường vụ Tỉnh ủy đã tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo việc đánh giá, xếp loại và khen thưởng tổ chức đảng và đảng viên bảo đảm thực chất, hiệu quả, góp phần xây dựng tổ chức đảng trong sạch, vững mạnh.
  • 'Thành phố nhân rộng nhiều phong trào thi đua

    Thành phố nhân rộng nhiều phong trào thi đua

    Xã hội -
    Thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XV, Nghị quyết Đại hội Đảng bộ Thành phố lần thứ XIX, nhiệm kỳ 2020-2025, hơn 3 năm qua, các cơ quan, đơn vị, xã, phường trên địa bàn thành phố Sơn La đã đẩy mạnh các phong trào thi đua trên các lĩnh vực; nỗ lực hoàn thành các chỉ tiêu đề ra.
  • 'Phát huy giá trị Chiến thắng Điện Biên Phủ trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc

    Phát huy giá trị Chiến thắng Điện Biên Phủ trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc

    LTS: Điện Biên Phủ là trận quyết chiến chiến lược trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp, có ý nghĩa lịch sử và tầm vóc thời đại to lớn. Chiến thắng đã để lại nhiều bài học kinh nghiệm quý báu và vận dụng sáng tạo, hiệu quả trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Tại Hội thảo khoa học “Chiến thắng Điện Biên Phủ-Giá trị lịch sử và tầm vóc thời đại”, do Học viện Chính trị phối hợp cùng Báo Quân đội nhân dân, Viện Lịch sử Đảng (Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh) tổ chức, nhiều tham luận của các cán bộ, chuyên gia, nhà khoa học đã nhấn mạnh và khẳng định điều này. Báo Quân đội nhân dân trích đăng một số ý kiến trong số báo hôm nay.