Mộc Châu làm theo lời Bác

Đếm nhịp thời gian, kể từ ngày 8/5/1959, Bác Hồ về thăm Mộc Châu đến nay vừa tròn 60 năm. Trong bài nói chuyện với cán bộ, nhân dân các dân tộc huyện Mộc Châu Bác căn dặn “...Thi đua tăng gia sản xuất..., làm thêm nhà trường cho con em có chỗ học...trong mọi công việc phải ra sức giúp đỡ đồng bào ở rẻo cao...”. Khắc ghi lời dạy của Bác, Đảng bộ, chính quyền huyện Mộc Châu luôn đổi mới, nâng cao năng lực lãnh đạo phát triển mạnh kinh tế, xã hội và chăm lo đời sống đồng bào các dân tộc.

Đồi chè của Công ty CP Chè Cờ Đỏ (Mộc Châu)

vừa cho sản phẩm chè búp, vừa thu hút nhiều khách du lịch tới thăm quan.

60 năm qua, Đảng bộ, chính quyền, lực lượng vũ trang và nhân dân các dân tộc Mộc Châu đã hăng hái thi đua lao động sản xuất, khai khẩn ruộng, nương, phát triển mạnh phong trào hợp tác xã nông nghiệp. Ngay từ những năm 1965, Mộc Châu đã có 126 hợp tác xã với 3.399 hộ tham gia. Thời bấy giờ đã xuất hiện nhiều tấm gương tiêu biểu như: Hợp tác xã bản A Má, xã Lóng Sập, lá cờ đầu của tỉnh và khu Tây Bắc về tổ đổi công và hợp tác hóa, được công nhận là một trong 7 hợp tác xã tiên tiến toàn miền Bắc.

Trong ngày về thăm cán bộ, chiến sỹ công nhân nông trường Mộc Châu, Bác tặng 16 chữ vàng: “Luôn luôn cố gắng, khắc phục khó khăn, tiến lên thật hăng; hoàn thành nhiệm vụ...”. Sau ngày Bác lên thăm, phong trào lao động sản xuất có những chuyển biến mạnh mẽ, cán bộ, chiến sỹ, công nhân nông trường ra sức cống hiến tâm trí và sức lực xây dựng Nông trường, những bãi hoang hóa đã dần biến thành đồng cỏ, nương chè, ruộng lúa bát ngát, từng bước làm cho mảnh đất cao nguyên biến đổi không ngừng, trở thành vùng thảo nguyên trù phú, giàu có, nhiều tiềm năng.

Lật lại trang sử vàng, trên thảo nguyên Châu Mộc những ngày đầu với nhiều gian khó, cả Nông trường mới đưa hơn 20 con bò sữa về nuôi, Bác Hồ đến thăm trang trại và căn dặn: “Các cô, các chú chăn nuôi bò là rất tốt, đã có con bò vắt được 7 lít sữa 1 ngày, nhưng khi xây dựng CNXH khá thì nhất định không phải là 7 lít, 27 lít hoặc hơn nữa”. Đến nay, huyện Mộc Châu đã có hơn 25.000 con bò sữa, sản lượng sữa hơn 42.500 tấn/năm, có những con bò cho sản lượng sữa 75,6 lít/ngày. Nhờ vậy, nghề chăn nuôi bò sữa ở Mộc Châu ngày càng phát triển, nhiều tỷ phú nông dân xuất hiện.

Từ những hạt giống chè Shan tuyết ban đầu, mồ hôi ướt đẫm vai áo, bàn tay chai sạn với mảnh đất vùng cao nguyên... cùng sự trăn trở, chắt chiu, nâng niu để hạt giống bén rễ xanh cây, đến nay cây chè đã phủ xanh gần 2.000 ha trên cao nguyên, cho năng suất gần 25 ngàn tấn mỗi năm. Trong chuyển đổi cơ cấu cây trồng và thực hiện chủ trương của tỉnh về trồng cây ăn quả trên đất dốc, Mộc Châu đã phát triển 889 mô hình nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, thành lập 63 hợp tác xã kiểu mới, tập trung phát triển, nhân rộng các loại hoa chất lượng cao như hoa lan, hoa ly; các loại rau, quả ôn đới; hàng nghìn ha bơ, mận, chanh leo ngút ngàn cho những vụ mùa bội thu... làm nên một cao nguyên Mộc Châu trù phú. Nhiều sản phẩm nông nghiệp được cấp bằng chỉ giới địa lý như: Chè Shan Tuyết, quả bơ; chứng nhận tiêu chuẩn quốc tế GlobalGAP cho quả chanh leo, xuất khẩu sang thị trường châu Âu, chứng nhận VietGAP cho rau an toàn, chè Ô Long đủ sức cạnh tranh, vươn ra thị trường quốc tế.

Được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển Khu du lịch Quốc gia Mộc Châu đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 với mục tiêu đưa Khu du lịch quốc gia Mộc Châu trở thành khu vực động lực phát triển du lịch của tỉnh Sơn La và của vùng trung du miền núi Bắc Bộ đã mở ra cơ hội để Mộc Châu đẩy mạnh liên kết phát triển du lịch, nhất là tập trung thu hút đầu tư, huy động mọi nguồn lực từ vốn hỗ trợ đầu tư từ ngân sách Nhà nước, vốn huy động từ sự đóng góp của các tổ chức, doanh nghiệp, các thành phần kinh tế trong nước đầu tư phát triển khu du lịch quốc gia Mộc Châu. Đến nay, 9 dự án được cấp Giấy chứng nhận đầu tư, chấp thuận chủ trương đầu tư trên địa bàn huyện với tổng mức đầu tư trên 11.000 tỷ đồng. Phát huy lợi thế về thiên nhiên, văn hóa, nông nghiệp huyện đã xây dựng sản phẩm du lịch với các loại hình: Du lịch nghỉ dưỡng; du lịch văn hóa, thể thao; du lịch về nguồn lịch sử - văn hóa;  du lịch mạo hiểm; du lịch sinh thái; du lịch kết hợp hội nghị, hội thảo, triển lãm, tổ chức sự kiện; du lịch nông nghiệp; du lịch trải nghiệm... Phong trào xây dựng nét đẹp văn hóa con người Mộc Châu, xây dựng đô thị văn minh, nông thôn mới, khu dân cư kiểu mẫu được nhân dân hưởng ứng nhiệt tình, góp phần thúc đẩy du lịch phát triển.

Thực hiện lời Bác dặn: “làm thêm nhà trường cho con em có chỗ học...”, từ chỗ toàn huyện có 172 lớp vỡ lòng, 13 lớp mẫu giáo, giáo dục bổ túc nông thôn với sự tham gia 1.631 người. Đến nay, 72 trường học các cấp học được mở tới tất cả các xã, thị trấn, huy động 99,9% trẻ trong độ tuổi đến trường, có 33 trường học đạt chuẩn Quốc gia, trong đó có trường đã đạt chuẩn mức độ 2, mức độ 3.

Công tác an sinh xã hội được chú trọng, cả hệ thống chính trị vào cuộc đề ra các giải pháp giúp đỡ các hộ nghèo thoát nghèo. Nhiều cách làm sáng tạo được vận dụng nên đến năm 2018, tỉ lệ hộ nghèo của huyện Mộc Châu giảm còn 6,9%, giảm 1,97% so với năm 2017 và giảm 6,5% so với năm 2015. Bên cạnh đó, huyện còn vận động các tổ chức, cá nhân, các nhà hảo tâm ủng hộ hàng chục tỷ đồng để chăm lo đời sống cho các hộ nghèo, từ năm 2001 đến nay toàn huyện làm được 1.053 nhà đại đoàn kết, chăm lo giúp đỡ hàng ngàn lượt người nghèo, giúp đỡ đồng bào gặp thiên tai, bão lũ.

Từ trong gian khó của những năm tháng chiến tranh, mảnh đất hoang vu xưa kia nay đã thay da đổi thịt và vươn lên mạnh mẽ. Trong hành trình phát triển đó, Đảng bộ, chính quyền và nhân dân huyện Mộc Châu được Đảng và Nhà nước tặng thưởng nhiều danh hiệu cao quý: 4 tập thể Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân thời kỳ kháng chiến chống thực dân Pháp, chống đế quốc Mỹ (huyện Mộc Châu, xã Mộc Hạ, tập thể dân quân du kích xã Tú Nang, Ban Công an xã Tân Lập) và 1 tập thể Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân thời kỳ đổi mới (Công an huyện Mộc Châu); 6 tập thể, cá nhân được tặng danh hiệu Anh hùng Lao động; 5 bà mẹ được phong tặng, truy tặng danh hiệu Bà mẹ Việt Nam Anh hùng.

Khánh Vân
BÌNH LUẬN

Bạn còn 500/500 ký tự

Bạn vui lòng nhập từ 5 ký tự trở lên !!!

Tin mới

  • 'Tân binh trên thao trường

    Tân binh trên thao trường

    QP - AN - ĐN -
    Sau hơn 1 tháng nhập ngũ, các tân binh tại Tiểu đoàn I, Trung đoàn 754, Bộ CHQS tỉnh chững chạc hơn so với ngày đầu nhập ngũ. Các hoạt động sinh hoạt hằng ngày cũng như kỷ luật quân đội được thực hiện nền nếp, chính quy hơn.
  • 'Phê phán thói vô cảm, “vì dân suông” của một bộ phận cán bộ, đảng viên

    Phê phán thói vô cảm, “vì dân suông” của một bộ phận cán bộ, đảng viên

    Một trong những biểu hiện suy thoái cả về tư tưởng chính trị và đạo đức, lối sống của một bộ phận cán bộ, đảng viên đã được Nghị quyết Hội nghị Trung ương 4 (khóa XII) chỉ ra là: “Không còn ý thức hết lòng vì nước, vì dân”; “thờ ơ, vô cảm, thiếu trách nhiệm trước những khó khăn, bức xúc và đòi hỏi chính đáng của nhân dân”.
  • 'Triệu trái tim cùng hướng về đất Tổ

    Triệu trái tim cùng hướng về đất Tổ

    Văn hoá - Xã hội -
    Nước Việt Nam ta có một di tích lịch sử được các nhà sử học đánh giá là “siêu di tích” - đền thờ 18 đời Vua Hùng, nằm ở vùng đất trung du Phú Thọ - “đất Tổ” của trăm họ dân Việt trên khắp thế giới. Mồng Mười tháng Ba âm lịch, nếu không thể trực tiếp hành hương thắp nhang cúng Tổ thì người Việt Nam mọi miền cùng hướng về đỉnh núi Nghĩa Lĩnh (xã Hy Cương, thành phố Việt Trì) bái vọng chốn linh thiêng, đó là nơi khởi đầu cho sự mở mang một quốc gia có hàng nghìn năm văn hiến…
  • 'Xây dựng nông thôn mới thông minh

    Xây dựng nông thôn mới thông minh

    Chuyển đổi số -
    Duy trì, nâng cao các tiêu chí trong xây dựng nông thôn mới, nông thôn mới nâng cao, các địa phương trong tỉnh đã tập trung đầu tư hạ tầng công nghệ thông tin, từng bước thực hiện chuyển đổi số trong quản lý, điều hành và phát triển kinh tế - xã hội.
  • 'Nâng cao hiệu quả công tác tuyên truyền miệng

    Nâng cao hiệu quả công tác tuyên truyền miệng

    VẤN ĐỀ HÔM NAY -
    Thực hiện chủ trương của Đảng về đổi mới và nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác tuyên truyền miệng trong tình hình mới, nhận thức của các cấp ủy, người đứng đầu cấp ủy, chính quyền các cấp và cán bộ, đảng viên về tầm quan trọng của công tác tuyên truyền miệng được nâng lên. Vai trò của đội ngũ báo cáo viên được phát huy, hoạt động đi vào nền nếp, luôn bám sát cơ sở, là lực lượng nòng cốt trong thực hiện công tác tuyên truyền miệng, góp phần định hướng tư tưởng, dư luận xã hội, tạo sự thống nhất trong nhận thức và hành động, thúc đẩy nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.
  • '“Dân vận khéo” ở Ban CHQS Mường La

    “Dân vận khéo” ở Ban CHQS Mường La

    Xây dựng Đảng -
    Cùng với nhiệm vụ huấn luyện sẵn sàng chiến đấu, Ban CHQS huyện Mường La tích cực triển khai các hoạt động dân vận giúp nhân dân, tạo mối quan hệ gắn bó, góp phần lan tỏa hình ảnh đẹp Bộ đội Cụ Hồ.
  • 'Đảm bảo an ninh kinh tế phục vụ phát triển kinh tế, xã hội

    Đảm bảo an ninh kinh tế phục vụ phát triển kinh tế, xã hội

    An ninh trật tự -
    Với phương châm: “An ninh chủ động”, “Phát triển phải đi đôi với bảo vệ kinh tế và đảm bảo an ninh quốc gia”, Phòng An ninh kinh tế, Công an tỉnh luôn chủ động phát hiện những bất cập, sơ hở, kịp thời tham mưu cấp ủy Đảng, chính quyền địa phương, Ban Giám đốc Công an tỉnh các biện pháp giải quyết kịp thời, góp phần giữ vững an ninh chính trị, an ninh kinh tế tại địa phương.
  • 'Phát triển phong trào văn nghệ trong trường học

    Phát triển phong trào văn nghệ trong trường học

    Văn hoá - Xã hội -
    Huyện Sốp Cộp luôn quan tâm đến các phong trào văn nghệ, tạo không khí vui tươi, phấn khởi và sân chơi lành mạnh cho học sinh tại các trường học trên địa bàn, góp phần thực hiện hiệu quả phong trào “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực”.
  • 'Một thời hoa lửa

    Một thời hoa lửa

    70 năm sau chiến thắng Điện Biên Phủ, Đại tá Nguyễn Văn Cường, nguyên Phó Cục trưởng Cục Hậu cần, Quân khu 2, hiện đang sinh sống ở tiểu khu Bệnh viện, thị trấn Nông trường Mộc Châu, huyện Mộc Châu, vẫn nhớ ký ức một thời hoa lửa cùng đồng đội “khoét núi, ngủ hầm, mưa dầm, cơm vắt”, làm nên chiến thắng Điện Biên Phủ “lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu”.
  • 'Nông dân Mai Sơn chăm sóc cây ăn quả

    Nông dân Mai Sơn chăm sóc cây ăn quả

    Nông nghiệp -
    Với trên 11.200 ha cây ăn quả các loại, sản lượng trên 90.000 tấn/năm, huyện Mai Sơn là một trong những địa phương có sản lượng cây ăn quả lớn của tỉnh. Thời điểm này, bà con nông dân trong huyện đang tập trung chăm sóc, duy trì cho cây ăn quả phát triển, đảm bảo năng suất, chất lượng mùa vụ.
  • 'Vai trò của các HTX trong liên kết sản xuất

    Vai trò của các HTX trong liên kết sản xuất

    Xã hội -
    Phát huy tiềm năng, thế mạnh của địa phương, huyện Bắc Yên có nhiều hợp tác xã được thành lập, áp dụng những cách làm mới, liên kết sản xuất hiệu quả, giúp tăng thu nhập cho thành viên, góp phần phát triển nông nghiệp bền vững.