Mô hình nuôi cá giống ở Chiềng Đông

Thời gian qua, nghề nuôi cá giống trên địa bàn xã Chiềng Đông (Yên Châu) phát triển mạnh, hàng năm cung ứng cho thị trường trong tỉnh hàng triệu con cá giống và hàng chục tấn cá thương phẩm đủ các chủng loại. Nhờ đó, nhiều nông dân đã thoát nghèo, có cuộc sống khá giả. Điển hình trong số đó có hộ gia đình ông Lò Văn Sum ở bản Nặm Ún.

Gia đình ông Lò Văn Sum thu hoạch cá giống.

Từ quan niệm “muốn giàu nuôi cá, muốn khá nuôi lợn”, năm 1996, ông Sum bắt đầu nuôi cá giống. Nhận thấy nhu cầu cá giống tại địa phương khan hiếm, phải nhập từ các địa phương khác nên ông quyết tâm cải tạo một số diện tích ruộng của gia đình không thuận lợi trong canh tác chuyển thành ao chuyên ương nuôi và cung cấp cá giống cho bà con nông dân trong tỉnh. Những năm đầu bắt tay vào làm, do thiếu vốn và bị ảnh hưởng bởi thời tiết nên cá bột nhập về chưa được bao lâu thì chết, không đạt sản lượng như dự kiến. Tuy nhiên, ông Sum vẫn kiên nhẫn mày mò, bắt tay vào nghiên cứu sâu hơn thông qua sách báo, tivi và tới trực tiếp các trại ương cá giống ở các tỉnh khác để học hỏi kinh nghiệm. Đến nay, mô hình nuôi cá giống của gia đình ông có trên 3.000 m2 mặt nước với 6 ao ương nuôi cá giống theo từng giai đoạn, chủ yếu các loại cá trôi, trắm, chép, mè...

Chia sẻ kinh nghiệm sản xuất, ông Sum cho biết: Cá giống rất kén môi trường sống, các công đoạn nuôi cá từ chuẩn bị ao thả, xử lý môi trường đến chăm sóc đều phải rất cẩn thận. Ao nuôi phải có hệ thống cấp thoát nước chủ động, gia cố chắc chắn, tránh để rò rỉ, cá thoát ra ngoài. Vì cá giống nhỏ, dễ chết nên quá trình nuôi ương, đánh bắt, vận chuyển mang đi tiêu thụ phải có kỹ thuật. Trước khi thả cá, ao phải được bơm cạn, vét bùn đáy, dùng vôi bột khử trùng nhằm hạn chế các loại bệnh gây hại cá.

Trước đây, ông thường nhập cá từ 3-5 ngày tuổi ở Công ty cổ phần thủy sản Sơn La về thả xuống ao, ương nuôi khoảng 1-1,5 tháng, khi cá đạt đủ kích cỡ để nuôi thương phẩm thì bán cho thương lái và các hộ nuôi cá. Về sau, ông tự ương và gây giống phục vụ cho việc nuôi và bán. Ông Sum chia sẻ thêm: Ương nuôi cá giống, thức ăn chỉ cần bột cám gạo, ngô tự chế biến tại nhà; nắm vững kỹ thuật, chăm sóc cá tỷ mỷ để cá khoẻ, không bị dịch bệnh, bảo đảm tỷ lệ sống cao là thu được lãi.

Nhờ tuân thủ đúng kỹ thuật trong ương nuôi cá cộng với uy tín về cung cấp chất lượng con giống đã giúp mô hình nuôi cá của ông trở thành địa chỉ tin cậy, nhiều nông dân trong huyện, trong tỉnh tìm đến mua. Khi khách hàng có nhu cầu, ông sẽ đóng bao, bơm ôxy vận chuyển cá giống đến tận nơi theo yêu cầu. Vì vậy, người dân tiết kiệm được thời gian đi lại, tỷ lệ cá hao hụt ít. Việc bán cá giống diễn ra quanh năm nhưng cao điểm là từ tháng 3 đến tháng 6; trung bình ông bán 60-70 đồng/con cá ương; 200 đồng/con cá giống trên 1 tháng tuổi; 80.000-100.000 đồng/kg cá thương phẩm. Bình quân mỗi năm, gia đình ông Sum cung ứng ra thị trường trong tỉnh hơn 60-70 vạn con cá giống các loại, trừ chi phí thu về gần 200 triệu đồng. Đồng thời, du nhập các giống mới như cá trắm đen, cá trôi của các tỉnh Thanh Hóa, Nghệ An... để phục vụ nhu cầu thị trường, giúp người dân không mua phải giống cá trôi nổi, không rõ nguồn gốc.

Không chỉ chú trọng phát triển kinh tế, những ai có ý định nuôi cá giống, ông Sum đều tận tình giúp đỡ, truyền đạt kinh nghiệm. Ngoài ra, ông còn hỗ trợ các hộ có nhu cầu nuôi cá mà chưa có đủ vốn bằng cách cung ứng con giống theo hình thức trả chậm, đến khi xuất bán cá thương phẩm mới phải trả tiền cá giống (không phải tính lãi). Mỗi năm, ông hỗ trợ khoảng 4-5 hộ chăn nuôi theo hình thức này, trung bình mỗi hộ từ 10-20 triệu đồng. Gia đình anh Quàng Văn Thiện, bản Nặm Ún, một trong những hộ được ông hỗ trợ trên 20 triệu đồng tiền cá giống chia sẻ: Nếu không có sự hỗ trợ từ ông Sum chắc không bao giờ tôi dám tính đến chuyện vay mượn để nuôi cá. Giống cá ở đây chất lượng, lớn nhanh, giá hợp lý lại không mất chi phí đi lại, vận chuyển. Trung bình mỗi năm, tôi đặt hơn 1 tạ cá giống các loại tại đây, cá khỏe, phát triển tốt. Hiện, cuộc sống của gia đình tôi đã ổn định hơn nhờ nghề nuôi cá.

Thực tế cho thấy, tiềm năng để phát triển nguồn thủy sản ở Chiềng Đông là khá lớn, mô hình ương nuôi cá giống của ông Lò Văn Sum đã và đang giúp nhiều nông hộ trong huyện Yên Châu thoát nghèo, vươn lên làm giàu; là mô hình để các hộ nông dân trong huyện tìm hiểu, áp dụng làm theo.

Thanh Huyền
BÌNH LUẬN

Bạn còn 500/500 ký tự

Bạn vui lòng nhập từ 5 ký tự trở lên !!!

Tin mới

  • 'Chuẩn bị tổ chức chương trình “Hành trình nhân đạo - Trao nhận yêu thương” năm 2024 tại tỉnh Sơn La

    Chuẩn bị tổ chức chương trình “Hành trình nhân đạo - Trao nhận yêu thương” năm 2024 tại tỉnh Sơn La

    Thời sự - Chính trị -
    Ngày 29/3, Đoàn công tác của Trung ương Hội Chữ thập đỏ Việt Nam, do đồng chí Nguyễn Hải Anh, Phó Chủ tịch kiêm Tổng Thư ký Trung ương Hội Chữ thập đỏ Việt Nam đã làm việc tại tỉnh Sơn La về phối hợp chỉ đạo, tổ chức chương trình “Hành trình nhân đạo - Trao nhận yêu thương” năm 2024.
  • 'Khát vọng và cống hiến

    Khát vọng và cống hiến

    QP - AN - ĐN -
    Những năm qua, các đoàn viên thanh niên, hội viên phụ nữ Công an Sơn La đã phát huy tinh thần xung kích, sáng tạo, tình nguyện, khắc phục mọi khó khăn, hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao. Trên mỗi trận tuyến, ở mỗi lĩnh vực công tác, những đoàn viên, thanh niên và những nữ chiến sĩ Công an Sơn La luôn năng động, sáng tạo, góp phần bảo vệ bình yên cho cuộc sống của nhân dân.
  • 'Nhân dân Suối Thín mong sớm hoàn thành tuyến đường bê tông về bản

    Nhân dân Suối Thín mong sớm hoàn thành tuyến đường bê tông về bản

    Xã hội -
    Cách trung tâm xã Chiềng Sơn, huyện Mộc Châu khoảng 8 km, từ nhiều năm nay, tuyến đường về bản Suối Thín vẫn còn hơn nửa là đường đất. Mặt đường bụi bặm khi trời nắng, lầy lội khi trời mưa. Bà con nơi đây mong muốn có được tuyến đường bê tông để đi lại bớt khó khăn, nhọc nhằn và trao đổi hàng hóa thuận lợi.
  • 'Nỗ lực nâng cao chất lượng dạy và học ở Sam Kha

    Nỗ lực nâng cao chất lượng dạy và học ở Sam Kha

    Khoa Giáo -
    Từ trung tâm huyện vượt hơn 40 km đường đèo, dốc quanh co, chúng tôi đến Trường PTDT bán trú tiểu học và THCS Sam Kha, huyện Sốp Cộp. Những năm qua, thầy và trò nhà trường luôn khắc phục khó khăn, nỗ lực nâng cao chất lượng dạy và học.
  • 'Nhịp sống mới ở Chiềng Pha

    Nhịp sống mới ở Chiềng Pha

    Xã hội -
    Là xã vùng 3 của huyện Thuận Châu, Chiềng Pha có lợi thế nằm dọc quốc lộ 6, những năm qua, cùng với chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi, xã đã đẩy mạnh phát triển tiểu thủ công nghiệp và dịch vụ, tạo việc làm, nâng cao đời sống nhân dân.
  • 'Đồng bộ các giải pháp thúc đẩy tiêu thụ nông sản

    Đồng bộ các giải pháp thúc đẩy tiêu thụ nông sản

    Kinh tế -
    Là vùng cây ăn quả lớn của tỉnh, huyện Yên Châu có trên 11.600 ha cây ăn quả các loại, trong đó hơn 9.000 ha xoài, mận hậu, nhãn đang chuẩn bị vào vụ thu hoạch. Đảm bảo các điều kiện tiêu thụ, huyện tích cực triển khai các phương án kết nối, tìm kiếm thị trường; đẩy mạnh hoạt động xúc tiến thương mại, quảng bá sản phẩm.
  • 'Khen thưởng tổ chức đảng và đảng viên thực chất, hiệu quả

    Khen thưởng tổ chức đảng và đảng viên thực chất, hiệu quả

    Xây dựng Đảng -
    Đảng bộ tỉnh có 17 đảng bộ trực thuộc, 829 tổ chức cơ sở đảng, 3.890 chi bộ trực thuộc đảng ủy cơ sở, với tổng số 92.460 đảng viên. Những năm qua, Ban Thường vụ Tỉnh ủy đã tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo việc đánh giá, xếp loại và khen thưởng tổ chức đảng và đảng viên bảo đảm thực chất, hiệu quả, góp phần xây dựng tổ chức đảng trong sạch, vững mạnh.
  • 'Thành phố nhân rộng nhiều phong trào thi đua

    Thành phố nhân rộng nhiều phong trào thi đua

    Xã hội -
    Thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XV, Nghị quyết Đại hội Đảng bộ Thành phố lần thứ XIX, nhiệm kỳ 2020-2025, hơn 3 năm qua, các cơ quan, đơn vị, xã, phường trên địa bàn thành phố Sơn La đã đẩy mạnh các phong trào thi đua trên các lĩnh vực; nỗ lực hoàn thành các chỉ tiêu đề ra.
  • 'Phát huy giá trị Chiến thắng Điện Biên Phủ trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc

    Phát huy giá trị Chiến thắng Điện Biên Phủ trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc

    LTS: Điện Biên Phủ là trận quyết chiến chiến lược trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp, có ý nghĩa lịch sử và tầm vóc thời đại to lớn. Chiến thắng đã để lại nhiều bài học kinh nghiệm quý báu và vận dụng sáng tạo, hiệu quả trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Tại Hội thảo khoa học “Chiến thắng Điện Biên Phủ-Giá trị lịch sử và tầm vóc thời đại”, do Học viện Chính trị phối hợp cùng Báo Quân đội nhân dân, Viện Lịch sử Đảng (Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh) tổ chức, nhiều tham luận của các cán bộ, chuyên gia, nhà khoa học đã nhấn mạnh và khẳng định điều này. Báo Quân đội nhân dân trích đăng một số ý kiến trong số báo hôm nay.