Mô hình mới với giống cam ruột đỏ cara

Những năm qua, huyện Thuận Châu đã phối hợp với HTX Dịch vụ nông nghiệp và thương mại Thanh Sơn, huyện Mai Sơn, triển khai Dự án “Liên kết các hộ dân trồng và tiêu thụ sản phẩm cam cara ruột đỏ không hạt tại xã Muổi Nọi, Tông Lạnh và Bon Phặng”. Cây cam đã mở ra hướng phát triển kinh tế mới, giúp người dân tăng thu nhập, cải thiện đời sống.

Triển khai dự án, có14 hộ tham gia trồng trên diện tích 11,74 ha, kinh phí thực hiện 3 tỷ đồng; trong đó, ngân sách Nhà nước hỗ trợ 512 triệu đồng, vốn đối ứng của nhân dân 2 tỷ đồng, vốn doanh nghiệp, HTX 529 triệu đồng. HTX dịch vụ nông nghiệp và thương mại Thanh Sơn phối hợp với Phòng Nông nghiệp và PTNT huyện và các xã khảo sát thực địa tại các bản để lựa chọn đất trồng phù hợp; tổ chức họp dân để trình bày phương án sản xuất, tiêu thụ và thảo luận về hợp đồng liên kết. Sau 3 năm trồng, cam bắt đầu cho bói quả, từ năm thứ 5 cho thu hoạch đều; bình quân 1 ha thu hoạch 20 tấn/năm, trừ chi phí lợi nhuận thu khoảng 170 triệu đồng.

             

Thành viên HTX Hưng Thịnh chăm sóc cam ruột đỏ.

             

Anh Lương Quốc Huy, Giám đốc HTX Hưng Thịnh, bản Tây Hưng, xã Muổi Nọi, cho biết: HTX trồng 2 ha cam ruột đỏ, giống cam này rất dễ trồng và chăm sóc, hợp với thổ nhưỡng địa phương; cam được sử dụng phân gà Sakura của Nhật Bản và các chế phẩm sinh học, như nấm đối kháng, vi phẩm đối kháng để diệt sâu bệnh. Năm 2021, vụ đầu thu được 2 tấn quả; cam có mẫu mã đẹp, không hạt, không có vị chua, nên cam bán rất đắt hàng; loại 1 có giá 80 nghìn đồng/kg, loại quả xô khoảng 35 nghìn đồng/kg, HTX thu về hơn 100 triệu đồng. Dự kiến, năm nay cho thu hơn chục tấn, chủ yếu bán tại các siêu thị ở Hà Nội.

             

Đến xã Bon Phặng, thăm vườn cam của gia đình ông Đặng Quốc Tuấn, là một trong 14 hộ tham gia dự án trồng cam ruột đỏ. Ông Tuấn, nói: Gia đình tôi đăng ký trồng 4 ha, toàn bộ khâu chọn đất, cây giống, phân bón, kỹ thuật trồng, chăm sóc đều được cán bộ kỹ thuật của HTX dịch vụ nông nghiệp và thương mại Thanh Sơn, cán bộ khuyến nông hướng dẫn trực tiếp, sử dụng phân hữu cơ, chế phẩm sinh học để ngăn sâu bệnh; chăm sóc theo công nghệ tưới nhỏ giọt, tưới phun sương. Sau hơn 4 năm, cây cam phát triển tốt và đã cho quả. Năm 2021, gia đình thu hơn 15 tấn cam cara  được HTX mua hết, trừ chi phí lãi gần 200 triệu đồng.

             

Ông Lê Xuân Hòa, Giám đốc HTX dịch vụ nông nghiệp và thương mại Thanh Sơn, chia sẻ: Cam ruột đỏ vượt trội hơn các giống cam khác về kích thước quả, hương vị, khả năng chống bệnh, chịu hạn. Ruột cam màu đỏ thẫm, tép mọng nước, rất ngọt và mùi thơm dễ chịu, giá bán cao hơn so với nhiều loại cam khác. Vì vậy, chúng tôi quyết định đưa loại cam này vào trồng để cung cấp cho các siêu thị trong nước và xuất khẩu.

             

Đánh giá về hiệu quả của mô hình, ông Nguyễn Xuân Hoàng, Phó Chủ tịch UBND huyện Thuận Châu, cho biết: Đây là loại cây ăn quả còn tương đối lạ, có giá trị dinh dưỡng cao, mẫu mã sản phẩm đẹp, người tiêu dùng rất ưa chuộng. Thông qua dự án này, huyện đặt mục tiêu đẩy mạnh áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật và đưa giống cam ruột đỏ vào phát triển sản xuất, từng bước xóa bỏ tính tự phát, sản xuất nhỏ lẻ, thiếu sự liên kết giữa các doanh nghiệp với người sản xuất; tạo ra sản phẩm hàng hóa tập trung với quy mô lớn, phục vụ thị trường trong nước và xuất khẩu.

             

Với bước đi ban đầu hiệu quả, huyện Thuận Châu chỉ đạo các xã tiếp tục vận động bà con đưa cây cam cara vào trồng; đồng thời, hỗ trợ xây dựng thương hiệu, truy xuất nguồn gốc, giúp ổn định đầu ra cho sản phẩm. Thành công bước đầu của dự án trồng cam ruột đỏ là tiền đề quan trọng, để huyện đẩy mạnh chuyển đổi cơ cấu cây trồng, phát triển những mô hình mới mang lại hiệu quả kinh tế, giúp nông dân tăng thu nhập, nâng cao đời sống.

Thủy Ngân
BÌNH LUẬN

Bạn còn 500/500 ký tự

Bạn vui lòng nhập từ 5 ký tự trở lên !!!

Tin mới

  • 'Tân binh trên thao trường

    Tân binh trên thao trường

    QP - AN - ĐN -
    Sau hơn 1 tháng nhập ngũ, các tân binh tại Tiểu đoàn I, Trung đoàn 754, Bộ CHQS tỉnh chững chạc hơn so với ngày đầu nhập ngũ. Các hoạt động sinh hoạt hằng ngày cũng như kỷ luật quân đội được thực hiện nền nếp, chính quy hơn.
  • 'Phê phán thói vô cảm, “vì dân suông” của một bộ phận cán bộ, đảng viên

    Phê phán thói vô cảm, “vì dân suông” của một bộ phận cán bộ, đảng viên

    Một trong những biểu hiện suy thoái cả về tư tưởng chính trị và đạo đức, lối sống của một bộ phận cán bộ, đảng viên đã được Nghị quyết Hội nghị Trung ương 4 (khóa XII) chỉ ra là: “Không còn ý thức hết lòng vì nước, vì dân”; “thờ ơ, vô cảm, thiếu trách nhiệm trước những khó khăn, bức xúc và đòi hỏi chính đáng của nhân dân”.
  • 'Triệu trái tim cùng hướng về đất Tổ

    Triệu trái tim cùng hướng về đất Tổ

    Văn hoá - Xã hội -
    Nước Việt Nam ta có một di tích lịch sử được các nhà sử học đánh giá là “siêu di tích” - đền thờ 18 đời Vua Hùng, nằm ở vùng đất trung du Phú Thọ - “đất Tổ” của trăm họ dân Việt trên khắp thế giới. Mồng Mười tháng Ba âm lịch, nếu không thể trực tiếp hành hương thắp nhang cúng Tổ thì người Việt Nam mọi miền cùng hướng về đỉnh núi Nghĩa Lĩnh (xã Hy Cương, thành phố Việt Trì) bái vọng chốn linh thiêng, đó là nơi khởi đầu cho sự mở mang một quốc gia có hàng nghìn năm văn hiến…
  • 'Xây dựng nông thôn mới thông minh

    Xây dựng nông thôn mới thông minh

    Chuyển đổi số -
    Duy trì, nâng cao các tiêu chí trong xây dựng nông thôn mới, nông thôn mới nâng cao, các địa phương trong tỉnh đã tập trung đầu tư hạ tầng công nghệ thông tin, từng bước thực hiện chuyển đổi số trong quản lý, điều hành và phát triển kinh tế - xã hội.
  • 'Nâng cao hiệu quả công tác tuyên truyền miệng

    Nâng cao hiệu quả công tác tuyên truyền miệng

    VẤN ĐỀ HÔM NAY -
    Thực hiện chủ trương của Đảng về đổi mới và nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác tuyên truyền miệng trong tình hình mới, nhận thức của các cấp ủy, người đứng đầu cấp ủy, chính quyền các cấp và cán bộ, đảng viên về tầm quan trọng của công tác tuyên truyền miệng được nâng lên. Vai trò của đội ngũ báo cáo viên được phát huy, hoạt động đi vào nền nếp, luôn bám sát cơ sở, là lực lượng nòng cốt trong thực hiện công tác tuyên truyền miệng, góp phần định hướng tư tưởng, dư luận xã hội, tạo sự thống nhất trong nhận thức và hành động, thúc đẩy nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.
  • '“Dân vận khéo” ở Ban CHQS Mường La

    “Dân vận khéo” ở Ban CHQS Mường La

    Xây dựng Đảng -
    Cùng với nhiệm vụ huấn luyện sẵn sàng chiến đấu, Ban CHQS huyện Mường La tích cực triển khai các hoạt động dân vận giúp nhân dân, tạo mối quan hệ gắn bó, góp phần lan tỏa hình ảnh đẹp Bộ đội Cụ Hồ.
  • 'Đảm bảo an ninh kinh tế phục vụ phát triển kinh tế, xã hội

    Đảm bảo an ninh kinh tế phục vụ phát triển kinh tế, xã hội

    An ninh trật tự -
    Với phương châm: “An ninh chủ động”, “Phát triển phải đi đôi với bảo vệ kinh tế và đảm bảo an ninh quốc gia”, Phòng An ninh kinh tế, Công an tỉnh luôn chủ động phát hiện những bất cập, sơ hở, kịp thời tham mưu cấp ủy Đảng, chính quyền địa phương, Ban Giám đốc Công an tỉnh các biện pháp giải quyết kịp thời, góp phần giữ vững an ninh chính trị, an ninh kinh tế tại địa phương.
  • 'Phát triển phong trào văn nghệ trong trường học

    Phát triển phong trào văn nghệ trong trường học

    Văn hoá - Xã hội -
    Huyện Sốp Cộp luôn quan tâm đến các phong trào văn nghệ, tạo không khí vui tươi, phấn khởi và sân chơi lành mạnh cho học sinh tại các trường học trên địa bàn, góp phần thực hiện hiệu quả phong trào “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực”.
  • 'Một thời hoa lửa

    Một thời hoa lửa

    70 năm sau chiến thắng Điện Biên Phủ, Đại tá Nguyễn Văn Cường, nguyên Phó Cục trưởng Cục Hậu cần, Quân khu 2, hiện đang sinh sống ở tiểu khu Bệnh viện, thị trấn Nông trường Mộc Châu, huyện Mộc Châu, vẫn nhớ ký ức một thời hoa lửa cùng đồng đội “khoét núi, ngủ hầm, mưa dầm, cơm vắt”, làm nên chiến thắng Điện Biên Phủ “lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu”.
  • 'Nông dân Mai Sơn chăm sóc cây ăn quả

    Nông dân Mai Sơn chăm sóc cây ăn quả

    Nông nghiệp -
    Với trên 11.200 ha cây ăn quả các loại, sản lượng trên 90.000 tấn/năm, huyện Mai Sơn là một trong những địa phương có sản lượng cây ăn quả lớn của tỉnh. Thời điểm này, bà con nông dân trong huyện đang tập trung chăm sóc, duy trì cho cây ăn quả phát triển, đảm bảo năng suất, chất lượng mùa vụ.
  • 'Vai trò của các HTX trong liên kết sản xuất

    Vai trò của các HTX trong liên kết sản xuất

    Xã hội -
    Phát huy tiềm năng, thế mạnh của địa phương, huyện Bắc Yên có nhiều hợp tác xã được thành lập, áp dụng những cách làm mới, liên kết sản xuất hiệu quả, giúp tăng thu nhập cho thành viên, góp phần phát triển nông nghiệp bền vững.