Ký ức của người lính - nhà báo về Điện Biên Phủ

Những ngày tháng 5 lịch sử, niềm tự hào về chiến dịch Điện Biên Phủ “Lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu” lại ùa về khi chúng tôi đến thăm Đại tá Nguyễn Xuân Mai, nguyên Tổng Biên tập Báo Phòng không không quân, người chiến sĩ Điện Biên năm xưa. Ông tiếp chúng tôi tại căn nhà cấp 4 nhỏ trên đường Lê Văn Lương (Hà Nội). Ở tuổi 86, nhưng ông Mai vẫn minh mẫn, nhanh nhẹn và kể cho chúng tôi về những kỷ niệm không bao giờ quên.

 

CCB, nhà báo Nguyễn Xuân Mai chia sẻ kỷ niệm tham gia Chiến dịch Điện Biên Phủ.

 

Ông Nguyễn Xuân Mai kể: Quê gốc tôi ở làng Văn Hội, xã Văn Bình, huyện Thường Tín, tỉnh Hà Tây (nay thuộc Hà Nội). Vì bố mẹ là công nhân nhà máy Diêm, nên khi còn nhỏ gia đình tôi sống ở khu dành cho công nhân và người lao động nghèo ở Lương Yên. Dù vậy, ba chị em tôi đều được bố mẹ cho đi học ở trường của người Pháp. Năm 1946, kháng chiến toàn quốc bùng nổ, cha mẹ mất, tôi về với bác ruột ở Hưng Yên, trong vùng địch tạm chiếm. Chứng kiến cảnh chúng bắt giết cán bộ, bà con ta nên căm hận vô cùng. Tôi xin tòng quân, tham gia cách mạng sớm và trở thành người lính Cụ Hồ. Tôi được tham gia chiến dịch Tây Bắc 1952 và chiến dịch Điện Biên Phủ 1954, khi ấy tôi là chiến sĩ thuộc loại trẻ nhất đại đội, thường được cử tham gia biểu diễn văn nghệ. Kỷ niệm khó quên trong đời tôi là cách làm báo sáng tạo ở mặt trận, đến giờ tôi vẫn đam mê với việc viết lách, nghề làm báo.

Lần đầu làm báo - Còn gọi là “báo liếp”, vì báo ra đời ở mặt trận và được dán trên các tấm liếp đan ở sân các lán trại của đại đội. Bài báo được cấp trên động viên, anh em trong đơn vị sáng tạo với nhiều thể loại: Thơ ca, hò vè, có chủ đề về kháng chiến, quân đội... Năm ấy, tôi được tham gia chỉnh huấn, nhưng không hiểu chính huấn là gì? và được cấp trên giải thích chỉnh huấn chính trị là học tập chính trị để quán triệt quan điểm, đường lối cách mạng của Đảng, hiểu được Quân đội nhân dân từ nhân dân mà ra, vì nhân dân mà chiến đấu. Từ đây tôi đã viết bài báo liếp: Tôi đã biết chỉnh huấn là gì? Và bài Xuôi dòng Tân Long, kể về cảnh đẹp trên đường hành quân. 2 bài này được chọn dán trên báo liếp và cấp trên khen ngợi. Sau đó tôi được giao phụ trách làm “báo liếp” của đại đội và đội trưởng đội văn nghệ, rồi được cử làm công tác tư tưởng cho anh em yên tâm chiến đấu khi được bầu vào Hội đồng quân nhân.

Sau thắng lợi của Chiến dịch Tây Bắc, từ bản Chỏm Lau (Cẩm Thủy - Thanh Hóa) tháng 11 năm 1953, được lệnh hành quân bộ đi chiến dịch, khi ấy đường đi xấu lắm, phải lội qua suối Rút, hành quân theo con đường 41 (nay là quốc lộ 6) đi qua Mường Hịch - Hòa Bình (nơi nổi tiếng nhiều hổ), đến Mộc Châu. Sau này mới biết là được tham gia chiến dịch Điện Biên Phủ để giải phóng toàn bộ Tây Bắc theo mệnh lệnh của Bác Hồ và Bộ Tổng tư lệnh. Ở Mặt trận này, đơn vị tôi phối hợp với Trung đoàn 174 bám sát đồi A1 để đánh từ đầu đến cuối. Trong trận đánh ở bản Tà Lèng đến Khe Chít, gần cứ điểm Him Lam, ngày 6/2/1954 (tức 4 tết Giáp Ngọ 1954), Đại đội tôi đã bắn rơi tại chỗ chiếc máy bay đầu tiên ở Điện Biên Phủ. Mừng chiến công, chúng tôi làm “báo hầm”, báo viết trong hầm của đại đội với bài: “Tết bánh chưng chay, chiến công đậm” được đại đội hoan nghênh. Ở mặt trận Điện Biên cũng có báo Quân đội Nhân dân, tôi làm liên lạc, được đọc nên chép thêm những bài hay bổ sung làm “báo hầm” cho đơn vị và đọc cho anh em nghe, sau này “báo hầm” của chúng tôi được nhiều người biết đến và nổi tiếng, trở thành món ăn tinh thần quan trọng cho chiến sĩ của đơn vị ở mặt trận Điện Biên Phủ.

Là phóng viên Báo Phòng không không quân, ngày 24/3/1966, Bác Hồ lên thăm cơ quan Bộ Tư lệnh Quân chủng Phòng không không quân. Bác chỉ thị: “Phải nghiên cứu tên lửa của ta có thể bắn rơi B52 của Mỹ... phải quyết tâm đánh thắng giặc Mỹ xâm lược”. Nhiều lần khác, tôi được chụp hình và ghi âm các chuyến thăm của Bác đến Bộ đội Phòng không không quân ở trận địa. Cho đến tận bây giờ, đó luôn là những kỷ niệm đẹp không bao giờ quên của tôi.

Nguyễn Thái Hà (CTV)

(Ghi theo lời kể của  nhân vật)

BÌNH LUẬN

Bạn còn 500/500 ký tự

Bạn vui lòng nhập từ 5 ký tự trở lên !!!

Tin mới

  • 'Chuẩn bị tổ chức chương trình “Hành trình nhân đạo - Trao nhận yêu thương” năm 2024 tại tỉnh Sơn La

    Chuẩn bị tổ chức chương trình “Hành trình nhân đạo - Trao nhận yêu thương” năm 2024 tại tỉnh Sơn La

    Thời sự - Chính trị -
    Ngày 29/3, Đoàn công tác của Trung ương Hội Chữ thập đỏ Việt Nam, do đồng chí Nguyễn Hải Anh, Phó Chủ tịch kiêm Tổng Thư ký Trung ương Hội Chữ thập đỏ Việt Nam đã làm việc tại tỉnh Sơn La về phối hợp chỉ đạo, tổ chức chương trình “Hành trình nhân đạo - Trao nhận yêu thương” năm 2024.
  • 'Khát vọng và cống hiến

    Khát vọng và cống hiến

    QP - AN - ĐN -
    Những năm qua, các đoàn viên thanh niên, hội viên phụ nữ Công an Sơn La đã phát huy tinh thần xung kích, sáng tạo, tình nguyện, khắc phục mọi khó khăn, hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao. Trên mỗi trận tuyến, ở mỗi lĩnh vực công tác, những đoàn viên, thanh niên và những nữ chiến sĩ Công an Sơn La luôn năng động, sáng tạo, góp phần bảo vệ bình yên cho cuộc sống của nhân dân.
  • 'Nhân dân Suối Thín mong sớm hoàn thành tuyến đường bê tông về bản

    Nhân dân Suối Thín mong sớm hoàn thành tuyến đường bê tông về bản

    Xã hội -
    Cách trung tâm xã Chiềng Sơn, huyện Mộc Châu khoảng 8 km, từ nhiều năm nay, tuyến đường về bản Suối Thín vẫn còn hơn nửa là đường đất. Mặt đường bụi bặm khi trời nắng, lầy lội khi trời mưa. Bà con nơi đây mong muốn có được tuyến đường bê tông để đi lại bớt khó khăn, nhọc nhằn và trao đổi hàng hóa thuận lợi.
  • 'Nỗ lực nâng cao chất lượng dạy và học ở Sam Kha

    Nỗ lực nâng cao chất lượng dạy và học ở Sam Kha

    Khoa Giáo -
    Từ trung tâm huyện vượt hơn 40 km đường đèo, dốc quanh co, chúng tôi đến Trường PTDT bán trú tiểu học và THCS Sam Kha, huyện Sốp Cộp. Những năm qua, thầy và trò nhà trường luôn khắc phục khó khăn, nỗ lực nâng cao chất lượng dạy và học.
  • 'Nhịp sống mới ở Chiềng Pha

    Nhịp sống mới ở Chiềng Pha

    Xã hội -
    Là xã vùng 3 của huyện Thuận Châu, Chiềng Pha có lợi thế nằm dọc quốc lộ 6, những năm qua, cùng với chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi, xã đã đẩy mạnh phát triển tiểu thủ công nghiệp và dịch vụ, tạo việc làm, nâng cao đời sống nhân dân.
  • 'Đồng bộ các giải pháp thúc đẩy tiêu thụ nông sản

    Đồng bộ các giải pháp thúc đẩy tiêu thụ nông sản

    Kinh tế -
    Là vùng cây ăn quả lớn của tỉnh, huyện Yên Châu có trên 11.600 ha cây ăn quả các loại, trong đó hơn 9.000 ha xoài, mận hậu, nhãn đang chuẩn bị vào vụ thu hoạch. Đảm bảo các điều kiện tiêu thụ, huyện tích cực triển khai các phương án kết nối, tìm kiếm thị trường; đẩy mạnh hoạt động xúc tiến thương mại, quảng bá sản phẩm.
  • 'Khen thưởng tổ chức đảng và đảng viên thực chất, hiệu quả

    Khen thưởng tổ chức đảng và đảng viên thực chất, hiệu quả

    Xây dựng Đảng -
    Đảng bộ tỉnh có 17 đảng bộ trực thuộc, 829 tổ chức cơ sở đảng, 3.890 chi bộ trực thuộc đảng ủy cơ sở, với tổng số 92.460 đảng viên. Những năm qua, Ban Thường vụ Tỉnh ủy đã tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo việc đánh giá, xếp loại và khen thưởng tổ chức đảng và đảng viên bảo đảm thực chất, hiệu quả, góp phần xây dựng tổ chức đảng trong sạch, vững mạnh.
  • 'Thành phố nhân rộng nhiều phong trào thi đua

    Thành phố nhân rộng nhiều phong trào thi đua

    Xã hội -
    Thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XV, Nghị quyết Đại hội Đảng bộ Thành phố lần thứ XIX, nhiệm kỳ 2020-2025, hơn 3 năm qua, các cơ quan, đơn vị, xã, phường trên địa bàn thành phố Sơn La đã đẩy mạnh các phong trào thi đua trên các lĩnh vực; nỗ lực hoàn thành các chỉ tiêu đề ra.