Huyện Côn Đảo quyết tâm trở thành điểm du lịch mang tầm cỡ quốc tế

Huyện Côn Đảo, tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu đã được Thủ tướng Chính phủ định hướng phát triển thành khu du lịch, dịch vụ chất lượng cao và hiện đại từ năm 2005. Sau hơn 10 năm thực hiện chủ trương trên, địa phương này đã thu được những kết quả khả quan.

Du khách tham quan "địa ngục trần gian" tại Côn Đảo. 

Những con số ấn tượng…


Ông Nguyễn Thành Chính, Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện Côn Đảo phấn khởi cho biết, ngay từ khi được Trung ương định hướng phát triển thành khu du lịch, dịch vụ chất lượng cao, Ban chấp hành đảng bộ huyện Côn Đảo đã lãnh đạo hệ thống chính trị và nhân dân trên địa bàn triển khai nhiều nhiệm vụ quan trọng để xây dựng và phát triển Côn Đảo theo những mục tiêu đã đặt ra. Mỗi một nhiệm kỳ đều mang một dấu ấn về thành quả kinh tế, xã hội.

Theo ông Nguyễn Thành Chính, nếu như nhiệm kỳ 2006-2010, Côn Đảo chuyển mình chuẩn bị tâm thế để triển khai những nhiệm vụ to lớn theo mô hình mới thì nhiệm kỳ 2010-2015 đã ghi nhận những kết quả quan trọng trên con đường trở thành khu du lịch hiện đại quốc gia. Tất cả các lĩnh vực kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội, quốc phòng an ninh đều mang lại những kết quả quan trọng, mà dấu ấn đậm nhất là sự phát triển kinh tế du lịch, dịch vụ trên địa bàn huyện đảo.

Trong bối cảnh nền kinh tế của Bà Rịa - Vũng Tàu và của cả nước nói chung còn gặp nhiều khó khăn, nhưng tổng giá trị tăng thêm của kinh tế của huyện Côn Đảo từ năm 2010 tới nay vẫn cao gấp 3 lần so với nhiệm kỳ trước, đạt trên 1.300 tỷ đồng. Cơ cấu kinh tế “du lịch, dịch vụ và công nghiệp” mà Đại hội đảng bộ huyện lần thứ VIII xác định đã chuyển dịch đúng hướng. Ngành du lịch, dịch vụ chiếm trên 87%. Hai khu vực công nghiệp, xây dựng và nông - lâm- ngư nghiệp chiếm một tỷ lệ rất nhỏ, chỉ hơn 10%. Chỉ số đó phù hợp định hướng phát triển Côn Đảo của Chính phủ và khẳng định những giải pháp mà đảng bộ huyện Côn Đảo lãnh đạo trong những năm qua là đúng đắn.

Sự phát triển kinh tế du lịch, dịch vụ thể hiện rất rõ trên mọi khía cạnh từ số lượng du khách, tính đa dạng trong ngành nghề, tổng doanh thu đến qui mô đầu tư. v.v. Theo đó, doanh thu du lịch tăng gấp 13 lần so với giai đoạn 5 năm 2006-2010; số lượng khách từ năm 2010 trở lại đây trung bình đạt 80.000 lượt khách/năm, cao hơn 60.000 lượt khách/năm so với những năm trước đó. Riêng khách quốc tế tăng rất nhanh qua mỗi năm, mỗi năm Côn Đảo đã đón khoảng 20.000 lượt khách quốc tế.

Khách du lịch tăng cao dẫn đến nhu cầu đầu tư phát triển du lịch trên địa bàn ngày càng lớn. Về dịch vụ khách sạn, nhà nghỉ, hiện Côn Đảo có 38 cơ sở với sức chứa khoảng 1.500 khách, trong khi năm 2010, chỉ có 10 cơ sở và đáp ứng khoảng 600 khách. Nhiều khách sạn quy mô lớn như Khu Resort Sixsen, tiêu chuẩn 5 sao; Khách sạn Sài Gòn - Côn Đảo và Khách sạn Công đoàn tiêu chuẩn tương đương 3 sao đã hoàn thành và đi vào hoạt động nhiều năm qua.

Dịch vụ vận chuyển, đưa đón du khách từ đất liền ra đảo cũng tăng tần suất hoạt động. Hai tàu khách Côn Đảo với sức chở gần 400 người mỗi chuyến và mặc dù đã khai thác tối đa công suất nhưng chỉ đáp ứng khoảng 3/4 lượng khách đăng ký. Trong khi đường hàng không Côn Đảo – Thành phố Hồ Chí Minh những năm gần đây tần suất bay trung bình 6 chuyến/ngày, tăng gấp 3 lần so với giai đoạn 2006-2010. Bên cạnh đó, phương tiện đưa đón khách tham quan theo 17 tuor, tuyến trên bờ, dưới biển trong nội bộ huyện Côn Đảo cũng hết sức đa dạng. Hiện trên bộ có khoảng 100 đầu xe khách, xe taxi tham gia vào hoạt động đưa đón khách. Trên biển hiện có gần 20 ca nô, xuồng cao tốc với khả năng vận chuyển cùng lúc 120 khách tham quan các hòn, hoặc câu cá, lặn biển ngắm san hô.

Nói đến hoạt động đa dạng về dịch vụ du lịch không thể không nhắc đến các cửa hàng bán quà lưu niệm. Nếu như cách đây vài năm, chỉ có vài cửa hàng nhỏ lẻ với số mặt hàng ít ỏi thì nay, có gần 20 cửa hàng lưu niệm và có một siêu thị quà tặng mini được đầu tư chuyên nghiệp. Bên cạnh sự sôi động của lĩnh vực du lịch, hoạt động kinh tế khu vực thương mại và các ngành dịch vụ khác trên địa bàn Côn Đảo cũng khá ấn tượng. Tổng doanh thu của lĩnh vực này đạt gần 3,4 ngàn tỷ đồng, tăng bình quân 18%/năm. Hoạt động mua bán, trao đổi hiện nay được diễn ra khắp nơi, ngoài khu chợ truyền thống, hiện có rất nhiều cửa hàng, đại lý, siêu thị mini, hệ thống các nhà hàng, quán ăn, khu chợ đêm.v.v đã đáp ứng nhu cầu đa dạng cho du khách cũng như người dân Côn Đảo.

Khi du lịch phát triển sẽ thúc đẩy các ngành công, nông và ngư nghiệp phát triển để thỏa mãn nhu cầu đa dạng của du khách; góp phần tăng thu nhập cho xã hội; tạo ý thức bảo vệ môi trường, giữ gìn và khai thác hợp lý tài nguyên du lịch. Về ý nghĩa xã hội, ngành du lịch phát triển đã giải quyết việc làm cho hơn 600 người trên địa bàn huyện Côn Đảo.

Tiếp tục thu hút đầu tư để phát triển kinh tế- văn hóa du lịch


Những con số ấn tượng vừa nêu cho thấy hoạt động du lịch sôi động và lớn mạnh nhanh chóng trên mảnh đất Côn Đảo lịch sử và tươi đẹp này, và điều đó đã khẳng định, Nghị quyết lãnh đạo của Ban Chấp hành Đảng bộ huyện Côn Đảo với tên gọi Chương trình “Phát triển kinh tế du lịch Côn Đảo giai đoạn 2010 - 2015” ra đời tháng 12/2009 là tác nhân chính kích thích sự hoạt động của ngành du lịch trong suốt những năm qua. Từ Nghị quyết này, Uỷ ban nhân dân huyện Côn Đảo đã xây dựng Đề án và chính sách khuyến khích nhân dân phát triển du lịch. Bên cạnh đó, công tác quảng bá, giới thiệu về Côn Đảo với nhiều hình thức đa dạng như cẩm nang du lịch, Website, báo, đài trong nước và quốc tế đã được đẩy mạnh. Tất cả đó, làm nên bức tranh kinh tế du lịch với nhiều gam màu tươi sáng, tạo dấu ấn đậm nhất về thành quả lãnh đạo của đảng bộ và sự phấn đấu của nhân dân huyện Côn Đảo trong những năm qua.

Hiện nay, kinh tế du lịch của Côn Đảo vẫn trên đà phát triển, nhiều dự án có vốn ngoài ngân sách tiếp tục được đầu tư như dự án Khu du lịch nghỉ mát Việt Nga do Công ty Trách nhiệm hữu hạn Việt Nga đầu tư với tổng vốn đăng ký 50 triệu USD, đến nay đã hoàn thành giai đoạn 1 chuẩn bị đưa vào hoạt động; Công ty Trách nhiệm hữu hạn Condao – Shangri-la Resort đầu tư 1 triệu USD xây dựng Khu nghỉ dưỡng và lướt sóng; Dự án khu du lịch Poulo Condor tại Bãi Vông do công ty cổ phần Cam Ly đầu tư gần 300 tỷ đồng đang xây dựng 30 phòng nghỉ và khu nhà hàng.v.v.

Với lợi thế có Vườn Quốc gia Côn Đảo góp phần tích cực trong việc bảo vệ sinh thái, môi trường nơi đây, khu vực này còn là yếu tố thúc đẩy các hoạt động du lịch sinh thái phát triển. Gần đây, các vùng đất ngập nước Côn Đảo được tổ chức bảo tồn thiên nhiên thế giới công nhận là khu Ramsar biển đầu tiên của Việt Nam, hàng năm số lượng khách quốc tế tham quan các chuyến du lịch sinh thái thuộc Vườn Quốc gia Côn Đảo chiếm tỷ lệ khá cao, tới 60 - 70% lượng khách và ngày càng có nhiều du khách nước ngoài quan tâm tới hoạt động du lịch này.

Ông Nguyễn Thành Chính, Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện Côn Đảo cho biết thêm, được sự quan tâm của Trung ương và tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu, hiện công tác đầu tư phát triển trên địa bàn Côn Đảo đã có một bước chuyển quan trọng về hành lang pháp lý và về nguồn vốn đầu tư. Từ năm 2010  đến nay, tổng vốn đầu tư toàn xã hội đã đạt trên 1.800 tỷ đồng. Trong đó, 2/3 là nguồn vốn từ ngân sách Trung ương và địa phương; còn lại là vốn của các nhà đầu tư trong và ngoài nước và của hộ gia đình, cá nhân.

Đáng chú ý, 3 lĩnh vực có lượng vốn đầu tư lớn, đó là thương mại, dịch vụ, du lịch: 570 tỷ đồng; giao thông: 524 tỷ đồng; kết cấu hạ tầng xã hội 457 tỷ đồng. Tính đến năm 2015 hầu hết các cơ quan hành chính, sự nghiệp trên địa bàn huyện Côn Đảo đã được xây mới khang trang. Chung cư công vụ sạch sẽ, hiện đại đã giải quyết chỗ ở cho hàng chục cán bộ, công chức, viên chức và một khu chung cư xã hội sắp hoàn thiện cũng sẽ là nơi ở tốt cho nhiều hộ dân có nhu cầu. v.v. Kết quả công tác đầu tư xây dựng đã tạo nên diện mạo mới cho mảnh đất lịch sử này.

Chủ trương tập trung phát triển kinh tế luôn được đảng bộ huyện Côn Đảo đặt song song với nhiệm vụ xây dựng văn hoá, xã hội. Đảng bộ huyện đã ban hành nhiều Nghị quyết chuyên đề để lãnh đạo lĩnh vực văn hoá và chăm lo công tác xã hội như Nghị quyết về Giáo dục-Đào tạo; về chăm lo sức khỏe cho nhân dân, về bảo vệ môi trường.v.v. Nếu như dấu ấn về lĩnh vực kinh tế là du lịch thì mốc son về lĩnh vực văn hóa-xã hội trong thời gian qua chính là việc Chính phủ có quyết định nâng cấp quần thể khu di tích lịch sử Côn Đảo thành khu di tích đặc biệt quốc gia.

Từ đó, đã có nhiều hoạt động tương xứng nhằm giữ gìn và phát huy khu di tích quốc gia đặc biệt, mà trực tiếp và thường xuyên là công tác bảo tồn, bảo tàng, tôn tạo, phát huy các giá trị di tích lịch sử cách mạng và di tích văn hóa của các cơ quan chuyên môn. Bằng việc ứng dụng công nghệ tin học, công tác bảo quản, lưu giữ, tìm kiếm mộ liệt sĩ và phục vụ khai thác tư liệu, hiện vật nhà tù Côn Đảo đã có bước cải tiến đáng kể. Việc đầu tư xây dựng các công trình tâm linh và văn hóa gắn với di tích được thực hiện tốt thông qua hình thức kêu gọi và vận động nhiều tổ chức, cá nhân đóng góp. Tiêu biểu có hai công trình là Đền thờ tại Nghĩa trang Hàng Dương và Bảo tàng Côn Đảo./..

Theo ĐCSVN
BÌNH LUẬN

Bạn còn 500/500 ký tự

Bạn vui lòng nhập từ 5 ký tự trở lên !!!

Tin mới

  • 'Người dân vất vả mưu sinh dưới nắng nóng

    Người dân vất vả mưu sinh dưới nắng nóng

    Văn hóa - Xã hội -
    Những ngày qua, trên địa bàn tỉnh Sơn La xảy ra tình trạng nắng nóng cục bộ tại nhiều địa phương. Nhiệt độ ngoài trời có thời điểm lên đến hơn 40 độ C gây ảnh hưởng không nhỏ đến công việc mưu sinh và đời sống sinh hoạt của người dân, nhất là những người lao động.
  • 'Chiến dịch Điện Biên Phủ: Ngày 19-4-1954, quân ta bắn cháy xe tăng địch

    Chiến dịch Điện Biên Phủ: Ngày 19-4-1954, quân ta bắn cháy xe tăng địch

    Chiến dịch Điện Biên Phủ: Ngày 19-4-1954, mặc dù máy ngắm súng ĐKZ bị hỏng, nhưng đồng chí Trần Đình Hùng đã bình tĩnh lắp đạn, ngắm mục tiêu qua nòng súng và bắn cháy một chiếc xe tăng. Chiến công của anh đã kết thúc công việc lấp đường hào, buộc địch phải rút lui.
  • 'Từ ngày 19/4, nắng nóng bao phủ toàn miền Bắc

    Từ ngày 19/4, nắng nóng bao phủ toàn miền Bắc

    Bạn cần biết -
    Ngày mai (19/4), phía Tây Bắc Bộ và từ Thanh Hóa đến Phú Yên có nắng nóng và nắng nóng gay gắt, với nhiệt độ cao nhất có nơi trên 39 độ C. Sau đó, ngày 20/4 nắng nóng mở rộng ra toàn khu vực phía Đông Bắc Bộ với nhiệt độ cao nhất có nơi trên 36 độ C.
  • 'Bảo tồn, phát huy giá trị di sản văn hóa phi vật thể

    Bảo tồn, phát huy giá trị di sản văn hóa phi vật thể

    Văn hoá - Xã hội -
    Sơn La có 12 dân tộc anh em sinh sống, mỗi dân tộc có nền văn hóa lâu đời, phong phú và đặc sắc. Đó là những di sản văn hóa phi vật thể có giá trị được đồng bào lưu giữ từ thế hệ này sang thế hệ khác, mang ý nghĩa đặc biệt, đại diện cho tín ngưỡng, văn hóa truyền thống và nguồn cội dân tộc.
  • 'Giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc gắn với du lịch cộng đồng

    Giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc gắn với du lịch cộng đồng

    Văn hoá - Xã hội -
    Những năm qua, Hội LHPN xã Ngọc Chiến, huyện Mường La đã vận động hội viên tham gia giữ gìn vệ sinh môi trường theo phương châm “Sạch nhà - sạch ngõ”, gắn với Cuộc vận động “Xây dựng gia đình 5 không, 3 sạch”, “Toàn dân đoàn kết xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh”, góp phần giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc, gắn với phát triển du lịch cộng đồng.
  • 'Nhớ mãi một thời hào hùng

    Nhớ mãi một thời hào hùng

    70 năm đã trôi qua, những ký ức về chiến dịch Điện Biên Phủ vẫn còn vẹn nguyên trong tâm trí của những chiến sĩ Điện Biên năm xưa, hiện đang ở huyện Sông Mã. Nay tuổi đều đã cao, nhưng nhắc tới chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ, trên gương mặt các cựu chiến binh vẫn ánh lên niềm tự hào.
  • 'Viettel Sơn La "Chung sức đồng lòng - Cộng hưởng giá trị - Kiến tạo tương lai"

    Viettel Sơn La "Chung sức đồng lòng - Cộng hưởng giá trị - Kiến tạo tương lai"

    Văn hoá - Xã hội -
    Trải qua 20 năm xây dựng và phát triển, Viettel Sơn La luôn nhận được sự quan tâm lãnh đạo trực tiếp của Đảng ủy, Ban lãnh đạo Tập đoàn Công nghiệp - Viễn thông Quân đội (Viettel), Tổng Công ty Viễn thông Viettel và sự quan tâm, tạo điều kiện của Tỉnh ủy, HĐND, UBND, Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh, cùng các sở, ban, ngành của tỉnh Sơn La. Đội ngũ cán bộ, nhân viên Viettel Sơn La đã không ngừng nỗ lực, đổi mới, sáng tạo, mở rộng phủ sóng rộng khắp từ thành thị tới vùng sâu, vùng xa, vùng cao, biên giới, kết nối viễn thông tới mọi người, mọi nhà, mọi miền, đáp ứng nhu cầu thông tin liên lạc phục vụ phát triển kinh tế - xã hội, đảm bảo quốc phòng, an ninh địa phương và thúc đẩy chuyển đổi số.
  • 'Nâng cao chất lượng giáo dục chính trị cho cán bộ, chiến sĩ

    Nâng cao chất lượng giáo dục chính trị cho cán bộ, chiến sĩ

    Quốc Phòng - An Ninh -
    Giáo dục chính trị, tư tưởng có vai trò quan trọng trong công tác quân sự, quốc phòng địa phương. Vì vậy, Ban CHQS huyện Sốp Cộp đã thực hiện đồng bộ các giải pháp nâng cao chất lượng công tác giáo dục chính trị, tư tưởng, nâng cao bản lĩnh cho cán bộ, chiến sĩ, góp phần xây dựng đơn vị vững mạnh toàn diện,
  • 'Phát huy vai trò nêu gương của đảng viên

    Phát huy vai trò nêu gương của đảng viên

    Xây dựng Đảng -
    Thực hiện phương châm “Đảng viên đi trước, làng nước theo sau”, Đảng bộ xã Hang Chú, huyện Bắc Yên, đã phát huy vai trò nêu gương, tiên phong, gương mẫu của đội ngũ cán bộ, đảng viên trong thực hiện nhiệm vụ được giao, góp phần xây dựng sự đoàn kết, thống nhất, chung sức thực hiện hiệu quả nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội.
  • 'Các đồng chí lãnh đạo tỉnh dâng hương tại Khu di tích Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Phủ Chủ tịch

    Các đồng chí lãnh đạo tỉnh dâng hương tại Khu di tích Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Phủ Chủ tịch

    Thời sự - Chính trị -
    Hướng tới kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954 - 7/5/2024); 65 năm Ngày Bác Hồ về thăm Tây Bắc tại Sơn La (7/5/1959 - 7/5/2024) và 134 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890 – 19/5/2024), ngày 18/4, Đoàn công tác của tỉnh Sơn La, do đồng chí Nguyễn Hữu Đông, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Trưởng Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh làm Trưởng đoàn, đã đến dâng hương tưởng niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Khu di tích Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Phủ Chủ tịch.