Họa sĩ Phạm Thăng - đam mê nghệ thuật cháy bỏng

Dịp đầu xuân vừa qua, tôi gặp lại họa sĩ Phạm Thăng, giảng viên khoa Sư phạm Mỹ thuật (Trường Cao đẳng Sơn La) trong rừng ban trắng trên đỉnh đèo Sơn La. Vẫn chiếc máy ảnh hiệu canon cùng ống tê-lê đeo lủng lẳng trước ngực, anh luồn lách qua thung lũng này, mỏm đồi kia để tìm góc bấm máy, lưu lại những khoảnh khắc đẹp, làm tư liệu cho hội họa vì không đủ thời gian trực tiếp vẽ tại chỗ.

Họa sĩ Phạm Thăng (bên phải) bên tác phẩm dự trại sáng tác mỹ thuật - nhiếp ảnh Sơn La năm 2018.

Họa sĩ Phạm Thăng sinh năm 1968, từ nhỏ đã đam mê hội họa. Năm 1989, anh tốt nghiệp trường Cao đẳng Sư phạm nhạc họa Trung ương, ra trường và về làm giảng viên Trường Cao đẳng Sơn La từ đó đến nay. Những năm sau đó, anh tiếp tục nuôi ý chí, theo học lên đại học tại Trường Đại học Mỹ thuật Việt Nam, tốt nghiệp năm 2011 và  trở lại trường giảng dạy.

Với niềm đam mê nghệ thuật hội họa, họa sĩ Phạm Thăng ngoài tập trung cho công tác chuyên môn, anh phấn đấu trở thành giáo viên dạy giỏi của trường, truyền đạt những kiến thức cơ bản về mỹ thuật, hội họa, đào tạo nhiều thế hệ học sinh, sinh viên chuyên ngành sư phạm mỹ thuật cho tỉnh, anh còn dồn hết thời gian cho việc đi thực tế sáng tác tại các địa phương trong tỉnh, đến với bà con các dân tộc, cán bộ chiến sĩ lực lượng vũ trang… ghi lại chân thực nhịp sống lao động sản xuất, sinh hoạt của đồng bào các dân tộc, khí thế thi đua quyết thắng của cán bộ, chiến sĩ lực lượng vũ trang, khắc họa đa dạng về cảnh đẹp thiên nhiên, miền đất, con người Sơn La trong công cuộc đổi mới.

Khác với các chuyên ngành khác, mỹ thuật hội họa đòi hỏi sự tỷ mỷ, công phu, khắt khe và tốn nhiều thời gian, nhưng với đam mê, anh âm thầm, lặng lẽ, dồn tâm thức thổi hồn vào tác phẩm qua các gam màu, bút pháp, chất liệu phù hợp như sơn dầu, acrilic, giấy dó… lần lượt thai nghén những đứa con tinh thần giàu tính thẩm mỹ và nhân văn sâu sắc. Trong đó, phải kể đến các tác phẩm  “Áo ấm cho em” (chất liệu Acrylic), đoạt giải A Cuộc vận động “Sáng tác, quảng bá tác phẩm văn học, nghệ thuật và báo chí” về chủ đề “Học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh” tỉnh Sơn La, đợt 1 (giai đoạn 2015-2018).

Các tác phẩm phản ánh về chủ đề Sơn La - miền đất - con người Tây Bắc, xây dựng nông thôn mới, cuộc sống sinh hoạt đời thường, bản sắc văn hóa các dân tộc Sơn La đều được anh khắc họa khá rõ nét, đa dạng và chân thực. Tiêu biểu như tác phẩm: “Gội đầu” (chất liệu sơn dầu), được chọn treo Triển lãm khu vực III Tây Bắc - Việt Bắc năm 2015 tại Sơn La; “Chăn tằm” (chất liệu Acrylic), treo Triển lãm khu vực III Tây Bắc - Việt Bắc năm 2017 tại Vĩnh Phúc, được giới thiệu dự Giải thưởng của Ủy ban toàn quốc Liên hiệp các Hội Văn học nghệ thuật Việt Nam năm 2017 ; “Sau cơn lũ” (chất liệu Acrylic), treo Triển lãm khu vực III Tây Bắc - Việt Bắc năm 2018 tại Lào Cai… Tất cả những tác phẩm đó đã thể hiện rõ sự tìm tòi, sáng tạo cả về nội dung, thẩm mỹ và khéo léo thổi hồn vào tác phẩm để lột tả cái hay, cái đẹp trong cuộc sống của tác giả.

Trong lĩnh vực tuyên truyền phục vụ nhiệm vụ chính trị của tỉnh, họa sĩ Phạm Thăng cũng là một nhân tố tích cực sáng tạo tác phẩm, cổ động tuyên truyền, tiêu biểu là các tác phẩm tuyên truyền về Đại hội Đảng; bầu cử đại biểu Quốc hội, HĐND các cấp; tình hữu nghị Việt Nam - Lào; học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh; công tác phòng, chống ma túy… nêu bật được sự quyết tâm của nhân dân các dân tộc Sơn La hưởng ứng mạnh mẽ các ngày lễ lớn, các sự kiện của đất nước, của tỉnh cũng như các phong trào thi đua yêu nước của các tầng lớp công - nông - binh - trí thức và nhân dân các dân tộc Sơn La. Các tác phẩm ở thể loại bút sắt, ký họa, với anh chỉ vài đường phác họa cơ bản nhưng đã lột tả được sự thật hồn cốt của nhân vật, nhất là thể loại ký họa chân dung có bước đột phá, sáng tạo. Đề tài có thể không mới nhưng tác giả đã tìm cách tạo hình độc đáo, lạ mắt với những đường nét tinh tế, sắc sảo, gây hiệu ứng tốt về mặt phẩm mỹ và thị giác người xem.

Với những đóng góp cho sự nghiệp văn học nghệ thuật của tỉnh, năm 1991, họa sĩ Phạm Thăng được kết nạp là hội viên Hội Liên hiệp VHNT tỉnh chuyên ngành Mỹ thuật. Gần đây nhất, tháng 9 năm 2018, anh vinh dự trở thành hội viên Hội Mỹ thuật Việt Nam. Dù ở cương vị nào, họa sĩ Phạm Thăng luôn cống hiến, đam mê sáng tạo, phục vụ công tác tuyên truyền, giữ gìn bản sắc dân tộc, góp phần vào sự nghiệp phát triển của nền văn học nghệ thuật tỉnh nhà.

Anh Đức (Hội Nhà báo tỉnh)

BÌNH LUẬN

Bạn còn 500/500 ký tự

Bạn vui lòng nhập từ 5 ký tự trở lên !!!

Tin mới

  • 'Đồng bộ các giải pháp thúc đẩy tiêu thụ nông sản

    Đồng bộ các giải pháp thúc đẩy tiêu thụ nông sản

    Audio -
    Là vùng cây ăn quả lớn của tỉnh, huyện Yên Châu có trên 11.600 ha cây ăn quả các loại, trong đó hơn 9.000 ha xoài, mận hậu, nhãn đang chuẩn bị vào vụ thu hoạch. Đảm bảo các điều kiện tiêu thụ, huyện tích cực triển khai các phương án kết nối, tìm kiếm thị trường; đẩy mạnh hoạt động xúc tiến thương mại, quảng bá sản phẩm.
  • 'Khen thưởng tổ chức đảng và đảng viên thực chất, hiệu quả

    Khen thưởng tổ chức đảng và đảng viên thực chất, hiệu quả

    Audio -
    Đảng bộ tỉnh có 17 đảng bộ trực thuộc, 829 tổ chức cơ sở đảng, 3.890 chi bộ trực thuộc đảng ủy cơ sở, với tổng số 92.460 đảng viên. Những năm qua, Ban Thường vụ Tỉnh ủy đã tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo việc đánh giá, xếp loại và khen thưởng tổ chức đảng và đảng viên bảo đảm thực chất, hiệu quả, góp phần xây dựng tổ chức đảng trong sạch, vững mạnh.
  • 'Nơi đào tạo những tài năng thể thao

    Nơi đào tạo những tài năng thể thao

    Thể thao - Du lịch -
    Năm 2023, các VĐV của Sơn La đã góp mặt ở 34 giải đấu toàn quốc, khu vực và thế giới với giành 43 huy chương vàng, 28 huy chương bạc, 49 huy chương đồng. Con số này là những nỗ lực của tập thể Trung tâm Huấn luyện và Thi đấu TDTT - nơi đào tạo những tài năng trẻ thể thao của tỉnh.
  • 'Chuẩn bị tổ chức chương trình “Hành trình nhân đạo - Trao nhận yêu thương” năm 2024 tại tỉnh Sơn La

    Chuẩn bị tổ chức chương trình “Hành trình nhân đạo - Trao nhận yêu thương” năm 2024 tại tỉnh Sơn La

    Thời sự - Chính trị -
    Ngày 29/3, Đoàn công tác của Trung ương Hội Chữ thập đỏ Việt Nam, do đồng chí Nguyễn Hải Anh, Phó Chủ tịch kiêm Tổng Thư ký Trung ương Hội Chữ thập đỏ Việt Nam đã làm việc tại tỉnh Sơn La về phối hợp chỉ đạo, tổ chức chương trình “Hành trình nhân đạo - Trao nhận yêu thương” năm 2024.
  • 'Khát vọng và cống hiến

    Khát vọng và cống hiến

    QP - AN - ĐN -
    Những năm qua, các đoàn viên thanh niên, hội viên phụ nữ Công an Sơn La đã phát huy tinh thần xung kích, sáng tạo, tình nguyện, khắc phục mọi khó khăn, hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao. Trên mỗi trận tuyến, ở mỗi lĩnh vực công tác, những đoàn viên, thanh niên và những nữ chiến sĩ Công an Sơn La luôn năng động, sáng tạo, góp phần bảo vệ bình yên cho cuộc sống của nhân dân.
  • 'Nhân dân Suối Thín mong sớm hoàn thành tuyến đường bê tông về bản

    Nhân dân Suối Thín mong sớm hoàn thành tuyến đường bê tông về bản

    Xã hội -
    Cách trung tâm xã Chiềng Sơn, huyện Mộc Châu khoảng 8 km, từ nhiều năm nay, tuyến đường về bản Suối Thín vẫn còn hơn nửa là đường đất. Mặt đường bụi bặm khi trời nắng, lầy lội khi trời mưa. Bà con nơi đây mong muốn có được tuyến đường bê tông để đi lại bớt khó khăn, nhọc nhằn và trao đổi hàng hóa thuận lợi.
  • 'Nỗ lực nâng cao chất lượng dạy và học ở Sam Kha

    Nỗ lực nâng cao chất lượng dạy và học ở Sam Kha

    Khoa Giáo -
    Từ trung tâm huyện vượt hơn 40 km đường đèo, dốc quanh co, chúng tôi đến Trường PTDT bán trú tiểu học và THCS Sam Kha, huyện Sốp Cộp. Những năm qua, thầy và trò nhà trường luôn khắc phục khó khăn, nỗ lực nâng cao chất lượng dạy và học.
  • 'Nhịp sống mới ở Chiềng Pha

    Nhịp sống mới ở Chiềng Pha

    Xã hội -
    Là xã vùng 3 của huyện Thuận Châu, Chiềng Pha có lợi thế nằm dọc quốc lộ 6, những năm qua, cùng với chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi, xã đã đẩy mạnh phát triển tiểu thủ công nghiệp và dịch vụ, tạo việc làm, nâng cao đời sống nhân dân.
  • 'Đồng bộ các giải pháp thúc đẩy tiêu thụ nông sản

    Đồng bộ các giải pháp thúc đẩy tiêu thụ nông sản

    Kinh tế -
    Là vùng cây ăn quả lớn của tỉnh, huyện Yên Châu có trên 11.600 ha cây ăn quả các loại, trong đó hơn 9.000 ha xoài, mận hậu, nhãn đang chuẩn bị vào vụ thu hoạch. Đảm bảo các điều kiện tiêu thụ, huyện tích cực triển khai các phương án kết nối, tìm kiếm thị trường; đẩy mạnh hoạt động xúc tiến thương mại, quảng bá sản phẩm.