Hỗ trợ đồng bào người dân tộc khả năng phục hồi trước tác động của biến đổi khí hậu

Ngày 20/9, tại huyện Mộc Châu, Tổ chức Phát triển nông nghiệp Đan Mạch Châu Á (ADDA) phối hợp với Hội Nông dân tỉnh Sơn La và Lai Châu tổ chức tổng kết Dự án Tăng cường tiếng nói và năng lực của các nhóm nông dân người dân tộc dễ bị tổn thương đối với biến đổi khí hậu ở Tây Bắc Việt Nam (VOF).

Dự án VOF được thực hiện trong giai đoạn 2019-2022 hướng tới hỗ trợ đồng bào người dân tộc tăng cường khả năng phục hồi trước tác động của biến đổi khí hậu tại vùng Tây Bắc Việt Nam thông qua việc thúc đẩy nông nghiệp thông minh, ứng phó với biến đổi khí hậu và sự tham gia của người dân vào quá trình ra quyết định ở địa phương. 

           

Quang cảnh Hội nghị tổng kết.

           

Trọng tâm của Dự án VOF là thử nghiệm xây dựng mô hình Làng nông nghiệp ứng phó với biến đổi khí hậu ở tại 6 thôn, bản của 6 huyện thuộc 2 tỉnh Sơn La và Lai Châu. Mô hình Làng nông nghiệp ứng phó với biến đổi khí hậu áp dụng cách tiếp cận lấy người nông dân làm trung tâm và thúc đẩy cộng đồng một cách tổng thể gồm nâng cao nhận thức và năng lực ứng phó với biến đổi khí hậu của cộng đồng, tăng cường vai trò của nông dân trong lập kế hoạch và quy hoạch sản xuất nông nghiệp, tiếp cận thị trường nông sản thân thiện với môi trường và đảm bảo các cơ hội bình đẳng cho người dân tộc thiểu số.

           

Lãnh đạo Hội Nông dân tỉnh Sơn La phát biểu tại hội nghị.

           

Tại Sơn La, Dự án VOF được triển khai tại bản Phé A, xã Tông Cọ (Thuận Châu); bản Nà Si, xã Hát Lót (Mai Sơn); bản Nà Khái, xã Sặp Vạt (Yên Châu) và bản Thín, xã Xuân Nha (Vân Hồ). Các hộ nông dân là thành viên dự án được tham gia khóa tập huấn xây dựng Làng nông nghiệp thông minh thích ứng với biến đổi khí hậu; được đào tạo, tập huấn kiến thức, kỹ thuật canh tác nông nghiệp bền vững ứng phó với biến đổi khí hậu; được tham gia thực hành kỹ thuật canh tác thông qua việc xây dựng các mô hình thí nghiệm thực tế, thay đổi nhận thức canh tác, biết cách áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất, bảo vệ môi trường, giảm chi phí, nâng cao chất lượng sản phẩm.

           

Hộ nông dân là thành viên dự án phát biểu tại hội nghị.           

Các ý kiến cho rằng Dự án VOF đã từng bước tác động làm thay đổi nhận thức của người dân và nắm được các kiến thức về trồng cây ăn quả theo mô hình nông lâm kết hợp; nuôi bò thịt và bò đực giống; ủ thức ăn cho gia súc; ủ phân từ phân thải chăn nuôi và phế phẩm nông nghiệp; phổ biến được kỹ thuật canh tác lúa cải tiến SRI, hỗ trợ người dân tiếp thị, đưa các sản phẩm nông nghiệp ra thị trường… 

Phong Lưu
BÌNH LUẬN

Bạn còn 500/500 ký tự

Bạn vui lòng nhập từ 5 ký tự trở lên !!!

Tin mới