Hiệu quả công trình cấp nước sinh hoạt ở Chiềng Xôm

Đầu năm 2018, công trình cấp nước sinh hoạt tại bản Phiêng Ngùa, xã Chiềng Xôm (Thành phố) hoàn thành việc sửa chữa và nâng cấp, đã cung cấp nước sinh hoạt cho gần 1.000 hộ dân trong xã, góp phần cải thiện, nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân.

Người dân bản Panh Moong, xã Chiềng Xôm (Thành phố) được sử dụng nước sạch.

             

Trước khi được sửa chữa và nâng cấp, đường ống dẫn nước từ công trình cấp nước sinh hoạt bản Phiêng Ngùa về đến các hộ dân sử dụng thường bị hỏng hoặc bị vỡ do áp lực nước lớn. Nguyên nhân là do trong nhiều năm đưa vào sử dụng, nhưng không được bảo dưỡng thường xuyên. Vì vậy, lượng nước của Trạm cung cấp không đáp ứng được nhu cầu sử dụng nước của người dân, nên đa số các hộ dân phải khoan giếng để có nước sử dụng hàng ngày. Tuy nhiên, với sự phát triển kinh tế ngày càng nhanh, Chiềng Xôm là một trong những địa phương có vùng trồng các loại cây lớn của Thành phố, điều đó đồng nghĩa với việc người dân sử dụng phân bón, thuốc bảo vệ thực vật nhiều hơn, dẫn đến chất lượng nước giếng khoan không còn an toàn như trước. Cũng có hộ sử dụng nguồn nước tự chảy từ mó về, nhưng vào mùa mưa, nguồn nước này đục ngầu, phải để lắng một thời gian mới sử dụng, song cũng không bảo đảm vệ sinh. Bởi vậy, sau khi công trình cấp nước sinh hoạt bản Phiêng Ngùa hoàn thành và đưa vào sử dụng vào tháng 3/2018, các hộ dân trong xã rất phấn khởi, không còn phải lo lắng về việc thiếu nguồn nước sinh hoạt.

             

Công trình đứng chân tại bản Phiêng Ngùa, được xây dựng trên diện tích 200 m², công suất thiết kế 350 m³/ngày- đêm. Từ khi công trình đi vào hoạt động, gần 1.000 hộ dân thuộc 10 bản trong xã, trụ sở UBND xã, Trạm Y tế, cùng các trường học khu vực trung tâm xã đã được sử dụng nước sinh hoạt hợp vệ sinh. Công trình do Trung tâm Nước sạch và Vệ sinh môi trường nông thôn tỉnh làm chủ đầu tư, với tổng nguồn vốn đầu tư trên 4,7 tỷ đồng, được vay từ nguồn vốn Chương trình “Mở rộng quy mô vệ sinh và nước sạch nông thôn dựa trên kết quả” của Ngân hàng Thế giới (WB).

             

Việc đưa vào sử dụng Trạm cấp nước bản Phiêng Ngùa đã giúp người dân bảo đảm sức khỏe, yên tâm lao động, sản xuất.  Chị Lù Thị Nga, bản Panh Moong, xã Chiềng Xôm, vui vẻ nói: Gia đình tôi và tất cả các hộ dân trong bản rất phấn khởi, vì được sử dụng nước đảm bảo vệ sinh, không còn tình trạng đi gánh nước từ mó về nhà để sử dụng, cũng không còn phải lo lắng khi hết lượng nước mưa dự trữ... Giờ đây nước cung cấp thường xuyên trong ngày, nước trong và không có vôi.

             

Để khai thác và sử dụng công trình hiệu quả và bền vững, xã Chiềng Xôm đã phân công đồng chí Phó Chủ tịch UBND xã trực tiếp theo dõi việc quản lý công trình. Phân công cán bộ kỹ thuật trực 24/24 giờ tại trạm để đảm bảo việc cung cấp nước liên tục, ổn định phục vụ bà con. Đồng thời, chỉ đạo cắm mốc bảo vệ nguồn nước đầu nguồn có bán kính trên 500 m. Cùng với đó, chỉ đạo các tổ chức đoàn thể trong xã thường xuyên tuyên truyền, vận động người dân sử dụng thuốc bảo vệ thực vật theo nguyên tắc “4 đúng” nhất là ở xung quanh khu vực đầu nguồn nước.

             

Do nguồn nước đầu vào của công trình được lấy từ bản Bó, phường Chiềng An, nên UBND xã Chiềng Xôm đã phối hợp phường Chiềng An thực hiện nghiêm các biện pháp bảo vệ nguồn nước. Nói về vấn đề này, ông Lò Văn Phong, Phó Chủ tịch UBND xã Chiềng Xôm, cho biết: Để bảo vệ tốt  đầu nguồn nước, hai địa phương đã vận động người dân hạn chế sử dụng thuốc bảo vệ thực vật. Đồng thời, vận động bà con chuyển đổi diện tích đất nương trồng các loại cây lương thực ngắn ngày như ngô, sắn sang trồng các loại cây ăn quả, vì khi trồng các loại cây lương thực thường sử dụng lượng thuốc diệt cỏ nhiều hơn, ảnh hưởng không tốt đến môi trường. Cùng với đó, vận động người dân không chăn thả gia súc ở khu vực đầu nguồn nước; bố trí khu chăn nuôi riêng trong bản để đảm bảo vệ sinh môi trường và phòng chống dịch bệnh cho đàn vật nuôi.

             

Công trình cấp nước sinh hoạt bản Phiêng Ngùa đã nâng số hộ dân được sử dụng nước sinh hoạt hợp vệ sinh của xã Chiềng Xôm lên 90%, góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân và thực hiện xây dựng nông thôn mới nâng cao trên địa bàn xã.

Khải Hoàn
BÌNH LUẬN

Bạn còn 500/500 ký tự

Bạn vui lòng nhập từ 5 ký tự trở lên !!!

Tin mới

  • 'Đổi thay trên vùng đất anh hùng

    Đổi thay trên vùng đất anh hùng

    Nông thôn mới -
    70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ, chúng ta không thể quên địa chỉ đỏ Ngã ba Cò Nòi, nơi đã từng là “túi bom” hứng chịu những trận đánh phá ác liệt của Thực dân Pháp hòng cắt đứt con đường huyết mạch chi viện cho chiến trường. Ghi nhận những đóng góp của địa phương, Đảng bộ, chính quyền, nhân dân và lực lượng vũ trang nhân dân xã Cò Nòi đã vinh dự được Chủ tịch nước phong tặng danh hiệu “Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân thời kỳ kháng chiến chống Pháp”. Xứng đáng với truyền thống anh hùng, Cò Nòi hôm nay đang từng ngày khởi sắc.
  • 'Phòng ngừa từ sớm, từ xa tham nhũng, tiêu cực

    Phòng ngừa từ sớm, từ xa tham nhũng, tiêu cực

    Thời sự - Chính trị -
    Ngày 24/4, đồng chí Nguyễn Hữu Đông, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Trưởng Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh, Trưởng Ban Chỉ đạo phòng, chống tham nhũng, tiêu cực tỉnh chủ trì cuộc họp Thường trực Ban Chỉ đạo, đánh giá kết quả tháng 4/2024.
  • 'Bồi dưỡng cán bộ trẻ, cán bộ nữ, cán bộ người dân tộc thiểu số

    Bồi dưỡng cán bộ trẻ, cán bộ nữ, cán bộ người dân tộc thiểu số

    Xây dựng Đảng -
    Ngày 24/4, Trường Chính trị tỉnh Sơn La phối hợp với Học viện Chính trị khu vực I, Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh tổ chức Lễ khai giảng lớp bồi dưỡng cán bộ trẻ, cán bộ nữ, cán bộ người dân tộc thiểu số theo Đề án số 03-ĐA/TU ngày 30/12/2021 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy (đợt I). Dự lễ khai giảng có đồng chí Lê Hồng Long, Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Trưởng ban Tổ chức Tỉnh ủy.
  • 'Phiên họp thứ 34, UBND tỉnh khóa XV

    Phiên họp thứ 34, UBND tỉnh khóa XV

    Thời sự - Chính trị -
    Ngày 24/4, đồng chí Hoàng Quốc Khánh, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh, chủ trì Phiên họp thứ 34, UBND tỉnh khóa XV, nhiệm kỳ 2021 – 2026, đánh giá kết quả phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng - an ninh tháng 4; triển khai nhiệm vụ tháng 5.
  • 'Du lịch Quỳnh Nhai sẵn sàng cho kỳ nghỉ lễ

    Du lịch Quỳnh Nhai sẵn sàng cho kỳ nghỉ lễ

    Du lịch -
    Nằm cách thành phố Sơn La 60 km, huyện Quỳnh Nhai có nhiều điểm đến tham quan, trải nghiệm hấp dẫn, như: Cầu Pá Uôn, Đảo Trái tim, Đền Linh Sơn Thủy Từ, Suối khoáng nóng bản Bon, Vịnh Uy Phong... Khám phá cảnh đẹp vùng lòng hồ Quỳnh Nhai đang là lựa chọn hấp dẫn cho nhiều du khách dịp nghỉ lễ 30/4 và 1/5 năm nay. Các điểm du lịch, khách sạn trên địa bàn huyện Quỳnh Nhai đã sắn sàng đón tiếp du khách tới tham quan, trải nghiệm.
  • 'Xanh mãi rừng Đại tướng Võ Nguyên Giáp

    Xanh mãi rừng Đại tướng Võ Nguyên Giáp

    Những ngày cuối tháng 4, thăm Di tích lịch sử kháng chiến chống Pháp khu rừng bản Nhọt, xã Gia Phù, huyện Phù Yên, được nghe, tìm hiểu khu rừng mang tên Đại tướng Võ Nguyên Giáp, chúng tôi càng tự hào về đoàn quân giải phóng tham gia Chiến dịch Điện Biên Phủ, làm nên chiến thắng “Lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu”.
  • 'Bảo đảm giáo dục thực chất, bền vững

    Bảo đảm giáo dục thực chất, bền vững

    Khoa Giáo -
    Với sự đoàn kết, đổi mới, sáng tạo, sau hơn 3 năm thực hiện các chỉ tiêu nghị quyết đại hội đảng các cấp, nhiệm kỳ 2020 - 2025, lĩnh vực giáo dục và đào tạo trên địa bàn tỉnh đã đạt được nhiều kết quả quan trọng. Trên 66% số trường học đạt chuẩn quốc gia; chất lượng giáo dục đại trà, chất lượng giáo dục mũi nhọn chuyển biến rõ nét; tích cực thực hiện chuyển đổi số giáo dục.
  • 'Nuôi cá lăng nha theo tiêu chuẩn VietGAP

    Nuôi cá lăng nha theo tiêu chuẩn VietGAP

    Kinh tế -
    Khai thác tiềm năng nguồn nước, phát triển kinh tế gắn với du lịch sinh thái lòng hồ thủy điện Sơn La, Trung tâm Khuyến nông tỉnh đã triển khai mô hình “Nuôi cá lăng nha trong lồng bè theo tiêu chuẩn VietGAP gắn với liên kết tiêu thụ sản phẩm” tại huyện Quỳnh Nhai, mô hình hứa hẹn mang lại nhiều lợi ích.
  • 'Chủ động phòng, chống cháy rừng

    Chủ động phòng, chống cháy rừng

    Xã hội -
    Trước diễn biến phức tạp của thời tiết, nắng nóng kéo dài, nguy cơ xảy ra cháy rừng cao, huyện Bắc Yên đã tập trung chỉ đạo chủ động các phương án quản lý, bảo vệ, phòng cháy, chữa cháy rừng.
  • 'Nông dân Song Khủa làm giàu từ chăn nuôi

    Nông dân Song Khủa làm giàu từ chăn nuôi

    Kinh tế -
    Là địa bàn thuộc khu vực lòng hồ sông Đà, xã Song Khủa, huyện Vân Hồ có diện tích tự nhiên trên 5.200 ha với địa hình nhiều nương bãi, đồng cỏ. Tận dụng lợi thế đó, nhiều hộ nông dân trên địa bàn xã đã đẩy mạnh phát triển chăn nuôi theo hình thức gia trại, trang trại gắn với bảo đảm vệ sinh môi trường.
  • 'Nữ bí thư chi bộ, trưởng bản gương mẫu

    Nữ bí thư chi bộ, trưởng bản gương mẫu

    Gương sáng bản làng -
    Bản Quyết Thắng, xã Chiềng Khương, huyện Sông Mã những năm trở lại đây đang có nhiều khởi sắc, kinh tế phát triển; cả bản có 62 hộ, nhưng hiện chỉ còn 1 hộ cận nghèo; thu nhập bình quân đầu người đạt 45 triệu đồng/năm. Năm 2023, Chi bộ bản Quyết Thắng được xếp loại hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ. Kết quả đó có vai trò đóng góp của bí thư chi bộ, trưởng bản Bùi Thị Dung.