Hà Nội: Kiểm tra, đôn đốc các biện pháp phòng, chống dịch bệnh và đảm bảo an toàn thực phẩm

Ngay đầu năm 2017, Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn (NN&PTNT) TP. Hà Nội đã yêu cầu các cấp cơ sở trên địa bàn tập trung kiểm tra, đôn đốc thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch bệnh và đảm bảo an toàn thực phẩm (ATTP) của thành phố.

Ảnh minh họa.

Cũng theo Sở NN&PTNT TP. Hà Nội, để đảm bảo đón Tết Đinh Dậu 2017 an toàn, đúng tinh thần chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, của Thành ủy, HĐND và UBND thành phố, phải tăng cường vai trò lãnh đạo, chỉ đạo của cấp uỷ đảng, chính quyền các cấp đối với công tác phòng, chống dịch bệnh gia súc, gia cầm, đảm bảo ATTP và sức khỏe cộng đồng. Đối với lĩnh vực thú y: Tập trung chỉ đạo chính quyền cấp xã, nhất là lực lượng trưởng thôn, xóm, mạng lưới thú y cơ sở giám sát chặt chẽ dịch bệnh đến tận hộ chăn nuôi; kiểm tra, rà soát nắm chắc tình hình chăn nuôi, tình hình dịch bệnh, phát hiện và xử lý kịp thời các ổ dịch, không để dịch bùng phát dịp trước, trong và sau Tết; hướng dẫn các hộ chăn nuôi các biện pháp phòng, chống dịch; quản lý chặt các cơ sở giết mổ, sản xuất, kinh doanh thực phẩm tươi sống.

Thành lập các đoàn công tác đi kiểm tra, đôn đốc thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch đến tận thôn, xóm, tập trung vào các địa bàn có ổ dịch cũ, nơi có nguy cơ cao và kiểm tra công tác đảm bảo ATTP tại các cơ sở giết mổ gia súc, gia cầm, các chợ, điểm kinh doanh gia súc, gia cầm và sản phẩm gia súc, gia cầm tươi sống…, xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm theo quy định của pháp luật.

Tuyên truyền trên các phương tiện thông tin đại chúng các quy định của pháp luật trong công tác phòng, chống dịch bệnh động vật, đảm bảo ATTP để mọi người dân nhận thức đúng, đủ về nguy cơ ảnh hưởng đến sức khoẻ và tính mạng khi sử dụng thực phẩm không bảo đảm an toàn; chủ động, tự giác khai báo khi có dịch bệnh xảy ra; khuyến cáo người dân không ăn thịt gia súc, gia cầm ốm chết, không rõ nguồn gốc, chưa qua kiểm dịch, không ăn tiết canh và thức ăn chưa nấu chín.

Chuẩn bị sẵn sàng nhân lực, vật tư, kinh phí để chủ động ứng phó dập dịch ngay khi có dịch xảy ra, không để lây lan rộng

Tăng cường kiểm tra, kiểm soát và xử lý nghiêm các hành vi vi phạm về vận chuyển, buôn bán gia súc, gia cầm và sản phẩm gia súc, gia cầm trên địa bàn không đảm bảo vệ sinh thú y, an toàn thực phẩm và không rõ nguồn gốc. Đẩy mạnh công tác thanh tra, kiểm tra việc thực hiện các quy định bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm tại các cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm; xử lý nghiêm khắc các cơ sở vi phạm.

Trong lĩnh vực trồng trọt, bảo vệ thực vật: Tăng cường giám sát sinh vật gây hại  đối với cây trồng để phòng, chống kịp thời; thông báo tình hình sinh vật gây hại, vận động nông dân thăm đồng thường xuyên, phát hiện sớm và phòng kịp thời, không tiến hành phun thuốc khi không cần thiết để “ yên tâm ăn Tết”.

Trong lĩnh vực ATTP, tăng cường chỉ đạo, quản lý, giám sát chất lượng vật tư nông nghiệp và ATTP trên đia bàn theo các văn bản chỉ đạo của Trung ương, thành phố Hà Nội; tuyên truyền, hướng dẫn và giám sát các tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh nông, lâm thủy sản tuân thủ các quy định về ATTP; hướng dẫn cách nhận biết sản phẩm an toàn; đẩy mạnh công tác giới thiệu, quảng bá sản phẩm an toàn để người tiêu dùng tiếp cận, lựa chọn; tổ chức các đợt thanh tra, kiểm tra về ATTP đối với cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm nông-lâm-thủy sản có nguy cơ cao, tiêu thụ nhiều trong dịp Tết để kịp thời phát hiện, xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm. Công bố rộng rãi trên các phương tiện thông tin đại chúng các cơ sở sản xuất, kinh doanh đảm bảo ATTP, không đảm bảo ATTP để người dân biết và lựa chọn; tổ chức tiếp nhận, xử lý và thông tin kịp thời các sự cố mất ATTP tại địa phương; tiếp tục tổ chức thực hiện việc ký cam kết không sử dụng chất cấm trong trồng trọt, chăn nuôi…

Theo ĐCSVN
BÌNH LUẬN

Bạn còn 500/500 ký tự

Bạn vui lòng nhập từ 5 ký tự trở lên !!!

Tin mới