Giữ gìn điệu múa Tăng bu

Múa Tăng bu là loại hình văn hóa nghệ thuật được đồng bào dân tộc Kháng ở xã Chiềng Ơn (Quỳnh Nhai) lưu giữ, truyền thụ qua các thế hệ và trở thành “món ăn” tinh thần không thể thiếu của người dân.

 

Đội văn nghệ bản Hát Củ luyện tập điệu múa Tăng bu.

Bà Lò Thị Phaứ (nguyên Chủ tịch UBND xã Chiềng Ơn), là người am hiểu về phong tục của đồng bào dân tộc Kháng, chia sẻ: Điệu múa Tăng bu của người Kháng có từ rất lâu đời, điệu múa thể hiện mối cộng cảm giữa con người với con người, con người với thiên nhiên, các điệu múa liên quan với tín ngưỡng cầu mùa và khát vọng tình yêu đôi lứa. Trước đây, điệu múa Tăng bu chỉ được biểu diễn trong Lễ hội Xe Pang ả (Lễ hội riêng của người Kháng) được tổ chức một năm lần vào khoảng từ tháng 9, tháng 10 hằng năm, sau khi người dân thu hoạch xong nương rẫy, được thầy cúng (Pa ả) là những trí thức dân gian, có uy tín, được dân bản tin và làm theo với mục đích mời các “ma nhà”, “ma bản”, “ma trời” hưởng lễ vật và những người được Pa ả chữa cho khỏi bệnh (được coi là con nuôi) đến dâng lễ, tạ ơn. Đồng thời, để Pa ả cầu chúc cho hồn vía các con nuôi, không hay ốm đau, làm ăn phát tài. Lễ hội thường được tổ chức ngay tại nhà thầy cúng. Lễ hội Xe Pang ả ngoài phần lễ cúng cầu xin, còn là nơi nhân dân diễn lại các công việc nương rẫy và “Tăng bu” chính là điệu múa được mô phỏng động tác chọc lỗ, tra hạt trong lao động sản xuất của người Kháng trước kia.

Trong điệu múa Tăng bu không thể thiếu “cây Tăng bu” được làm bằng một đoạn thân cây nứa, dài khoảng từ 1 m - 1,5 m, khi múa mọi người nối nhau thành một vòng tròn, trên tay cầm cây Tăng bu dùng đầu ống đập mạnh vào mảnh gỗ đặt dưới sàn nhà tạo nên âm thanh hòa cùng nhịp điệu tiếng trống, tiếng chiêng. Dàn âm thanh này phải luôn được giữ nhịp đều, những người tham gia múa vừa tạo ra âm thanh, vừa bước uyển chuyển theo nhịp điệu. Sau mấy vòng múa lại xoay chiều di chuyển một lần, cứ như thế vòng múa Tăng bu tạo cho người tham ra một cảm giác đoàn kết, vui vẻ. Đây là điệu múa thu hút được rất nhiều người tham gia, nhất là các thanh niên nam, nữ, họ rủ nhau từ các làng bản khác cùng về đây tham gia múa cùng dân bản, vừa múa, vừa uống rượu cần; cũng là dịp để cộng đồng người Kháng vui chơi thư giãn, sau những tháng ngày lao động vất vả. Đặc biệt, qua điệu múa này, nhiều thanh niên đã tìm hiểu, hẹn hò nên vợ thành chồng.

Đội văn nghệ bản Hát Củ luôn tiên phong trong việc giữ gìn điệu múa Tăng bu của người Kháng trong xã. Chị Là Thị Toán, Đội trưởng Đội văn nghệ bản Hát Củ chia sẻ: Đội múa của bản hiện có 10 thành viên thường xuyên luyện tập và biểu diễn tại ngày trọng đại của bản, ở các cuộc thi, buổi giao lưu văn nghệ của xã. Bây giờ, điệu múa được dàn dựng theo nhiều bài múa mới với chủ đề ca ngợi tình yêu đôi lứa, quê hương đổi mới, mừng xuân... Tôi đã cùng với các thành viên trong đội múa truyền dạy cho nhiều bạn trẻ để ngày càng có nhiều người biết múa điệu múa truyền thống của dân tộc mình. Mong muốn lớn nhất của chúng tôi là chính quyền địa phương và các cơ quan chức năng cần quan tâm, động viên, hỗ trợ, có chính sách bảo tồn điệu múa Tăng bu của đồng bào dân tộc Kháng.

Những động tác uyển chuyển, sự khéo léo, mềm mại của đôi tay được những phụ nữ dân tộc Kháng kết hợp nhịp nhàng cùng cây Tăng bu, cộng với âm hưởng lúc trầm, lúc bổng của tiếng trống khiến chúng tôi lưu luyến mãi khi ra về. Mong rằng, điệu múa Tăng bu sẽ được lưu giữ và phát triển, góp phần giữ gìn bản sắc văn hóa riêng biệt của đồng bào dân tộc Kháng nơi đây.

Thủy Ngân
BÌNH LUẬN

Bạn còn 500/500 ký tự

Bạn vui lòng nhập từ 5 ký tự trở lên !!!

Tin mới

  • 'Đồng bộ các giải pháp thúc đẩy tiêu thụ nông sản

    Đồng bộ các giải pháp thúc đẩy tiêu thụ nông sản

    Audio -
    Là vùng cây ăn quả lớn của tỉnh, huyện Yên Châu có trên 11.600 ha cây ăn quả các loại, trong đó hơn 9.000 ha xoài, mận hậu, nhãn đang chuẩn bị vào vụ thu hoạch. Đảm bảo các điều kiện tiêu thụ, huyện tích cực triển khai các phương án kết nối, tìm kiếm thị trường; đẩy mạnh hoạt động xúc tiến thương mại, quảng bá sản phẩm.
  • 'Khen thưởng tổ chức đảng và đảng viên thực chất, hiệu quả

    Khen thưởng tổ chức đảng và đảng viên thực chất, hiệu quả

    Audio -
    Đảng bộ tỉnh có 17 đảng bộ trực thuộc, 829 tổ chức cơ sở đảng, 3.890 chi bộ trực thuộc đảng ủy cơ sở, với tổng số 92.460 đảng viên. Những năm qua, Ban Thường vụ Tỉnh ủy đã tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo việc đánh giá, xếp loại và khen thưởng tổ chức đảng và đảng viên bảo đảm thực chất, hiệu quả, góp phần xây dựng tổ chức đảng trong sạch, vững mạnh.
  • 'Nơi đào tạo những tài năng thể thao

    Nơi đào tạo những tài năng thể thao

    Thể thao - Du lịch -
    Năm 2023, các VĐV của Sơn La đã góp mặt ở 34 giải đấu toàn quốc, khu vực và thế giới với giành 43 huy chương vàng, 28 huy chương bạc, 49 huy chương đồng. Con số này là những nỗ lực của tập thể Trung tâm Huấn luyện và Thi đấu TDTT - nơi đào tạo những tài năng trẻ thể thao của tỉnh.
  • 'Chuẩn bị tổ chức chương trình “Hành trình nhân đạo - Trao nhận yêu thương” năm 2024 tại tỉnh Sơn La

    Chuẩn bị tổ chức chương trình “Hành trình nhân đạo - Trao nhận yêu thương” năm 2024 tại tỉnh Sơn La

    Thời sự - Chính trị -
    Ngày 29/3, Đoàn công tác của Trung ương Hội Chữ thập đỏ Việt Nam, do đồng chí Nguyễn Hải Anh, Phó Chủ tịch kiêm Tổng Thư ký Trung ương Hội Chữ thập đỏ Việt Nam đã làm việc tại tỉnh Sơn La về phối hợp chỉ đạo, tổ chức chương trình “Hành trình nhân đạo - Trao nhận yêu thương” năm 2024.
  • 'Khát vọng và cống hiến

    Khát vọng và cống hiến

    QP - AN - ĐN -
    Những năm qua, các đoàn viên thanh niên, hội viên phụ nữ Công an Sơn La đã phát huy tinh thần xung kích, sáng tạo, tình nguyện, khắc phục mọi khó khăn, hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao. Trên mỗi trận tuyến, ở mỗi lĩnh vực công tác, những đoàn viên, thanh niên và những nữ chiến sĩ Công an Sơn La luôn năng động, sáng tạo, góp phần bảo vệ bình yên cho cuộc sống của nhân dân.
  • 'Nhân dân Suối Thín mong sớm hoàn thành tuyến đường bê tông về bản

    Nhân dân Suối Thín mong sớm hoàn thành tuyến đường bê tông về bản

    Xã hội -
    Cách trung tâm xã Chiềng Sơn, huyện Mộc Châu khoảng 8 km, từ nhiều năm nay, tuyến đường về bản Suối Thín vẫn còn hơn nửa là đường đất. Mặt đường bụi bặm khi trời nắng, lầy lội khi trời mưa. Bà con nơi đây mong muốn có được tuyến đường bê tông để đi lại bớt khó khăn, nhọc nhằn và trao đổi hàng hóa thuận lợi.
  • 'Nỗ lực nâng cao chất lượng dạy và học ở Sam Kha

    Nỗ lực nâng cao chất lượng dạy và học ở Sam Kha

    Khoa Giáo -
    Từ trung tâm huyện vượt hơn 40 km đường đèo, dốc quanh co, chúng tôi đến Trường PTDT bán trú tiểu học và THCS Sam Kha, huyện Sốp Cộp. Những năm qua, thầy và trò nhà trường luôn khắc phục khó khăn, nỗ lực nâng cao chất lượng dạy và học.
  • 'Nhịp sống mới ở Chiềng Pha

    Nhịp sống mới ở Chiềng Pha

    Xã hội -
    Là xã vùng 3 của huyện Thuận Châu, Chiềng Pha có lợi thế nằm dọc quốc lộ 6, những năm qua, cùng với chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi, xã đã đẩy mạnh phát triển tiểu thủ công nghiệp và dịch vụ, tạo việc làm, nâng cao đời sống nhân dân.
  • 'Đồng bộ các giải pháp thúc đẩy tiêu thụ nông sản

    Đồng bộ các giải pháp thúc đẩy tiêu thụ nông sản

    Kinh tế -
    Là vùng cây ăn quả lớn của tỉnh, huyện Yên Châu có trên 11.600 ha cây ăn quả các loại, trong đó hơn 9.000 ha xoài, mận hậu, nhãn đang chuẩn bị vào vụ thu hoạch. Đảm bảo các điều kiện tiêu thụ, huyện tích cực triển khai các phương án kết nối, tìm kiếm thị trường; đẩy mạnh hoạt động xúc tiến thương mại, quảng bá sản phẩm.