Độc đáo món rêu nướng

Đông đến, khi làn gió lạnh luồn qua các chân rạ khô của cánh đồng Mường Tấc, cũng là lúc rêu vào mùa. Bà con dân tộc Thái ở Phù Yên lượm rêu về rồi khéo léo chế biến thành nhiều món, như rêu hấp, rêu xào, nộm rêu khô... nhưng ngon và lạ nhất có lẽ vẫn là món rêu nướng.

 

 

Bà con bản Búc, xã Quang Huy đập rêu để loại bỏ tạp chất

 

Bà Đinh Thị Hạnh, ở bản Búc, xã Quang Huy, nhớ lại: Trước đây, cứ đến mùa cạn, nước nguồn không bị mưa lũ làm vẩn đục, từng tốp phụ nữ đeo “cở đợp” (giỏ đan bằng tre) ra suối Tấc lượm rêu. Nay, lòng suối Tấc bị đào cát lởm chởm, xe cơ giới lội cả ra giữa suối múc đất đá, nên rêu hiếm dần, chúng tôi đành phải tìm mua rêu từ các chợ cóc, chợ trung tâm huyện, nơi các bà, các chị lấy rêu từ suối Khoáng đầu nguồn tinh khiết ở tận xã Mường Bang.

 

Lá dong để gói rêu được bà con cắt trong vườn nhà

 

Tìm mua rêu đã khó, công đoạn làm sạch rêu còn khó hơn. Để sơ chế, người ta phải mang nào thớt, nào rổ, rá ra bờ giếng đập rêu. Cái khó ở chỗ, công đoạn đập rêu làm sao không để nát mà vẫn phải sạch bùn đất. Sau ba lần đập là một lần rửa, rêu được bỏ vào rổ thưa, vừa súc rửa vừa xé tơi ra từng sợi để nhặt cỏ, rác, loại bỏ những viên sỏi li ti. Cứ thế, qua 4 đến 5 lần “đánh vật”, rêu sạch quánh vào nhau thành từng cục giống như khăn áo được vo tròn trước khi rũ mang phơi.

 

 

Lá dong để gói rêu được bà con cắt trong vườn nhà

 

Sau khi xé tơi rêu ra, bà con dùng những thứ gia vị trong vườn nhà, như sả, ớt, gừng, hành lá, rau húng, mắc khén cùng với muối, mì chính, tất cả thái nhỏ rồi trộn đều lên. Tiếp đó, dùng hai lá dong rửa sạch, xếp lên nhau, để rêu vào giữa và buộc túm lại bằng lạt tre, rồi vùi vào tro bếp nóng. Cứ thế ngồi trông cho lửa cháy vừa phải, không vội vàng, thỉnh thoảng thay tro để đảm bảo đều nhiệt độ, rêu vùi trong tro nóng càng lâu thì món rêu sẽ càng nhừ và càng ngon. Đợi khi lá dong cháy gần đến lớp trong cùng, sờ vào gói rêu thấy mềm thì có thể thưởng thức. Mở gói rêu nướng, mùi mắc khén và các loại gia vị hoà quyện, thơm ngào ngạt. Nếm một miếng rêu nướng, cảm nhận rõ vị đặc trưng bùi, mềm, thơm cay của mắc khén và vị thanh thanh của rêu suối, cùng với hương vị đậm đà từ các loại gia vị khiến bất cứ ai thưởng thức rồi đều rất khó quên.  

 

 

Rêu đá sau sơ chế sẽ có màu xanh đậm, sờ vào rất mềm và mát

 

Đông về, đang rộ mùa rêu, bà con tìm mua bằng được thật nhiều rêu về làm sạch, phơi khô trên gác bếp, tích trữ trong nhà, đợi có khách quý thì mang ra thết đãi. Giữa đêm gió lùa qua các chân cột nhà sàn lạnh buốt, mùi lá dong tươi cháy xém lẫn với mùi rêu nướng tỏa khắp nơi, mọi người quây quần bên bếp lửa bập bùng, cùng nhau nâng chén rượu nồng và bắt tay nhau thật chặt, khiến ai cũng cảm thấy ấm lòng. Bởi vậy, về Mường Tấc mùa này mà chưa thưởng thức món rêu nướng của đồng bào Thái thì coi như hành trình khám phá vùng đất Phù Hoa chưa thật trọn vẹn!

 

 

Mỗi người một tay cùng trộn rêu để chuẩn bị nướng

 

 

Túm rêu suối chuẩn bị được vần vào tro nóng

 

 

Rêu vần trên tro nóng càng lâu thì món rêu sẽ càng nhừ và càng ngon

 

 

Bà con quây quần cùng nhau thưởng thức món rêu nướng nóng hổi.

 

 

Lò Thái
BÌNH LUẬN

Bạn còn 500/500 ký tự

Bạn vui lòng nhập từ 5 ký tự trở lên !!!

Tin mới

  • 'Tân binh trên thao trường

    Tân binh trên thao trường

    QP - AN - ĐN -
    Sau hơn 1 tháng nhập ngũ, các tân binh tại Tiểu đoàn I, Trung đoàn 754, Bộ CHQS tỉnh chững chạc hơn so với ngày đầu nhập ngũ. Các hoạt động sinh hoạt hằng ngày cũng như kỷ luật quân đội được thực hiện nền nếp, chính quy hơn.
  • 'Phê phán thói vô cảm, “vì dân suông” của một bộ phận cán bộ, đảng viên

    Phê phán thói vô cảm, “vì dân suông” của một bộ phận cán bộ, đảng viên

    Một trong những biểu hiện suy thoái cả về tư tưởng chính trị và đạo đức, lối sống của một bộ phận cán bộ, đảng viên đã được Nghị quyết Hội nghị Trung ương 4 (khóa XII) chỉ ra là: “Không còn ý thức hết lòng vì nước, vì dân”; “thờ ơ, vô cảm, thiếu trách nhiệm trước những khó khăn, bức xúc và đòi hỏi chính đáng của nhân dân”.
  • 'Triệu trái tim cùng hướng về đất Tổ

    Triệu trái tim cùng hướng về đất Tổ

    Văn hoá - Xã hội -
    Nước Việt Nam ta có một di tích lịch sử được các nhà sử học đánh giá là “siêu di tích” - đền thờ 18 đời Vua Hùng, nằm ở vùng đất trung du Phú Thọ - “đất Tổ” của trăm họ dân Việt trên khắp thế giới. Mồng Mười tháng Ba âm lịch, nếu không thể trực tiếp hành hương thắp nhang cúng Tổ thì người Việt Nam mọi miền cùng hướng về đỉnh núi Nghĩa Lĩnh (xã Hy Cương, thành phố Việt Trì) bái vọng chốn linh thiêng, đó là nơi khởi đầu cho sự mở mang một quốc gia có hàng nghìn năm văn hiến…
  • 'Xây dựng nông thôn mới thông minh

    Xây dựng nông thôn mới thông minh

    Chuyển đổi số -
    Duy trì, nâng cao các tiêu chí trong xây dựng nông thôn mới, nông thôn mới nâng cao, các địa phương trong tỉnh đã tập trung đầu tư hạ tầng công nghệ thông tin, từng bước thực hiện chuyển đổi số trong quản lý, điều hành và phát triển kinh tế - xã hội.
  • 'Nâng cao hiệu quả công tác tuyên truyền miệng

    Nâng cao hiệu quả công tác tuyên truyền miệng

    VẤN ĐỀ HÔM NAY -
    Thực hiện chủ trương của Đảng về đổi mới và nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác tuyên truyền miệng trong tình hình mới, nhận thức của các cấp ủy, người đứng đầu cấp ủy, chính quyền các cấp và cán bộ, đảng viên về tầm quan trọng của công tác tuyên truyền miệng được nâng lên. Vai trò của đội ngũ báo cáo viên được phát huy, hoạt động đi vào nền nếp, luôn bám sát cơ sở, là lực lượng nòng cốt trong thực hiện công tác tuyên truyền miệng, góp phần định hướng tư tưởng, dư luận xã hội, tạo sự thống nhất trong nhận thức và hành động, thúc đẩy nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.
  • '“Dân vận khéo” ở Ban CHQS Mường La

    “Dân vận khéo” ở Ban CHQS Mường La

    Xây dựng Đảng -
    Cùng với nhiệm vụ huấn luyện sẵn sàng chiến đấu, Ban CHQS huyện Mường La tích cực triển khai các hoạt động dân vận giúp nhân dân, tạo mối quan hệ gắn bó, góp phần lan tỏa hình ảnh đẹp Bộ đội Cụ Hồ.
  • 'Đảm bảo an ninh kinh tế phục vụ phát triển kinh tế, xã hội

    Đảm bảo an ninh kinh tế phục vụ phát triển kinh tế, xã hội

    An ninh trật tự -
    Với phương châm: “An ninh chủ động”, “Phát triển phải đi đôi với bảo vệ kinh tế và đảm bảo an ninh quốc gia”, Phòng An ninh kinh tế, Công an tỉnh luôn chủ động phát hiện những bất cập, sơ hở, kịp thời tham mưu cấp ủy Đảng, chính quyền địa phương, Ban Giám đốc Công an tỉnh các biện pháp giải quyết kịp thời, góp phần giữ vững an ninh chính trị, an ninh kinh tế tại địa phương.
  • 'Phát triển phong trào văn nghệ trong trường học

    Phát triển phong trào văn nghệ trong trường học

    Văn hoá - Xã hội -
    Huyện Sốp Cộp luôn quan tâm đến các phong trào văn nghệ, tạo không khí vui tươi, phấn khởi và sân chơi lành mạnh cho học sinh tại các trường học trên địa bàn, góp phần thực hiện hiệu quả phong trào “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực”.
  • 'Một thời hoa lửa

    Một thời hoa lửa

    70 năm sau chiến thắng Điện Biên Phủ, Đại tá Nguyễn Văn Cường, nguyên Phó Cục trưởng Cục Hậu cần, Quân khu 2, hiện đang sinh sống ở tiểu khu Bệnh viện, thị trấn Nông trường Mộc Châu, huyện Mộc Châu, vẫn nhớ ký ức một thời hoa lửa cùng đồng đội “khoét núi, ngủ hầm, mưa dầm, cơm vắt”, làm nên chiến thắng Điện Biên Phủ “lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu”.
  • 'Nông dân Mai Sơn chăm sóc cây ăn quả

    Nông dân Mai Sơn chăm sóc cây ăn quả

    Nông nghiệp -
    Với trên 11.200 ha cây ăn quả các loại, sản lượng trên 90.000 tấn/năm, huyện Mai Sơn là một trong những địa phương có sản lượng cây ăn quả lớn của tỉnh. Thời điểm này, bà con nông dân trong huyện đang tập trung chăm sóc, duy trì cho cây ăn quả phát triển, đảm bảo năng suất, chất lượng mùa vụ.
  • 'Vai trò của các HTX trong liên kết sản xuất

    Vai trò của các HTX trong liên kết sản xuất

    Xã hội -
    Phát huy tiềm năng, thế mạnh của địa phương, huyện Bắc Yên có nhiều hợp tác xã được thành lập, áp dụng những cách làm mới, liên kết sản xuất hiệu quả, giúp tăng thu nhập cho thành viên, góp phần phát triển nông nghiệp bền vững.