Đẩy mạnh xuất khẩu sản phẩm nông sản

Năm 2019, tỉnh ta tiếp tục xác định xuất khẩu nông sản là khâu đột phá, là trách nhiệm của cả hệ thống chính trị. Do vậy, các cấp, các ngành cần quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo xây dựng các vùng sản xuất tập trung, chuỗi liên kết sản xuất, tiêu thụ sản phẩm, đảm bảo tăng sản lượng sản phẩm có chất lượng cao, nông sản sạch, an toàn, đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của người tiêu dùng, từng bước khẳng định thương hiệu nông sản Sơn La trên thị trường, thúc đẩy sản xuất nông nghiệp của tỉnh phát triển hiệu quả, bền vững.

 

Vùng cây ăn quả tại xã Chiềng Ban (Mai Sơn).

Ảnh: Trung Hiếu.

Về mục tiêu xuất khẩu nông sản, năm 2019, toàn tỉnh phấn đấu xuất khẩu 135.306 tấn, tăng 1,43 lần so với năm 2018, giá trị đạt khoảng 141,8 triệu USD. Trong đó, tổng sản lượng xuất khẩu sản phẩm quả ước khoảng 21.000 tấn, tăng 20% so với năm 2018, giá trị xuất khẩu quả đạt 15,599 triệu USD. Các loại nông sản chủ lực phục vụ xuất khẩu là: chanh leo, xoài, nhãn, chuối, mận hậu, thanh long, sơn tra, chè, cà phê, tinh bột sắn, đường, tơ tằm, ngô giống, sản phẩm cá tầm, rau củ các loại, xuất khẩu sang các thị trường như: Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản, Úc, Mỹ, EU, Brazil, Đu Bai, Nga, Niu Di Lân, UAE, Cam Pu Chia, Pháp, Ba Lan, Australia, Singapore. Để đạt được mục tiêu này, các cấp, các ngành, địa phương tập trung xây dựng vùng nguyên liệu, đáp ứng nhu cầu thị trường và xuất khẩu. Phát triển mới khoảng 24.346 ha cây ăn quả, nâng diện tích cây ăn quả trên địa bàn tỉnh đạt 81.785 ha, trong đó, khoảng 20.000 ha áp dụng quy trình sản xuất theo tiêu chuẩn VietGAP hoặc GlobalGAP. Quản lý chặt chẽ quy trình kỹ thuật chăm sóc, thu hái, bảo quản, sơ chế, chế biến đối với các doanh nghiệp, HTX đã ký cam kết thực hiện mã vùng trồng năm 2018, tiếp tục xây dựng cấp các mã vùng trồng mới năm 2019 và quản lý chặt chẽ quy trình sản xuất nông nghiệp an toàn. Đẩy mạnh thực hiện liên kết sản xuất gắn với nhu cầu thị trường, tiêu thụ nông sản thông qua hợp đồng kinh tế với các doanh nghiệp thu gom, chế biến, tiêu thụ, xuất khẩu. Tổ chức tập huấn, đào tạo nâng cao năng lực xuất khẩu, kỹ năng, kỹ thuật thu hái, sơ chế, bảo quản cho lao động các doanh nghiệp, các HTX.

Trong hoạt động xúc tiến thương mại, mở rộng thị trường xuất khẩu, quan tâm tổ chức chuỗi sự kiện quảng bá, xúc tiến tiêu thụ, xuất khẩu; khuyến khích, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp, hợp tác xã thiết kế mẫu mã, bao bì, gửi mẫu sản phẩm chào hàng, tham gia các gian hàng hội chợ triển lãm thương mại tại các nước có nhu cầu nhập khẩu sản phẩm nông sản tỉnh Sơn La... Tổ chức hội nghị kết nối giao thương giữa các doanh nghiệp xuất khẩu, các cơ sở chế biến với các đơn vị, HTX thu gom, sơ chế, phân loại, bảo quản, tiêu thụ nông sản với các đơn vị, HTX, chủ trang trại, nông dân sản xuất nông sản xuất khẩu, tạo chuỗi liên kết tiêu thụ nông sản bền vững. Xây dựng mỗi huyện, mỗi sản phẩm nông sản có một doanh nghiệp, HTX đóng vai trò đơn vị thu gom chuyên nghiệp (có đủ năng lực về tài chính, phương tiện, quản trị kinh doanh, thông tin thị trường, có đối tác tiêu thụ, xuất khẩu). Đồng thời, xây dựng chỉ dẫn địa lý cho sản phẩm xuất khẩu; thiết kế mẫu mã, bao bì để quảng bá, giới thiệu sản phẩm tại thị trường nước ngoài; tham gia các gian hàng hội chợ, triển lãm thương mại quốc tế.

Về nâng cao năng lực đơn vị thu gom và tổ chức xuất khẩu, các huyện, thành phố trực tiếp chỉ đạo, hướng dẫn các doanh nghiệp, các HTX, đơn vị thu gom xây dựng kế hoạch phối hợp, ký biên bản hợp tác, hợp đồng kinh tế với các doanh nghiệp xuất khẩu để cùng triển khai thực hiện từ khâu chăm sóc đến thu gom, chế biến, xuất khẩu. Xây dựng mô hình, hình thành và phát triển các đơn vị thu gom có đủ năng lực bao tiêu ký kết với đơn vị chế biến, xuất khẩu; tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp ngoài tỉnh tham gia sản xuất sản phẩm xuất khẩu hoặc đang hoạt động dịch vụ xuất khẩu đăng ký mở văn phòng đại diện, mở chi nhánh kinh doanh xuất khẩu trên địa bàn tỉnh. Tổ chức tập huấn, nâng cao nhận thức, năng lực kinh doanh, kỹ thuật sản xuất hàng hóa xuất khẩu cho các đối tượng quản lý doanh nghiệp, HTX, lao động thu gom, sản xuất, sơ chế, chế biến hàng hóa xuất khẩu.

Cùng với đó, tạo môi trường thuận lợi và xây dựng vùng nguyên liệu ổn định để các nhà máy chế biến nông sản đã thực hiện đầu tư trên địa bàn tỉnh ổn định sản xuất, phát huy hiệu quả, mang lại lợi ích, thu nhập cho người dân, doanh nghiệp, góp phần tăng thu ngân sách địa phương.

Khánh Vân
BÌNH LUẬN

Bạn còn 500/500 ký tự

Bạn vui lòng nhập từ 5 ký tự trở lên !!!

Tin mới

  • 'Chủ tịch Quốc hội tiếp Đoàn đại biểu Liên đoàn các tổ chức kinh tế Nhật Bản

    Chủ tịch Quốc hội tiếp Đoàn đại biểu Liên đoàn các tổ chức kinh tế Nhật Bản

    Kinh tế -
    Sáng 28/3, tại Nhà Quốc hội, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ tiếp Ngài Fujimoto Masayoshi và Ngài Hyodo Masayuki, Chủ tịch Ủy ban kinh tế Nhật - Việt của Liên đoàn các tổ chức kinh tế Nhật Bản (Keidanren) cùng một số lãnh đạo các Tập đoàn hàng đầu của Nhật Bản là thành viên của Keidanren sang Việt Nam tham dự Cuộc họp cấp cao khởi động giai đoạn 1, Sáng kiến chung Việt Nam - Nhật Bản trong kỷ nguyên mới.
  • 'Hội nghị Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh

    Hội nghị Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh

    Thời sự - Chính trị -
    Ngày 28/3, các đồng chí: Nguyễn Hữu Đông, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Trưởng Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh; Lò Minh Hùng, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy; Hoàng Quốc Khánh, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh đồng chủ trì Hội nghị Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh, đánh giá công tác lãnh đạo, chỉ đạo nhiệm vụ quý I, triển khai nhiệm vụ trọng tâm quý II/2024 và xem xét quyết định nhiều nội dung quan trọng.
  • 'Khẩn trương khống chế dịch bệnh lở mồm long móng ở xã Bản Lầm

    Khẩn trương khống chế dịch bệnh lở mồm long móng ở xã Bản Lầm

    Huyện Thuận Châu -
    Từ ngày 10/3 phát hiện gia súc trâu bò của 1 hộ gia đình bị nhiễm bệnh lở mồm long móng, tính đến ngày 28/3, tại bản Pùa, xã Bản Lầm, huyện Thuận Châu, có 50 con bò của 18 hộ dân bị nhiễm bệnh lở mồm long móng, đã tiêu hủy 5 con, trọng lượng hơn 900 kg. Huyện Thuận Châu đang tập trung khống chế dịch bệnh khẩn trương, không để lây ra diện rộng.
  • 'Hội nghị cán bộ chủ chốt toàn tỉnh

    Hội nghị cán bộ chủ chốt toàn tỉnh

    Thời sự - Chính trị -
    Ngày 28/3, các đồng chí: Nguyễn Hữu Đông, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Trưởng Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh; Lò Minh Hùng, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy; Hoàng Quốc Khánh, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh đồng chủ trì hội nghị cán bộ chủ chốt toàn tỉnh, rà soát quy hoạch cán bộ lãnh đạo, quản lý cấp tỉnh nhiệm kỳ 2020-2025, 2021-2026 và nhiệm kỳ 2025-2030, 2026-2031.
  • 'Hội nghị Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh

    Hội nghị Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh

    Thời sự - Chính trị -
    Ngày 28/3, các đồng chí: Nguyễn Hữu Đông, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Trưởng Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh; Lò Minh Hùng, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy; Hoàng Quốc Khánh, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh đồng chủ trì Hội nghị Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh, đánh giá công tác lãnh đạo, chỉ đạo nhiệm vụ quý I, triển khai nhiệm vụ trọng tâm quý II/2024 và xem xét quyết định nhiều nội dung quan trọng.
  • 'Hội nghị cán bộ chủ chốt toàn tỉnh

    Hội nghị cán bộ chủ chốt toàn tỉnh

    Thời sự - Chính trị -
    Ngày 28/3, các đồng chí: Nguyễn Hữu Đông, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Trưởng Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh; Lò Minh Hùng, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy; Hoàng Quốc Khánh, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh đồng chủ trì hội nghị cán bộ chủ chốt toàn tỉnh, rà soát quy hoạch cán bộ lãnh đạo, quản lý cấp tỉnh nhiệm kỳ 2020-2025, 2021-2026 và nhiệm kỳ 2025-2030, 2026-2031.
  • 'Lãnh đạo nhân dân phát triển kinh tế hiệu quả

    Lãnh đạo nhân dân phát triển kinh tế hiệu quả

    Audio -
    Tăng cường công tác lãnh đạo, triển khai nhiều giải pháp đẩy mạnh phát triển kinh tế theo hướng hàng hóa, Đảng bộ xã Chiềng Khoi đã phát huy hiệu quả vai trò lãnh đạo của cấp ủy đảng, giúp nhân dân trong xã tăng thu nhập, ổn định đời sống.
  • 'Khai thác tiềm năng, thu hút đầu tư

    Khai thác tiềm năng, thu hút đầu tư

    Audio -
    Mai Sơn nằm trong vùng kinh tế trọng điểm của tỉnh, có các tuyến đường huyết mạch đi qua như Quốc lộ 6, Quốc lộ 37, Quốc lộ 4G. Vị trí địa lý thuận lợi, diện tích tự nhiên rộng, vùng sản xuất nguyên liệu tập trung, như mía, sắn, cà phê, vùng cây ăn quả phục vụ cho các nhà máy chế biến... là những điều kiện quan trọng để thu hút đầu tư vào địa bàn.